English for Business - Lesson 6: First contact (continued)
Trong Bài 5, bạn đã học cách tự giới thiệu và đáp lời khi người khác tự giới thiệu.
Bạn cũng đã tập diễn tả khi phải nhờ ai làm gì hay khi bạn mời mọc hay đề nghị
giúp đỡ ai điều gì.
Trong bài học hôm nay, bạn sẽ làm quen với những câu nói khi cần bày tỏ sự đồng
tình với người khác. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ học cách trả lời những câu hỏi lắt
léo bắt đầu bằng "Do you mind ?". Đồng thời bạn sẽ tập nói một số câu được sử
dụng để kết thúc cuộc nói chuyện.
Nhưng trước khi nghe tiếp bài hội thoại chúng ta hãy nghe lại phần đầu của bài
‘Gặp gỡ lần đầu’ để xem bạn còn nhớ được bao nhiêu.
Lok: Not at all. Bây giờ chúng ta tiếp tục theo dõi bài số 6 qua đề tài ‘Gặp gỡ lần đầu’. Mời bạn lắng nghe đoạn hội thoại sau đây bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Lian: I see, from your map that you also distribute in New Zealand. Theo bản đồ của ông đây, tôi thấy là ông cũng phân phối hàng ở New Zealand. Harvey: Yes, we’re just starting to expand to New Zealand… Dạ vâng, chúng tôi cũng vừa mới mở rộng thị trường sang New Zealand… Lok: Good fishing in New Zealand. Câu cá ở New Zealand hay đấy. Harvey: Oh, you like fishing? Fresh water? So do I. There are some great fishing spots around Sydney, too. Ồ, ông thích câu cá nước ngọt à? Tôi cũng vậy. Quanh Sydney đây cũng có vài điểm câu cá tuyệt lắm. Lok: Do you know a good place? Ông có biết nơi nào không? Harvey: There’s a place in the Blue Mountains. Great for trout fishing… Ở Blue Mountains có một nơi. Câu cá hồi ở đấy thích lắm… Lok: Aah. Vậy à. Harvey đã vô cùng khôn khéo khi tỏ ra rất hứng thú và nhiệt tình với thú câu cá của Lok. Tìm những điểm tương đồng để tạo quan hệ gắn bó với người có triển vọng làm ăn chung là một yếu tố rất quan trọng. Nhưng trong xã hội phương Tây, người ta thường đi thẳng vào vấn đề làm ăn ngay sau khi được giới thiệu với đối tác. Tình bạn thường không được đặt nặng như quan hệ làm ăn. Do vậy bạn cũng đừng lấy làm lạ khi thấy một người mới quen đề cập thẳng vấn đề làm ăn trong lúc bạn vẫn chưa sẵn sàng. Đây chẳng qua chỉ là một sự khác biệt về văn hóa chứ không phải là một thói xấu. Cũng may Harvey là người giàu kinh nghiệm trong việc giao tiếp với người nước ngoài. Anh ta biết rằng gầy dựng tình bạn trước khi bắt tay vào công cuộc làm ăn với nhau sẽ đem lại một quan hệ mật thiết hơn. Xin bạn để ý xem Harvey bày tỏ niềm hứng thú của anh như thế nào đối với thú tiêu khiển của Lok. Harvey: Oh, you like fishing? Fresh water? So do I. There are some great fishing spots around Sydney, too. Ta dùng 'so', 'too' hoặc 'either' để bày tỏ sự tán đồng. Ta dùng 'Either' hoặc 'Neither' khi tán đồng câu phủ định của người kia. Ví dụ: khi nghe ai đó nói: I don’t like smoking ta có thể tán đồng với câu: Neither do I hoặc I don’t either Và nên nhớ các trợ động từ như 'do', 'can', 'am'…v.v phải tương thích với nhau. Ví dụ: I can swim - So can I I’m happy - So am I Hãy lắng nghe những mẫu câu vừa kể bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. English Male: I don’t eat meat. Tôi không ăn thịt. English Female: I don’t either. Tôi cũng thế. English Female: I can’t play tennis. Tôi không biết chơi quần vợt. English Male: Neither can I. Tôi cũng vậy. English Male: I’m really interested in Chinese Literature. Tôi thực sự yêu thích văn học Trung Quốc. English Female: I am too. Tôi cũng thế. Bây giờ chúng ta thử tập nói xem sao. Mời bạn nghe và lập lại. English: Oh, you like fishing? So do I. I can’t eat chillies. Neither can I. I don’t smoke. I don’t either. I’m happy with the proposal. I am too. Bạn đang theo dõi chương trình 'Tiếng Anh Thương mại' của Đài Úc Châu. Lesson 6 - First contact (continued) Bài 6: Gặp gỡ lần đầu (tiếp theo) Xin bạn lắng nghe những từ ngữ và mẫu câu mới trong khi tiếp tục theo dõi đoạn hội thoại bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Harvey vừa trả lời những câu hỏi của Lian về Công ty Hale and Hearty và chúng ta nghe được hai bên truyện trò ngay vào lúc Lian và Lok sắp rời khỏi gian hàng. Harvey: I’m surprised you haven’t got a stall here. Tôi lấy làm lạ là bà không có gian trưng bày ở đây. Lian: Well I wanted one… but my husband wants a holiday. Ừ thì tôi cũng muốn có một gian hàng đấy… thế nhưng ông nhà tôi chỉ muốn đi nghỉ thôi. Lian: And now. I think we’d better see the rest of the exhibition. Giờ thì có lẽ chúng tôi nên đi xem nốt cuộc triển lãm này. Harvey: Well, it’s been a pleasure to meet you. Can I give you my card? À vâng, thật là hân hạnh được gặp bà. Cho tôi gửi bà tấm danh thiếp. Lian: Thank you. Cảm ơn ông. Harvey: If you like, I can get you some information about those fishing tours. Nếu ông muốn, tôi có thể lấy một số thông tin về các tour du lịch câu cá cho ông. Lok: Thank you. That’s very kind. Cảm ơn ông, thật là quý hóa quá. Harvey: Would you mind if I called you at your hotel? Ông bà có phiền không nếu tôi gọi điện cho ông bà ở khách sạn? Lian: Not at all. We’re staying at the Hotel Opal. Không hề gì. Chúng tôi ở Khách sạn Opal. Victoria: Harvey... Harvey à… Harvey: Victoria, you’re back. Let me introduce you. This is Lian and Lok Lee. And this is Victoria Song. She’s our Public Relations Manager… Oh, Victoria. Would you like to sit down? You look a little pale… Victoria quay lại rồi đấy à. Cho phép tôi giới thiệu cô nhé. Đây là bà Lian và ông Lok Lee. Còn đây là Victoria Song… Giám đốc Giao tế của chúng tôi. Ồ! Sao thế Victoria, cô muốn ngồi nghỉ không? Mặt cô trông hơi tái đấy… Bạn thử nghe xem tiếng động gì đây? Đó là tiếng Harvey đang ghi chép. Sau khi nâng Victoria dậy, anh ghi lại tên tuổi, chi tiết liên lạc tại khách sạn và mọi điều anh ta vừa biết được về Lian và Lok Lee: tên con cái, các món ăn họ ưa thích cùng thú câu cá sông của Lok. Và hẳn là khi gặp lại đôi vợ chồng này, Harvey thể nào cũng sẽ tìm cách đề cập tới những chi tiết ấy sao cho thật tự nhiên trong khi chuyện trò với họ. Người ta thường hay lấy làm cảm kích khi có người tỏ ra quan tâm tới những chi tiết về bản thân mình. Cuộc trò chuyện giữa Harvey, Lian và Lok diễn ra khá thong thả. Nếu hai bên đều vội vã thì câu chuyện ắt hẳn sẽ cô đọng hơn. Lian và Lok sẽ ở chơi trong hai tuần. Chính vì vậy, Harvey biết là anh có thời gian để thành hình mối quan hệ với họ. Tất nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thời gian như vậy, nhất là khi bạn và công ty kia không ở cùng thành phố hay cùng quốc gia. Sắp tới đây sẽ có một bài học hướng dẫn cho bạn biết cách mở đầu một cuộc bàn luận làm ăn khi đôi bên chỉ có chút thời gian để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Hãy xem Lian đáp lại câu hỏi của Harvey như thế nào: Harvey: Would you mind if I called you at your hotel? Ông bà có phiền không nếu tôi gọi điện cho ông bà ở khách sạn? Lian: Not at all. We’re staying at the Hotel Opal. Không hề gì. Chúng tôi ở Khách sạn Opal. Thoạt nghe thì có vẻ như Lian không muốn Harvey gọi tìm mình ở khách sạn vì câu trả lời “Not at all” nghe như một lời phủ định. Nhưng thực ra Lian trả lời câu hỏi: “Do you mind..?” của Harvey. Bà ta nói là không, bà sẽ không cảm thấy phiền chút nào nếu Harvey gọi điện cho bà ở khách sạn. Còn trong trường hợp Harvey chỉ hỏi một cách đơn giản: Can I call you at your hotel? Tôi gọi cho bà ở khách sạn được không? thì Lian sẽ trả lời bằng một câu xác định như: Yes, sure Vâng, được chứ Câu hỏi “Do you mind” dễ gây hiểu lầm vì câu trả lời xác định nhưng nghe như thể một câu phủ định. Để tránh gây hiểu lầm, khi muốn trả lời xác định cho câu hỏi thuộc dạng này, bạn chỉ việc đáp lại… That’s fine Dạ được Còn nếu bạn muốn đưa ra một câu trả lời phủ định.…Bạn có thể nói: I’d rather not, if that’s OK Tôi không muốn như vậy nếu anh không phiền hay… I’d rather not Tôi không muốn như vậy Xin bạn lắng nghe rồi lập lại những câu trả lời cho những câu hỏi sau đây: English Female: Do you mind if I call you Charlie? English Male: Not at all. English Female: Do you mind if we work back until eight? English Male: I’d rather not, if that’s OK. English Female: Do you mind if we walk to the office? English Male: That’s fine. Vậy Harvey nói thế nào khi anh chuẩn bị kết thúc cuộc nói chuyện với Lian và Lok. Xin bạn nghe lại câu sau đây: Harvey: Well, it’s been a pleasure to meet you. Can I give you my card? À vâng, thật là hân hạnh được gặp bà. Cho tôi gửi bà tấm danh thiếp. Bài học hôm nay còn một điểm văn hoá lý thú khác cần được đề cập ở đây. Khi Harvey đưa danh thiếp của mình cho Lian, anh không ngờ bà ấy lại xem nó ngay lập tức. Harvey có thể còn ngạc nhiên hơn nữa khi thấy Lian đọc kỹ tấm danh thiếp của anh trước khi cất đi. Xin đừng lấy làm lạ hay cảm thấy phật ý khi đối tác phương Tây của bạn không biết phép xã giao. Đối với người phương Tây, cất danh thiếp người khác vào túi mà không liếc mắt nhìn sơ không bị coi là một hành động khiếm nhã. Bây giờ xin bạn chú ý thêm về vấn đề ngôn ngữ sau đây. Khi mới gặp ai lần đầu, trước khi chia tay, bạn nên nói: It’s been a pleasure meeting you hoặc… It was nice meeting you hay chỉ nói vắn tắt: Nice to meet you Cả ba câu đều có nghĩa là: Hân hạnh được gặp ông Bây giờ, trước khi kết thúc bài học, xin bạn tập nói các câu vừa rồi cũng như những câu quan trọng khác trong bài học hôm nay. Mời bạn nghe và lập lại. English: It’s been a pleasure meeting you. Nice to meet you. Can I give you my card? Oh, you like fishing? So do I. I don’t smoke. I don’t either. Và trước khi chia tay, xin gửi tặng bạn bài vè sau đây để giúp bạn học và thực tập với hy vọng bạn sẽ có thể nhớ được phần nào những gì đã học trong bài này trước khi chúng ta qua bài mới. English: A: I can’t eat fish B: Neither can I. A: But I like fishing B: So do I! A: I can’t eat fish B: Neither can I. A: But I like fishing B: So do I! Trần Hạnh mong gặp lại bạn trong Bài 7 qua chủ đề ‘Xúc tiến quan hệ’ Xin bạn ghé lại website của Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu, theo địa chỉ www.bayvut.com để xem toàn văn bài học cùng bài tập cho buổi học hôm nay. Ngoài ra bạn cũng có thể học những loạt bài tiếng Anh chuyên đề khác. Tiếng Anh Thương mại là loạt bài do cơ quan AMES, tức Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn ở Melbourne, Úc, biên soạn. Bạn có thể truy cập website của cơ quan này theo địa chỉ www.ames.net.au. Thay mặt toàn ban tiếng Việt Đài Úc Châu, Trần Hạnh thân ái chào tạm biệt. END OF LESSON 6
File đính kèm:
- bai_6_gap_go_lan_dau_tiep_theo__8707.pdf