English for Business - Lesson 2: Meet the team (continued)
Trong Bài 1, bạn đã học cách tự giới thiệu tên tuổi, chức danh và mô tả vắn tắt
công việc của bạn. Bạn cũng đã biết cách sửa sai ai đó một cách nhẹ nhàng khi
họ phát âm sai hay vô tình rút ngắn tên bạn.
Trong bài học hôm nay, bạn sẽ học một vài từ viết tắt thường dùng trong môi
trường kinh doanh và tìm hiểu thêm về tính khôi hài của người Úc. Ngoài ra, bạn
cũng sẽ có dịp làm quen với lối diễn tả khi bạn muốn bắt chuyện.
Nhưng trước khi tiếp tục bài hội thoại, chúng ta hãy nghe lại đoạn hội thoại ở kỳ
trước để xem bạn còn nhớ được chừng nào.
this for tomorrow? Harvey: It’s for our promotion at the Beverage Fair, yes. Victoria: OK. My name’s Victoria Song. I’m Assistant International PR Manager. I establish and maintain relationships with our overseas partners. Harvey: Thanks, Vicky Hội thoại 2: Harvey: Ah here’s Douglas. Excuse me, Douglas, would you mind giving a brief description of your position? Douglas: For goodness sakes Harvey, it’s Monday morning! Harvey: Yes, Douglas. It’s for the display at the Beverage Fair tomorrow. It won’t take a minute, If you could just give your name, your title and a description of what you do. Douglas: Oh, I see. My name is Douglas Hale. I’m the CEO of the company. I’m responsible for overseeing all local and international operations. Harvey: Thanks, Douglas. Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi Bài 2: qua đề tài 'Giới thiệu nhân viên'. Mời bạn nghe đoạn hội thoại sau đây bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Hội thoại 3: Harvey: Excuse me, Caroline? Caroline này. Caroline: Yes, Harvey… the promo... I know. My name is Caroline. I’m Douglas’ 2iC which means that I actually do everything that he just said he did but I don’t get paid as much! Gì thế Harvey... À quảng cáo… Tôi biết rồi. Tôi tên là Caroline - nghĩa là tôi phải làm tất cả những gì ngài nói là ngài làm nhưng tôi lại không được trả lương nhiều như thế! Douglas: I heard that! Nghe thấy rồi đấy nhé. Caroline: (LAUGHS) (Cười) Harvey: OK, let’s try that for real this time. Thôi mà, chúng ta hãy thử làm thật lần này xem sao. Caroline: OK. My name’s Caroline Grabbo. I’m the Administrative Manager… Được rồi. Tôi tên là Caroline Grabbo, hiện là Quản trị Viên Hành chính… Caroline: and my job is to liaise with staff and partners and the CEO… and to make sure the business runs smoothly. Phận sự của tôi là liên lạc với nhân viên trong công ty, các đối tác và Tổng Giám đốc… để đảm bảo cho mọi công việc làm ăn diễn ra suôn sẻ. Chúng ta hãy nghe Caroline mở lời khi cô giới thiệu chức vụ của mình: Caroline: Yes, Harvey… the promo... I know. My name is Caroline. I’m Douglas’ 2iC which means that I actually do everything that he just said he did but I don’t get paid as much! Gì thế Harvey…. À quảng cáo…. Tôi biết rồi. Tôi tên là Caroline, tôi là cánh tay phải của Douglas – nghĩa là tôi phải làm tất cả những gì ngài nói là ngài làm nhưng tôi lại không được trả lương nhiều như thế! Douglas: I heard that! Nghe thấy rồi đấy nhé. Caroline: (LAUGHS) (Cười) Đây là một thí dụ về tính khôi hài của người Úc. 'Taking the Mickey' - tức là nói đùa về ai đấy khi biết rằng người đó đang lắng nghe. Cho dù điều Caroline nói có thể đúng đi chăng nữa nó cũng không bị coi là một lời nói cố ý xúc phạm Douglas. Thực ra thì hai người có thân thiện với nhau thì Caroline mới dám trêu Douglas như vậy. Tuy nhiên không phải tất cả những ông chủ người Úc đều thoải mái để cho nhân viên trêu chọc mình như thế. Bạn thử nghĩ xem sếp hoặc các đồng nghiệp của bạn sẽ phản ứng thế nào nếu bạn cũng đùa kiểu vậy! Điều cần nhấn mạnh ở đây là, các cơ sở kinh doanh cũng như văn phòng ở Úc thường có một bầu không khí thoải mái để nhân viên làm việc và giao tiếp với nhau. Những kiểu đùa cợt như vậy có thể bị xem là hành vi thiếu tôn trọng. Tuy nhiên, giữa những đồng nghiệp thân quen thì đó chỉ là chuyện bình thường. Và bạn cũng không nên đồng hoá những lời nói bông đùa với thói làm việc thiếu chuyên nghiệp. Thực tế cho thấy, người Úc rất chuyên nghiệp, rất nghiêm túc khi làm ăn, nhưng cũng rất thích bông đùa. Trong đoạn hội thoại vừa rồi, chúng ta đã nghe cách nói tắt của một vài chức danh trong doanh nghiệp. Mời bạn nghe lại nhé: Victoria: OK. My name’s Victoria Song. I’m Assistant International PR Manager. PR được viết tắt từ cụm từ 'Public Relations’ tức là giao tế - người giữ vai trò này phải có bổn phận giao tiếp với bên ngoài nhằm nâng cao uy tín và giới thiệu về hoạt động của công ty. Douglas: My name is Douglas Hale. I’m the CEO of the company. ‘CEO' là chữ tắt của 'Chief Executive Officer' tức là người đứng đầu một tổ chức như Tổng Giám đốc hay Chủ tịch Tập đoàn. Caroline: I’m Douglas’ 2iC '2iC' là cách nói tắt của cụm từ 'Second in Charge', tức là viên chức cao cấp xếp vào hàng thứ nhì hay là cánh tay phải của giám đốc. Một từ phổ biến khác là 'PA', được viết tắt từ cụm từ 'Personal Assistant' có nghĩa là Phụ tá. Mời bạn nghe và lặp lại những từ viết tắt lẫn từ nguyên gốc. English: PR - Public Relations CEO - Chief Executive Officer 2iC - Second in Charge PA - Personal Assistant Quý bạn đang theo dõi loạt bài 'Tiếng Anh Thương Mại' của Đài Úc Châu. Lesson 2: Meet the team Bài 2: Giới thiệu nhân viên Xin bạn nghe các từ và mẫu câu mới trong khi tiếp tục theo dõi câu chuyện bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Bây giờ bạn sẽ gặp gỡ một vài người khách nước ngoài sắp sửa đáp xuống Sydney. Hội thoại 4: Steward: Ladies and gentlemen. We will be shortly be arriving in Sydney… Kính thưa quý hành khách, trong chốc lát chúng ta sẽ hạ cánh xuống sân bay Sydney… Mimi: Well that was a smooth flight… Ôi, thật là một chuyến bay êm ả… Lian: Yes. Very pleasant. Vâng, rất là dễ chịu. Mimi: My name is Mimi by the way. À này, tên tôi là Mimi. Lian: And I’m Lian. And thisis my husband, Lok. Tôi là Lian. Còn đây là Lok, chồng tôi. Lian: He works hard and he relaxes hard! Anh ấy làm nhiều và chơi cũng nhiều. Mimi: So you’re on holiday. Vậy là anh chị đang đi nghỉ. Lian: A bit of both. We have a tea plantation. Nghỉ có mà làm việc cũng có. Chúng tôi có đồn điền trà. Lian: We’re going to the Beverage Fair in Sydney to see if we can expand the business to Australia. Chúng tôi sẽ tới Hội Chợ Triển lãm Nước Giải Khát ở Sydney để xem có thể mở rộng kinh doanh đến Úc được không. Mimi: Is there a big demand for tea? Nhu cầu về trà có lớn lắm không? Lian: Well, we specialise in white teas. It’s a growing market. À, chúng tôi chuyên về trà trắng. Đây là thị trường vẫn đang phát triển. Mimi: White tea? I’ve never heard of that. Trà trắng à? Tôi chưa bao giờ nghe tới loại trà này. Lian: But you will! White tea has double the benefits of green tea. Rồi chị sẽ nghe thấy thôi. Trà trắng tốt và ngon gấp đôi trà xanh. Now we just have to find a distributor in Australia. Bây giờ chúng tôi phải kiếm cho ra một nhà phân phối ở Úc này. Bạn nên bắt chuyện thế nào cho phù hợp? Mời bạn nghe Mimi bắt chuyện với Lian. Mimi: Well that was a smooth flight… Ôi, thật là một chuyến bay êm ả… Lian: Yes. Very pleasant. Vâng, rất là dễ chịu. Mimi bắt chuyện bằng cách đề cập tới những sự việc chung quanh hay một chuyện gì mà cả hai đều có kinh nghiệm, cảm nhận hay mục kích, trong trường hợp này là chuyến bay của họ. Nếu như họ đang dùng cơm với nhau thì Mimi có thể mượn món ăn để bắt chuyện. Ví dụ như: “Isn’t the fish delicious?” (Cá ngon ghê nhỉ). Tất nhiên, bạn cũng có thể bắt chuyện bằng nhiều cách khác - bạn có thể đem thời tiết ra để mở đầu câu chuyện. Ví dụ như: “Perfect day, isn’t it?” (Trời đẹp quá nhỉ) Hoặc xin được giúp đỡ: “Excuse me, could you please help me?” (Xin lỗi, ông có thể giúp tôi được không?) Hoặc hỏi người kia một điều gì đấy: “Excuse me? Do you mind if I ask you a question?” (Xin lỗi, ông cảm phiền cho tôi hỏi một câu nhá?) Người Úc cũng hay bắt chuyện bằng cách nhắc đến các vấn đề thời sự và nếu cùng là nam giới thì họ nói chuyện về thể thao. Họ cũng không ngần ngại bày tỏ quan điểm về các vấn đề vừa kể. Vậy bạn đừng lấy làm lạ khi thấy họ mau mắn như thế. Đấy cũng chỉ là cách người Úc thể hiện tính cởi mở của mình. Bây giờ, chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lặp lại. English: What a smooth flight. (PAUSE) Isn’t the fish delicious? (PAUSE) Perfect day, isn’t it? (PAUSE) Excuse me? Could you please help me? (PAUSE) Excuse me. Do you mind if I ask you a question? Và nếu có ai bắt chuyện với bạn như vậy thì bạn nên đáp lại như sau: English Male: What a smooth flight. English Female: Yes, very pleasant. Vâng, thật là dễ chịu. English Female: Isn’t the fish delicious? English Male: Yes, I’m really enjoying it. Dạ, ăn ngon lắm. English Male: Perfect day, isn’t it? English Female: Yes, it is. Vâng, đúng thế. English FeMale: Excuse me? Could you please help me? English Male: Of course. No problem. How can I assist? Ồ được chứ. Tôi có thể giúp gì nào? English Male: Excuse me. Do you mind if I ask you a question? English Female: Of course. What would you like to know? Được chứ, ông muốn hỏi gì nào? Bây giờ, chúng ta thử tập nói những câu trả lời vừa rồi. Mời bạn nghe và lặp lại. English: Yes, very pleasant. Yes, I’m really enjoying it. Yes, it is. Of course. No problem. How can I assist? Of course. What would you like to know Và trước khi chia tay, chúng tôi xin gửi tặng bạn bài vè sau đây để giúp bạn học và thực tập với hy vọng bạn sẽ có thể nhớ được phần nào những gì đã học trong bài này trước khi chúng ta qua bài mới. English: Excuse me? Excuse me? Could you help me please? No problem, No problem, How can I assist? Excuse me? Excuse me? Could you help me please? No problem, No problem, How can I assist? TH mong gặp lại bạn trong Bài 3 qua đề tài 'Nói chuyện qua điện thoại'. Xin bạn ghé lại website của Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu theo địa chỉ www.bayvut.com để xem toàn văn bài học cùng bài tập cho buổi học hôm nay. Ngoài ra bạn cũng có thể học những loạt bài tiếng Anh chuyên đề khác. Tiếng Anh Thương Mại là loạt bài do cơ quan AMES, tức Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn ở Melbourne, Úc Châu biên soạn. Bạn có thể truy cập website của cơ quan này theo địa chỉ ames.net.au. Thay mặt toàn ban tiếng Việt Đài Úc Châu, TH thân ái chào tạm biệt.. END OF LESSON 2
File đính kèm:
- bai_2_gioi_thieu_nhan_vien_tiep_theo__0975.pdf