Effortless English Method

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH TRUYỀN THỐNG

CHƯƠNG 2: BÀI VIẾT GIÁ TRỊ VỀ NGUYÊN TẮC HỌC TIẾNG ANH

 (Nguyễn Mạnh Trường – CLB Tiếng Anh VEEC)

1. Để ghi nhớ tốt khi học Tiếng Anh 18

2. Nguyên tắc trong khi học Tiếng Anh P1 18

3. Nguyên tắc trong khi học Tiếng Anh P2 18

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP EFFORTLESS ENGLISH

I/ Tổng quan về phương pháp Effortless English. 18

1. Mục đích của Effortless English. 18

2. Bảy quy tắc cốt lõi 18

3. Bộ tài liệu 20

II/ Bản chất của phương pháp Effortless English: 21

1. Học theo quy trình tự nhiên như trẻ con 21

1.1 Nghe là kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất để nói tiếng anh trôi chảy. 21

1.2 Nghe cái gì và nghe như thế nào cho đúng ? 23

2. Deep learning: học sâu, nhớ lâu 24

2.1 Tại sao phải deep learning ? 24

2.2 Deep learning thế nào để không bị nhàm chán ? 25

3. Nghe và trả lời: 27

4. Học bằng nhiều giác quan và tác động mạnh vào não. 28

III/ Sử dụng phương pháp Effortless English như thế nào? 29

1. Các bài học trong bộ Effortless English 29

2. Tài liệu: phim, bản tin, bài nói, bài hát 30

3. Tài liệu đọc để học: Từ vựng, ngữ pháp, đọc, viết 31

IV/ Kết luận 33

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: EngLishProTLS | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Effortless English Method, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã trình bày ở phần II.2.2 và Nghe như thế nào trong phần II.1.2
Tài liệu: phim, bản tin, bài nói, bài hát
Phim là một tài liệu lý tưởng để học giao tiếp vì những đoạn hội thoại thực tế. Chúng ta sẽ học được các từ ngữ thông dụng hàng ngày, ngữ điệu, cách biểu đạt cảm xúc, ý tưởng,… Tuy nhiên, không phải vì thế mà cứ xem thật nhiều phim sẽ hiệu quả. Chúng ta cần xem phim đúng phương pháp.
Xem phim: Thay vì xem cả bộ phim 2 tiếng, hãy xem đoạn ngắn 3- 5 phút và xem theo phương pháp sau:
Xem phim với phụ đề tiếng Việt 1 vài lần để hiểu nghĩa.
Xem phim với phụ đề tiếng Anh. Dừng lại và tra các từ mới nếu có. Lặp lại bước này 3-5 lần cho tới khi nắm và hiểu được hết các từ mới.
Xem đoạn phim với phụ đề tiếng Anh nhiều lần mà không dừng lại.
Xem đoạn phim không có phụ đề. Nhiều lần.
Khi đã hiểu đoạn phim 1 cách tự động. Đã đến lúc, chúng ta dừng lại tại mỗi câu nói. Bắt chước y hệt câu nói từ cảm xúc, thái độ, body language của diễn viên.
Đương nhiên, cách làm này sẽ tốn của bạn khá nhiều thời gian mới có thể hoàn thành hết 1 bộ phim (có thể là 3-5 tháng). Nhưng đảm bảo rằng, sau khi xem hết bộ phim theo phương pháp này, phát âm, ngữ điệu, cảm xúc trong giọng nói cũng như những câu giao tiếp cơ bản sẽ đi vào tiềm thức của bạn, và bạn có thể dùng nó 1 cách tự nhiên. 
Chọn phim: Chọn thể loại phim mà bạn thích hoặc phim có diễn viên mà bạn yêu thích vì nó sẽ tạo cảm hứng mỗi lần bạn học. Có thể là phim lãng mạn, phim hài kịch,..Tuy nhiên, không nên chọn phim hành động, mà hãy chọn những đoạn phim có nhiều hội thoại.
Với bản tin, chương trình tivi yêu thích hoặc bài hát tiếng anh, chúng ta cũng làm theo cách tương tự. Luôn nhớ là phải đảm bảo hiểu 90%, học sâu , lặp đi lặp lại ít nhất 20 lần.
Tài liệu đọc để học: Từ vựng, ngữ pháp, đọc, viết
Effortless English với mục đích chính là NÓI TIẾNG ANH LƯU LOÁT, DỄ DÀNG, TỰ ĐỘNG. Tuy nhiên, AJ Hoge cũng cung cấp cho chúng ta cách học từ vựng, ngữ pháp, đọc, viết dựa trên phương pháp này.
Thông thường, chúng ta thường được yêu cầu học Kỹ năng ngôn ngữ: kỹ năng đọc, viết,… sau đó sẽ áp dụng các kỹ năng này vào việc học tiếng anh.Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, thì đây lại không phải là cách mà não chúng ta học hay phát triển một cách tự nhiên về mặt ngôn ngữ.
Vậy chúng ta sẽ học từ mới, học ngữ pháp, học đọc và kỹ năng viết như thế nào? Tất cả sẽ có được thông qua việc ĐỌC. Chúng ta không cố ghi nhớ từ mới hay phân tích cấu trúc ngữ pháp, mà chỉ học từ vựng thông qua việc đọc, đọc những tài liệu dễ và đọc vì niềm hứng thú.
Trong cuốn “The power of reading”, Tiến sĩ Stephen Krashen, đã chỉ ra sau 1 số nghiên cứu được thực hiên với 2 nhóm. Một nhóm học từ vựng bằng cách đọc các tài liệu học thuật, cố nhớ , cố học danh sách dài từ mới. Nhóm thứ 2, học bằng cách đọc, đọc những câu chuyện trẻ con, những cuốn tiểu thuyết đơn giản, đọc vì sự quan tâm và niềm hứng thú. Sau 1 thời gian, nhóm thứ 2 có khả năng về từ vựng và diễn đạt ngôn ngữ nhiều gấp 3-5 lần nhóm thứ nhất.
Tại sao lại như vậy? 
Khi chúng ta đọc tài liệu dễ, chúng ta có thể biết hầu hết các từ, đương nhiên chúng ta sẽ hiểu nghĩa của cả cuốn sách, câu chuyện đó. Nếu gặp 1 từ mới, ta có thể đoán nghĩa chung chung thông qua cả đoạn. Khi ta gặp lại từ mới này trong 1 đoạn khác, 1 văn cảnh khác, ta hiểu nghĩa của cả đoạn rồi, vì thế , lại có thể đoán và hiểu nghĩa của từ mới này thêm 1 chút. Cứ như vậy, qua 1 thời gian đọc cả cuốn sách, chúng ta sẽ biết từ mới này, hiểu nghĩa của nó và biết cách sử dụng chúng trong nhiều ngữ cảnh. Chúng ta học từ vựng thông qua việc đọc, đọc thật nhiều. Việc đọc nhanh hơn, cũng góp phần giúp chúng ta hứng thú hơn với cuốn sách ( vì không phải dừng lại tra từ điển), đương nhiên sẽ học được nhiều hơn.
Đối với việc học ngữ pháp, học đọc, học viết cũng tương tự như vậy. Bằng việc ĐỌC, ĐỌC và ĐỌC, đọc THẬT NHIỀU những tài liệu DỄ, ĐƠN GIẢN, đọc vì sự HỨNG THÚ, não chúng ta sẽ vô thức tíêp nhận từ vựng, ngữ pháp, cách diễn đạt. Và dần dần, một cách vô thức, sẽ hình hình thành nên KỸ NĂNG ĐỌC, KỸ NĂNG VIẾT.
Các bạn có nhận thấy phương pháp EE được vận dụng ở đây không? Giống như việc nghe, khi đọc chúng ta cũng học như trẻ con: đọc những tài liệu dễ, đọc những tài liệu mà mình yêu thích và quan tâm. Tiếp đó là deep learning: đọc thật nhiều, đọc cả một cuốn truyện, cuốn tiểu thuyết để học được 1 số từ mới và một số cách diễn đạt, cách hành văn nhờ sự lặp đi lặp lại.
Vấn đề ở chỗ, thế nào là tài liệu DỄ ? 
Thầy AJ Hoge định nghĩa rằng, tài liệu dễ là những tài liệu khi chúng ta đọc, chúng ta không cần đến 1 cuốn từ điển bên cạnh để tra từ mới, chúng ta có đủ vốn từ để hiểu toàn bộ câu chuyện, và nếu gặp 1 số từ mới chúng ta hoàn toàn có thể đoán nghĩa của nó. Nếu 1 tài liệu mà khi đọc, ta phải tra quá nhiều từ, hãy tạm để chúng sang 1 bên, chúng ta không vất chúng đi, mà sẽ quay trở lại dùng chúng sau 1 thời gian nữa. Hãy đọc sách dễ trước, những mẩu chuyện cười ngắn, những câu chuyện đời thường, những cuốn tiểu thuyết cho trẻ con, hãy tìm những tài liệu mà mình yêu thích và có cảm hứng để đọc. Thầy có gợi một sô cuốn truyện trẻ con dễ đọc và khá thú vi mà thầy thích: loạt sách Goosebumps cho trẻ con, The Hardy boys, một số sách của Roald Dahl như: A Charlie and Chocolate Factory, James and the Giant Peach.
Tóm lại, chúng ta học từ vựng, ngữ pháp, đọc, viết bằng việc ĐỌC. Đọc những tài liệu dễ ( hiểu đến 90 %), đọc vì niềm hứng thú.
IV/ Kết luận
Effortless English là phương pháp học theo quy trình tự nhiên, với bản chất Deep learning. Phương pháp này giúp người học học tiếng Anh một cách dễ dàng, không cần phải gồng mình lên và đầy áp lực như những cách học truyền thống. Đây đồng thời cũng là phương pháp học tiết kiệm thời gian nhất mà mình từng biết, học bằng việc nghe. Vì thế chỉ cần 1 chiếc mp3 nho nhỏ, chúng ta có thể học ở bất cứ đâu, học bất cứ lúc nào: khi đi bộ, khi nấu ăn, khi chờ đợi,…hoặc ngay cả khi chán ngấy với những giờ nghe giảng trên lớp chúng ta cũng có thể nghe EE hoặc đọc truyện tranh tiếng Anh. 
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người học sự kiên trì và quyết tâm cao độ - Một đức tính hiếm hoi trong cuộc đời!!! Vì vậy, điều quan trọng là bên cạnh mục tiêu học tiếng anh lớn lao mình đã đề cập ở trên, chúng ta nên tìm cho bản thân mình 1 điều gì đó, bạn thực sự hứng thú khi học với phương pháp Effortless English và những tài liệu của thầy. Vì đa phần đều đánh giá những bài học trong EE khá nhàm chán. Về cá nhân mình, có 2 điều mình thực sự thích và là lý do khiến mình theo EE khoảng 6 tháng và khá hài lòng với phương pháp này:
 Thứ nhất, với Effortless English, mình học trong sự vui vẻ, niềm hứng thú vì những câu chuyện vô cùng funny, đôi lúc crazy của thầy AJ Hoge. Những lần đầu, nghe MS, mình đã phải ồ lên và cười 1 mình vì sự sáng tạo và những suy nghĩ khác thường của thầy. Những câu chuyện ngắn nhưng khơi gợi sự tò mò và đầy cảm hứng, chúng dạy não mình tưởng tượng và sáng tạo.
Thứ hai, Effortless English không chỉ giúp mình lên trình tiếng Anh (phát âm, từ vựng, nghe, nói). Thông qua những tài liệu của thầy, đặc biệt là qua bộ Power English, mình được tiếp cận với những kỹ năng thú vị: cách duy trì cảm xúc, suy nghĩ tích cực, tầm quan trọng của role model trong cuộc sống, sống với đam mê, cách ra quyết định của một leader, làm thế nào để duy trì sức khỏe tốt,... Mình tin rằng những kiến thức này, sẽ hữu ích và cải thiện phần nào đó cuộc sống của mình.
Ý KIẾN CỦA CÁC BẠN ĐÃ HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP NÀY
Mình là Bùi Thị Thủy – học viên lớp E20 của cô giáo Lê Nguyệt – một VEECer lâu đời. Trách nhiệm được giao và lương tâm cũng như nhiệt huyết bản thân đã thôi thúc mình đầu tư thời gian nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu, những hiểu biết cùng kinh nghiệm của mình về phương pháp Effortless English – phương pháp mà câu lạc bộ chúng ta đang theo nhằm giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan và hiểu sâu hơn về phương pháp. Bởi vì mình biết không ít trong số các bạn cảm thấy bối rối và hoài nghi khi tiếp cận với phương pháp học “mới mẻ và lạ lẫm” này.
Mình đã biết về phương pháp EE cách đây hơn 1 năm, tuy nhiên mình lại không có niềm tin vào nó. Bởi lẽ, các bạn biết đấy: những thứ mới thường khiến chúng ta phải hoài nghi. EE không chỉ đi ngược hoàn toàn với những cách học tiếng anh truyền thống xưa nay mình vẫn học mà phương pháp này còn “ làm chậm” việc học tiếng anh của mình, vì mình học được quá ít trong một tuần. Chính vì thế mình đã “ thờ ơ” với nó. Thậm chí sau khi tham gia lớp học cô giáo Lê Nguyệt và 3- 4 tháng đầu tham gia VEEC mình vẫn chưa hiểu rõ bản chất của phương pháp EE, vì vậy việc học chỉ là nửa vời. Học nửa vời nên kết quả cũng rất nửa vời. 
Tuy nhiên, có 1 thực tế: trong khi các bạn học của mình tranh luận vô cùng sôi nổi thì mình chỉ im bặt, không thể nói được, hoặc nói vài câu thì không còn gì để nói nữa. Điều đó dằn vặt mình kinh khủng. Hơn nữa, sinh viên năm 3- nghĩa là sắp đi làm và tiếng Anh giống như 1 thứ vũ khí sống còn trong môi trường việc làm cạnh tranh hiện nay. Áp lực đó buộc mình phải tìm cho bản thân một hướng đi. Vì vậy, mình quyết định theo học EE một cách nghiêm túc. Bắt đầu từ tháng 2 năm 2011, mình nghe Effortless 20 -30 -40 lần cho mỗi bài học. Chỉ 1 tháng sau đó, nó thực sự đã có tác dụng với mình. Mình thích nói tiếng Anh và cảm thấy tự tin mỗi khi nói tiếng Anh. Có những lúc thi cử, mình ngừng việc nghe và chỉ sau vài tuần, khả năng nói của mình kém hẳn. Đương nhiên, điều này càng khiến mình có niềm tin hơn với EE. Càng học, càng tìm hiểu về phương pháp thông qua các tài liệu của thầy AJ Hoge và những người đã thành công với EE trên internet, niềm tin của mình đối với pp học này càng được củng cố. Tính đến thời điểm hiện tại, mình đã theo EE được gần 6 tháng và có thể giao tiếp ở mức basic . Mình phải khẳng định rằng kết quả đó phần lớn là do Effortless English mang lại.
Các bạn thân mến, hãy dành 1 tháng của các bạn, học theo phương pháp này một cách nghiêm túc và đúng cách đi. Chính bản thân các bạn sẽ cảm nhận thấy phương pháp này hiệu quả như thế nào. Nhưng trước hết, hãy tìm hiểu về phương pháp này đã nhé!

File đính kèm:

  • doceffortless_english_2747.doc