Động từ, Thành ngữ trong lĩnh vực nghiên cứu Anh ngữ và Việt ngữ
Tóm tắt: Động từthành ngữ(ĐTTN) là một đơn vịcú pháp-ngữnghĩa rất phổbiến
những lại vô cùng phức tạp và khó dùng trong tiếng Anh. Do đó mục đích của bài báo này là
tóm tắt các quan điểm cơbản về ĐTTN trong lĩnh vực nghiên cứu Anh ngữvà Việt ngữ, nhằm
tiến tới xây dựng cơsởlý luận về ĐTTN tiếng Anh trong sựso sánh với tiếng Việt giúp cho
người Việt trong việc học và sửdụng tiếng Anh.
Summary:The phrasal verb is a very popular but extremely complex and difficult-to-use
semantic – syntantic unit in English. Thus, the aim of this article is to summarize the most
essential viewpoints on phrasal verbs in English and Vietnamese linguistics in order to build
up theoretical background on English phrasal verbs in comparison with that of Vietnamese so
as to support the Vietnamese in studying and using English.
đề các tác giả quan tâm khi nghiên cứu động từ chủ yếu tập trung quanh sự nhận diện, phân loại theo trường ngữ nghĩa, chức năng cú pháp, phân loại động từ với tính từ, khả năng kết hợp với các loại từ khác… Trong số các tác giả có nhiều đóng góp vào việc nghiên cứu động từ tiếng Việt phải kể đến Nguyễn Kim Thản với Động từ trong tiếng Việt (1997), Đinh Văn Đức với Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại (2001), Diệp Quang Ban với Ngữ pháp tiếng Việt (2005), Nguyễn Thị Quy với Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó (1995)… Trong khi nghiên cứu đặc tính của động từ trong tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính, các tác giả đã chú ý tới việc kết hợp của động từ với phó từ. Theo Nguyễn Kim Thản “có thể căn cứ vào sự phân phối của những hư từ bên cạnh động từ mà tiến hành việc phân định những loại nhỏ” [26:98] Ông coi ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về, lại, tới, đến là một nhóm động từ đặc biệt chỉ sự vận động có phương hướng xác định, mà “tự thân nó đã bao hàm ý nghĩa về phương hướng rồi”. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định khả năng chuyển hóa của nhóm động từ này thành các hư từ. Khi động từ kết hợp với nhóm hư từ này, chúng biểu thị “những quá trình có thể lặp đi lặp lại được, và có thể tiến hành theo những phương hướng nhất định” [26:110], do đó các hư từ ra, vào, lên, xuống, đi, lại có tác dụng nổi bật trong việc phân nhỏ nhóm động từ tiếng Việt. Trên cơ sở đó, ông phân chia động từ tiếng Việt thành hai nhóm lớn: Động từ đa phương là các động từ có khả năng kết hợp với từ hai đến sáu hư từ nói trên, biểu thị những hoạt động có thể tiến hành theo bất kỳ phương hướng nào, chúng có thể biểu thị những động tác cơ bản của người hay vật nói chung, ví dụ nhìn ra/vào/lên/xuống/đi/lại; chạy ra/vào/lên/xuống/đi/lại… Động từ đơn phương là các động từ chỉ kết hợp với một phó từ phương hướng nhất định như cởi ra, chụm vào, nâng lên, dìm xuống… Khả năng kết hợp với phó từ nào là do ý nghĩa từ vựng của động từ quyết định. Do đó, các hư từ ra, vào, lên, xuống, đi, lại khi kết hợp với động từ chính là tiêu chí tạo nên các nhóm động từ trong tiếng Việt. Diệp Quang Ban có cùng quan điểm với Nguyễn Kim Thản về động từ chỉ hướng, ông nhận định “chúng là những động từ tự bản thân chỉ sự vận động có hướng xác định không cần động từ thực khác đứng trước,… và có thể làm vị tố trong câu” [23:500]. Nhưng các từ chỉ hướng không chỉ là động từ. Khi kết hợp với động từ hoặc tính từ, thậm chí cả danh từ, các từ chỉ hướng có chức năng chỉ nghĩa thuần túy và có thể rất trừu tượng, có khi tạo ra sự vận động, có khi không chỉ ra sự vận động hay rất xa với sự vận động. Ông đã phân chia động từ đứng trước từ chỉ hướng làm ba loại: Động từ di chuyển gồm: (a) Sau từ chỉ hướng không có từ chỉ đích như chạy ra, đem vào, đi vào, đưa lên, bỏ xuống, mở ra, đóng lại; và (b) sau từ chỉ hướng có từ chỉ đích như chạy ra sân, đem vào nhà, đưa lên gác, bỏ xuống hầm… Động từ chỉ tư thế: khi đứng trước từ chỉ hướng được tăng thêm tính động, như đứng lên, ngồi xuống, ngồi dậy, cầm lên… Động từ chỉ hoạt động vật chất hoặc tinh thần… Theo ông, các từ chỉ hướng đem lại cho động từ chỉ hoạt động vật chất ý nghĩa về hướng phát triển hoặc suy thoái của sự vật hoặc kết quả, các hướng này có thể tích cực hoặc tiêu cực, ví dụ nở ra, (mặt) sị xuống, co lại... Trong khi đó, các từ chỉ hướng đem lại cho động từ chỉ hoạt động tinh thần ý nghĩa về kết quả như nhận ra, nhớ ra, quên đi… Tác giả Đinh Văn Đức cũng đã quan tâm đến nhóm từ chỉ hướng. Ông quan niệm đó là “những yếu tố ngữ pháp đa chức năng”, bởi ngoài chức năng của động từ, chúng còn có thể xuất hiện trong các vị trí sau: Trong cấu trúc động ngữ với tính cách là từ phụ chỉ hướng (bước ra, chui ra), hoặc chỉ kết quả (tìm ra, nhận ra, nghĩ ra) làm thành tố phụ cho trung tâm. Sau động từ và trước một danh từ có quan hệ với động từ đó (bước vào lớp, cài vào áo, bám vào cây); quan hệ này đã được đề xuất gọi là quan hệ giới ngữ. Sau một động từ đã có thành tố phụ với chức năng bổ ngữ, ví dụ treo cái áo vào tủ; đặt cuốn sách lên bàn. Theo tác giả, trong các trường hợp này, các từ vào và lên không còn thuần túy là từ phụ của động từ nữa, mà có chức năng khá gần với chức năng của giới từ truyền thống – chức năng của một từ nối. Tác giả Nguyễn Thị Quy cũng dành sự chú ý đặc biệt cho các vị từ chỉ hướng lên, xuống, ra, vào, đi, lại. Theo tác giả, các vị từ chỉ hướng đi kèm theo sau các vị từ với tư cách trạng ngữ, nhưng với mỗi loại vị từ, các trạng ngữ này lại có những ý nghĩa khác nhau rõ rệt. Khi kết hợp với các động từ, các trạng ngữ chỉ hướng có những ý nghĩa sau: Ý nghĩa chỉ hướng hoặc mục đích cho các vị từ chỉ sự chuyển động như chạy, bay, bước, bò… và các vị từ chỉ hành động như đẩy, dắt, ném, phun, rót… Ý nghĩa thể: chỉ những hành động nhằm đạt đến hiệu quả như tìm (kiếm, chạy, nghĩ, nghiên cứu, chế tạo) ra ý nghĩa hướng + kết quả: moi ra sạn ý nghĩa “bắt đầu”: cháy/bùng/bốc; ca/hát/kêu lên Hai nhóm ý nghĩa của các vị từ chỉ hướng được tác giả nhấn mạnh là (a) chuyển một tư thế tĩnh thành một động tác (động), như đứng lên, ngồi xuống, và (b) chuyển từ một trạng thái hay tính chất tĩnh thành một quá trình tăng mức độ động, trong đó lên và ra chỉ sự “tích cực” còn lại và đi dùng để chỉ sự “tiêu cực” trong quá trình đó… Như vậy, trong lĩnh vực Việt ngữ, do đặc trưng của ngôn ngữ mà các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến cái mà chúng tôi gọi là ĐTTN trong tiếng Anh theo một cách tiếp cận rất riêng: đặt trong khuôn khổ nghiên cứu về nhóm từ chỉ hướng. Quan điểm của các tác giả có sự trùng lặp, nhưng việc dùng thuật ngữ cũng không thực sự thuần nhất. Trong khi Nguyễn Kim Thản gọi vào/ra, lên/xuống, đi/lại sau động từ là các “hư từ”, thì Diệp Quang Ban xếp chúng vào nhóm từ chỉ hướng; Đinh Văn Đức quan niệm đó là các “phụ từ chỉ hướng” hoặc một cái gì đó tương đương với “giới từ truyền thống” – từ nối. Còn Nguyễn Thị Quy thì lại gọi chúng là các “vị từ chỉ hướng.” II. KẾT LUẬN Động từ với tư cách là một từ loại đóng vai trò làm thành tố chính trong câu đã được nghiên cứu nhiều trong cả hai ngôn ngữ Anh và Việt. Dù đã được nghiên cứu khá nhiều, ĐTTN tiếng Anh là một vấn đề rất phức tạp và khó tiếp cận ngay cả đối với người bản ngữ. Kết hợp của động từ với từ chỉ hướng trong tiếng Việt (một hiện tượng tương đương của ĐTTN tiếng Anh) cũng đã xác định được vị trí trong Việt ngữ học. Trên cơ sở các quan điểm đó, bước đầu có thể rút ra một số luận điểm quan trọng như sau: - Trong hai ngôn ngữ Anh và Việt, động từ đều có thể kết hợp với tiểu từ để tạo ra các kết hợp cố định mới với các nghĩa mới (hay các dạng phức hợp của động từ); - Trong cả hai ngôn ngữ, các tiểu từ trong các kết hợp mới phần lớn thuộc nhóm từ chỉ hướng như ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về, lại, tới, đến; - Về mặt ý nghĩa, trong cả hai ngôn ngữ kết hợp mới giữa động từ với tiểu từ có thể mang nghĩa gốc (nghĩa đen) hay nghĩa chuyển (nghĩa bóng) của các từ thành tố; - Tính đa nghĩa là một trong các đặc trưng của ĐTTN trong cả hai ngôn ngữ... Chính vì vậy việc nghiên cứu các đặc trưng của ĐTTN tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và là cơ sở quan trọng giải quyết các khó khăn mà ĐTTN tiếng Anh đặt ra cho người Việt học và sử dụng tiếng Anh. Mức độ tương đương của ĐTTN giữa tiếng Anh và tiếng Việt trên các bình diện hình thức cấu trúc, chức năng ngữ pháp và ngữ nghĩa là những gợi mở hết sức lý thú và thiết thực cần được đầu tư nghiên cứu. Tài liệu tham khảo [1]. Beaumont, Digby & Granger, Collin. The Heinemann English Grammar. Bath Press. Avon 1992. [2]. Chafe, Wallace L. Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ. NXB Giáo dục 1998. [3]. Fernando, Chitra. Idioms and Idiomacity. Oxford University Press 1977. [4]. Flower, John. Phrasal Verb Organiser. NXB Thành phố Hồ Chí Minh 2000. [5]. Halliday, Mak. Dẫn luận ngữ pháp chức năng. NXB ĐHQG Hà Nội 2001. [6]. Halliday, Mark & Hasan, Ruquaiya. Cohesion in English. Longman 1997. [7]. Hart, Carl W. The Ultimate Phrasal Verb book. Barrons 1999. [8]. Huddleston, Rodney. Introduction to the Grammar of English. Cambridge University Press 1994. [9]. Larson, Mildred L. Meaning – based translation: A guide to Cross-Language Equivalence. University Press of America 1984. [10]. Leech, Geoffrey. An A – Z of English Grammar & Usage. Nelson 1998. [11]. McCarthy, Michael & O’Dell, Felicity. English Phrasal Verbs in Use, NXB trẻ. (Lê Ngọc Phương Anh giới thiệu và chú giải) 2004. [12]. Nattinger, James R. & DeCarrico, Jeabette S. Lexical phrases and Language teaching. Oxford University Press 1977. [13]. Quirk, Randolph & Greenbaum, Sidney. A University Grammar of English. Longman 1976. [14]. Quirk, Randolph & Greenbaum, Sidney…A grammar of contemporary English, Longman 1972. [15]. Taylor, John. Cognitive Grammar. Oxford University Press 2002. [16]. Swan. Practical English Usage. Oxford University Press 1997 [17]. Diệp Quang Ban. Ngữ Pháp tiếng Việt, NXB GD 2005 [18]. Đinh Văn Đức. Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại. ĐHQG HN 2001 [19]. Đỗ Hữu Châu. Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. NXB Giáo dục 1999 [20]. Đỗ Hữu Châu. Các bình diện của từ và từ tiếng Việt. NXB ĐHQG Hà Nội 1999. [21]. Hoàng Văn Vân. Nghiên cứu dịch thuât. NXB KHXH 2005. [22]. Nguyễn Kim Thản. Động từ trong tiếng Việt. NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1997. [23]. Nguyễn Thị Quy. Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó. NXB KH & XH 1995. [24]. Nguyễn Thiện Giáp. Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học. NXB ĐHQG Hà Nội 2006. [25]. Trần Hữu Mạnh. Ngôn ngữ học đối chiếu cú pháp tiếng Anh – tiếng Việt. NXB ĐHQG Hà Nội 2007. [26]. Xuân Bá. Cụm động từ tiếng Anh. NXB ĐHSP 2005♦
File đính kèm:
- 08_2010_1196_dt_thanh_ngu_7469.pdf