Đổi mới hoạt động chỉ dẫn của giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả giờ học Tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ Trường Đại học Hồng Đức

Tiếng Anh đang được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống và được

coi là ngôn ngữ quốc tế số một trên thế giới. Vì thế, việc học và sử dụng tiếng Anh

ngày càng tăng. Ở Việt Nam, tiếng Anh ngày càng chiếm vị trí quan trọng và đang là

một ngoại ngữ được sử dụng phổ biến nhất. Trước đây, việc giảng dạy ngôn ngữ chủ

yếu chú trọng vào từ vựng và ngữ pháp. Trong giờ giảng dạy giáo viên thường nói

bằng tiếng Việt nhất là các chỉ dẫn cho sinh viên hầu như không được nói bằng ngôn

ngữ mình đang dạy - tiếng Anh.

Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của xã hội, phương pháp dạy học cũng thay đổi

theo để đáp ứng nhu cầu sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ngày càng

tăng. Chính vì thế, phương pháp dạy ngoại ngữ hiện nay đã chuyển từ đường hướng

lấy người dạy làm trung tâm sang đường hướng lấy người học làm trung tâm. Ở đó,

người học được học và giao tiếp trong môi trường ngoại ngữ thực sự, thầy và trò phát

huy tối đa cơ hội sử dụng tiếng Anh trong giờ học, trong đó có cả việc đưa chỉ dẫn cho

sinh viên bằng tiếng Anh

pdf6 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới hoạt động chỉ dẫn của giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả giờ học Tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ Trường Đại học Hồng Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngoại ngữ đảm nhiệm giảng dạy cho toàn thể 
sinh viên ở một đến hai năm đầu trong giai đoạn cơ bản. Qua tham khảo ý kiến, kết quả 
của sinh viên chưa đạt mức độ cao vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ngay bản 
thân tiếng Anh là môn học kỹ năng, nếu sinh viên không tập trung học, hoăc không chú 
ý sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Mặt khác, trình độ đầu vào tiếng Anh của các em không 
đồng đều, thời lượng học trên lớp ít. Do đó, vai trò của giáo viên, phương pháp truyền 
đạt trong các giờ học ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên là rất cần thiết. Nếu sinh 
viên không chú ý và tạo tâm lý sinh viên sợ học môn tiếng Anh sẽ khiến giờ học tiếng 
Anh nhàm chán, không hứng thú và hiệu quả. 
2.2. Đổi mới hoạt động chỉ dẫn của giáo viên trong giờ học tiếng Anh cho 
sinh viên không chuyên ngữ 
2.2.1. Tính rõ ràng của chỉ dẫn 
Đưa chỉ dẫn cho sinh viên là một vấn đề mà giáo viên dạy tiếng Anh cần quan 
tâm đến. Chỉ dẫn là một dạng của giảng giải. Không dễ dàng để làm cho lời chỉ dẫn có 
hiệu quả để giúp sinh viên hiểu được cái mà các em được yêu cầu làm. Lời chỉ dẫn 
càng rõ ràng bao nhiêu thì sinh viên càng hiểu nhiều hơn cái mà các em sẽ làm và sẽ 
tham gia vào các hoạt động trên lớp càng tích cực hơn. 
Chẳng hạn, sau khi dạy cho sinh viên về thì hiện tại đơn giản, giáo viên sẽ cho 
sinh viên bài tập thực hành. Khi giáo viên muốn sinh viên viết được dạng đúng của 
một số động từ đi với các chủ ngữ khác nhau như ví dụ dưới đây: 
1. We .................(start) work at 7.00 
2. My father .............(work) in London 
3. She ................(go) to school by bike 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 
 64 
4. They ...............(study) French at university 
5. Lan............(study) English hard 
Giáo viên nên nói: “Write the correct form of the verbs in brackets” 
Nội dung câu ngắn gọn và các từ quen thuộc đối với sinh viên vì thế các em sẽ 
hiểu một cách rõ ràng và có thể làm được luôn bài tập thực hành này. 
Hay khi giáo viên muốn yêu cầu sinh viên làm một bài tập về từ loại như: 
1. He is a..............(work) 
2. They ..............(driver) carefully 
3. We have made a...................(decide) to move our house 
4. Peter speak Vietnamese.............(fluent) 
5. Are you ................(study) 
Giáo viên không nên nói dài như: 
“Read the sentences and write the noun, adjective, adverb, or verb of the words 
in brackets”. 
Khi làm dạng bài tập này thì rõ ràng sinh viên phải đọc cả câu trước khi làm nên 
giáo viên chỉ cần nói: “Write the correct form of the words in brackets”. 
2.2.2. Tính hấp dẫn và cụ thể của chỉ dẫn 
Giáo viên nên thu hút sự chú ý của sinh viên trước khi đưa ra chỉ dẫn. Việc làm 
này rất quan trọng vì khi sinh viên không chú ý đến chỉ dẫn thì cho dù chỉ dẫn có ngắn 
và rõ ràng đến mấy thì sinh viên cũng không thể hiểu các em được yêu cầu làm cái gì. 
Trước khi đưa ra lời chỉ dẫn giáo viên có thể có các cách để sinh viên tập trung vào lời 
nói của mình như: 
+ Giáo viên vỗ tay và nói “hello” 
+ Giáo viên nói “Hello, eveyone”......... 
Các hoạt động của giáo viên như trên là rất đặc biệt trong tình huống đang ở trên 
lớp nên sinh viên sẽ tập trung ngay vào giáo viên và đây là thời điểm thích hợp để giáo 
viên đưa ra lời chỉ dẫn. 
Giáo viên cũng nên đưa chỉ dẫn trước khi đưa tài liệu phát tay (handouts) cho 
sinh viên. Nếu chúng ta đưa tài liệu phát tay cho sinh viên trước khi đưa ra chỉ dẫn thì 
có thể các em sẽ tập trung vào tài liệu chứ không phải là lời chỉ dẫn. 
Ngoài ra, giáo viên nên đưa ra chỉ dẫn nhiều lần và ghi các từ chính lên bảng. 
Điều này chỉ áp dụng với những lời chỉ dẫn phức tạp như: “Imagine you have lost 
your job. Write three things you will have to do and three things you will not have to 
do”. Với lời chỉ dẫn như thế này giáo viên nên nhắc lại hai, ba hoặc bốn lần tùy thuộc 
vào trình độ sinh viên và nên viết các từ chính lên bảng như: Imagine, lost, will have to 
do. Việc làm này giúp cho sinh viên chưa hiểu được chỉ dẫn lần đầu sẽ hiểu được. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 
 65 
Giáo viên nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng và câu ngắn. Điều này rất 
quan trọng vì ngôn ngữ rõ ràng, đơn giản và câu ngắn giúp cho sinh viên hiểu được chỉ 
dẫn một cách dễ dàng. 
Ví dụ: Fill in each gap with one suitable word 
1. She is ................England 
2. They are.............the kitchen 
3. I was born............June 20 1992 
Khi đưa ra chỉ dẫn giáo viên nên chứng minh những gì sinh viên được yêu cầu 
làm. Việc này giúp cho sinh viên biết cái mà các em sẽ làm một cách rõ ràng hơn. 
Ví dụ: Khi giáo viên yêu cầu sinh viên miêu tả một bức tranh quang cảnh giờ ra 
chơi của học sinh thì sau khi đưa ra lời chỉ dẫn giáo viên nên miêu tả một hoặc hai chi 
tiết trong tranh như: “The boys are playing badminton. The girls sitting under the tree 
are reading comics”. Điều này giúp sinh viên hiểu hơn mình cần làm như thế nào. 
2.2.3. Sử dụng ngôn ngữ hình thể, giáo cụ trực quan khi đưa ra chỉ dẫn 
Giáo viên nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giáo cụ trực quan khi đưa ra chỉ 
dẫn để sinh viên dễ hiểu hơn. 
Ví dụ: Giáo viên muốn sinh viên thực hành đúng cách dùng của thì hiện tại tiếp 
diễn thì có thể sử dụng luôn quang cảnh lớp học để miêu tả như: 
“We are studying English now. The teacher is standing in front of the class. The 
teacher is explaining. The students are listening to the teacher.....”. 
Bằng cách sử dụng các hoạt động đang diễn ra trong lớp, sinh viên sẽ rất dễ hiểu 
điều mà các em phải làm. 
Giáo viên nên chứng tỏ cái mà sinh viên phải làm càng đơn giản và rõ ràng bao 
nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Trong trường hợp này chỉ dẫn phi ngôn ngữ thường hiệu quả 
hơn chỉ dẫn bằng lời nói. 
Ví dụ: Giáo viên muốn sinh viên đối thoại theo cấu trúc 
“What am/is/is/are I/he/she/they doing?” 
“I am/he is/she is/they are + Ving” 
Giáo viên có thể làm một hoạt động nào đó như đang vẽ một bức hình yêu cầu 
sinh viên trả lời “What am I doing?” hoặc chỉ vào các sinh viên trong lớp hỏi “What is 
he/she doing?”, “What are they doing?”, để sinh viên trả lời. Với cách làm này sinh 
viên sẽ làm theo một cách dễ dàng. 
2.2.4. Đưa chỉ dẫn phù hợp với trình độ của người học 
Khi đưa chỉ dẫn cho những lớp có trình độ thấp thì lời chỉ dẫn phải đặc biệt phù 
hợp để sinh viên có thể hiểu được cái mà các em được yêu cầu làm. Cụ thể là giáo viên 
nên sử dụng cùng từ, cụm từ cho những chỉ dẫn tương tự bởi vì sinh viên đã quen với 
những từ và cụm từ đó và các em có thể hiểu một cách dễ dàng hơn. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 
 66 
Chẳng hạn như cụm từ “correct.....form” được dùng ở nhiều tình huống như 
“correct word form, correct verb form”. Hoặc từ “blank” cùng nghĩa với “gap”, từ 
“complete” có cùng nghĩa với “fill” thì giáo viên nên sử dụng thường xuyên một trong 
hai từ. Ví dụ: “fill in the gaps with the correct verb form”, “fill in the gaps with the 
correct word form”, “fill in the gaps with the correct prepositions”... 
Ngoài ra, giáo viên cũng nên sắp xếp và ngắt lời chỉ dẫn một cách hợp lý nếu 
hoạt động yêu cầu nhiều bước và nhiều mục đích. Nếu giáo viên không sắp xếp và ngắt 
lời chỉ dẫn thì rất khó cho SV nhớ được cái gì làm trước, cái gì làm thứ hai và cái gì 
làm sau cùng. 
Ví dụ: “Complete the sentences with the past form of the verbs in the box and put 
them in the right order to make a dialogue”. Với chỉ dẫn này giáo viên nên sắp xếp lại 
và chia thành 3 phần như sau: 
+ Write the past form of the verbs in box 
+ Use them to complete the sentences 
+ Put the sentences to make a dialogue 
Đối với những lớp có trình độ thấp cũng nên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong một 
số tình huống nhất định nhưng sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ càng ít bao nhiêu càng tốt bấy 
nhiêu. Điều này có nghĩa là giáo viên có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) cho 
những chỉ dẫn mới và phức tạp nhưng tiếng Việt nên được sử dụng ở mức tối thiểu. 
Bằng cách này giáo viên sẽ tạo ra cho sinh viên môi trường tiếng Anh, tránh cho sinh 
viên có thói quen nghe và sử dụng tiếng Việt. 
Việc đưa chỉ dẫn trong lớp học là một trong những hoạt động giao tiếp thực sự 
được diễn ra do đó giáo viên nên khai thác cơ hội này bằng cách làm cho chỉ dẫn càng 
tự nhiên càng tốt. Nếu chỉ dẫn phức tạp và khó sinh viên không thể hiểu được thì sinh 
viên và giáo viên có nghĩa vụ phải đàm phán ngữ nghĩa để đạt được mục đích giao tiếp 
chính xác. Nếu giáo viên còn băn khoăn chỉ dẫn của mình có được sinh viên hiểu hay 
không thì giáo viên có thể yêu cầu sinh viên dịch điều mà mình nói sang tiếng Việt. 
3. KẾT LUẬN 
Việc đưa chỉ dẫn bằng tiếng Anh cho sinh viên rất quan trọng trong việc dạy học 
của chúng ta. Nếu sinh viên hiểu được cái mà các em được yêu cầu làm thì các em có 
thể thực hiện nhiệm vụ của mình hiệu quả hơn và các em sẽ tham gia vào công việc 
một cách tích cực hơn. Giáo viên có thể giảm được thời gian nói trong lớp, tăng thời 
gian nói cho sinh viên. Với các bước đưa ra chỉ dẫn trên những giờ giảng của giáo viên 
sẽ đạt hiệu quả cao hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Davis, P. and Pearse, E. (2000), Success in English language teaching. Oxford 
University Press. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 
 67 
[2] Gower, R. Phillips, D. and Walters, S. (1995), Teaching practice handbook. 
Oxford: Heinemann 
[3] Harmer, J. (1998), How to teach English. Long man Ltd. 
[4] Tanner, R. and Catherine. (1998), Task for teacher education. (Course book). 
Essex: Addition Wesley Long man Ltd. 
INNOVATING GUIDE ACTIVITIES OF TEACHER TO IMPROVE 
EFFICIENCY ENGLISH LESSONS FOR NON - ENGLISH 
MAJOR STUDENTS IN HONG DUC UNIVERSITY 
Dang Thi Ly 
ABSTRACT 
The paper assessed important role of activities guide in English lessons, it 
propose some solutions to innovate English guideline methods of teacher in order to 
improve the efficiency of the lessons for non-English major students in Hong Duc 
university. 
Keywords: Guide activities 

File đính kèm:

  • pdf34_2742_2137343.pdf
Tài liệu liên quan