Dịch thì và thể ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang Tiếng Việt

Trong dịch thuật, đặc biệt dịch tiểu thuyết hoặc văn xuôi, người dịch thường

gặp câu ở hai hình thức: trực chỉ hoặc trần thuật. Bài viết này nghiên cứu cách dịch thì hiện

tại đơn và quá khứ đơn ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Dữ liệu được lấy từ tiểu

thuyết The Great Gatsby của nhà văn Mỹ Francis Scott Fitzgerald và bản dịch tiếng Việt

của ba tác giả Mặc Đỗ, Hoàng Cường và Trịnh Lữ. Bằng phương pháp miêu tả, so sánh và

đối chiếu, tác giả đã rút ra được một số kết quả về phương pháp dịch của ba tác giả kể trên.

Phương pháp dịch đó có thể là qua cách sử dụng trạng từ chỉ thời gian, chỉ dấu thể, hoặc qua

cách sử dụng động từ cảnh huống. Nghiên cứu góp phần làm rõ phương pháp dịch đã được

ba dịch giả chuyên nghiệp sử dụng và là cứ liệu tham khảo quan trọng đối với việc giảng dạy,

học tập môn dịch cũng như công việc dịch thuật nói chung

pdf11 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dịch thì và thể ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
DỊCH THÌ VÀ THỂ Ở THỨC TRỰC CHỈ TỪ TIẾNG ANH 
SANG TIẾNG VIỆT
TRANSLATION OF TENSE AND ASPECT IN DEICTIC MODE FROM 
ENGLISH INTO VIETNAMESE
Nguyễn Đình Sinh*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 4/11/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/5/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/5/2020
Tóm tắt: Trong dịch thuật, đặc biệt dịch tiểu thuyết hoặc văn xuôi, người dịch thường 
gặp câu ở hai hình thức: trực chỉ hoặc trần thuật. Bài viết này nghiên cứu cách dịch thì hiện 
tại đơn và quá khứ đơn ở thức trực chỉ từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Dữ liệu được lấy từ tiểu 
thuyết The Great Gatsby của nhà văn Mỹ Francis Scott Fitzgerald và bản dịch tiếng Việt 
của ba tác giả Mặc Đỗ, Hoàng Cường và Trịnh Lữ. Bằng phương pháp miêu tả, so sánh và 
đối chiếu, tác giả đã rút ra được một số kết quả về phương pháp dịch của ba tác giả kể trên. 
Phương pháp dịch đó có thể là qua cách sử dụng trạng từ chỉ thời gian, chỉ dấu thể, hoặc qua 
cách sử dụng động từ cảnh huống. Nghiên cứu góp phần làm rõ phương pháp dịch đã được 
ba dịch giả chuyên nghiệp sử dụng và là cứ liệu tham khảo quan trọng đối với việc giảng dạy, 
học tập môn dịch cũng như công việc dịch thuật nói chung. 
Từ khóa: phương pháp dịch, thì, thể, thức trực chỉ, thức trần thuật.
Abstract: In translating practice, especially translating novels or proses, translators 
often translate sentences of two modes: deictic or narrative. The current study investigated 
the methods of translating the simple present and simple past tenses of sentences in deictic 
mode from English into Vietnamese. The data were taken from the novel “The Great Gatsby” 
by American writer Francis Scott Fitzgerald and its translations by three Vietnamese 
translators Mặc Đỗ, Hoàng Cường và Trịnh Lữ. By employing the descriptive, comparative 
and contrastive techniques, the results indicate that the translation could be done via the use 
of temporal adverbs, aspectual markers or situation types of verbs. The study is expected to 
contribute signifi cantly to the teaching, learning of translation and to the translating job in 
general. 
Keywords: methods of translation, tense, aspect, deictic mode, narrative mode.
* Trường Đại học Mở Hà Nội
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 67 (5/2020) 37-47
38 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
1. Đặt vấn đề
Khái niệm thì, thể và cách chuyển 
dịch nghĩa của ngôn bản từ một ngoại ngữ 
có thì, thể sang tiếng Việt tuy đã được 
nghiên cứu song kết quả nghiên cứu đó 
còn chưa rõ hoặc cứ liệu chưa nhiều đặc 
biệt là nghiên cứu cách dịch yếu tố thì, thể 
từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Yếu tố thì, 
thể tưởng chừng như khái niệm tất yếu 
tồn tại ở một số ngôn ngữ gốc Ấn-Âu như 
tiếng Pháp, Đức, Ý, Hy Lạp, Anh v.v 
thì trong tiếng Việt, ngôn ngữ thuộc nhóm 
ngôn ngữ Môn - Khmer trong ngữ hệ Nam 
Á sự tồn tại của nó có được công nhận hay 
không còn chưa rõ ràng. 
Chính vì vậy mà có những nghiên 
cứu về cách diễn đạt thì, thể trong tiếng 
Việt so với một ngoại ngữ khác. Ví dụ như 
Phan (2003) đã bảo vệ thành công luận án 
tiến sĩ có tựa đề “Cách diễn đạt ý nghĩa 
thời gian trong tiếng Việt so sánh với tiếng 
Nga”. Nghiên cứu này tác giả đối chiếu 
cách diễn đạt thời gian giữa tiếng Nga và 
tiếng Việt để tìm ra điểm giống và khác 
nhau giữa hai ngôn ngữ, từ đó có kết luận 
đóng góp cho việc giảng dạy và học tập 
cũng như công việc dịch. Kết luận của cô 
cho thấy cách diễn tả thời gian có thể tìm 
thấy ở tất cả các ngôn ngữ, tuy nhiên cách 
diễn đạt bằng thì chỉ thấy ở những ngôn 
ngữ biến hình như tiếng Nga. Ở tiếng Việt, 
thời gian được thể hiện qua từ vựng. Với 
Trần (2005), luận án tiến sĩ của cô mang 
tên “Thì, thể và các phương tiện biểu hiện 
trong tiếng Việt” đã liệt kê các trạng từ diễn 
tả ý nghĩa thì và thể trong tiếng Việt bao 
gồm: “đã”, “sẽ”, “đang”, “từng”, “vừa”, 
“mới”, “sắp”, “chưa” và “không”. Ngoài 
ra còn có luận văn thạc sĩ của Ngo (2016) 
mang tên “So sánh cách diễn đạt thì và thể 
giữa tiếng Anh và tiếng Việt”. Nghiên cứu 
của cô đưa ra bản so sánh chung loại hình 
thì và thể giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Cô 
đi đến kết luận rằng “Tiếng Việt không có 
phụ tố ngữ pháp, phụ tố là đặc trưng của 
tiếng Anh”. 
Có thể nói chưa có nghiên cứu nào 
làm rõ được cách dịch thì và thể từ tiếng 
Anh sang tiếng Việt. Trước thực trạng 
nêu trên, việc dịch thì và thể từ tiếng Anh 
sang tiếng Việt đôi lúc còn tối nghĩa, chưa 
thống nhất hoặc khó xác định câu dịch 
tiếng Việt đó đang miêu tả thì, thể nào 
trong tiếng Anh. Trong bài viết này chúng 
tôi sẽ đi nghiên cứu để làm rõ cách dịch 
hai thì trong tiếng Anh là thì hiện tại đơn 
và quá khứ đơn thông qua bản dịch của ba 
tác giả Mặc Đỗ, Hoàng Cường và Trịnh 
Lữ từ tiểu thuyết The Great Gatsby của 
nhà văn Mỹ Francis Scott Fitzgerald sang 
tiếng Việt.
2. Lý thuyết về dịch, thì, thể, thức 
trực chỉ và động từ cảnh huống
2.1. Dịch thuật
2.1.1. Khái niệm dịch thuật
Trước khi đi vào phân tích, so sánh, 
đối chiếu phương pháp dịch thuật, khái 
niệm thế nào là dịch thuật cần được làm rõ. 
Từ khi dịch thuật được quan tâm nghiên 
cứu, đã có rất nhiều các định nghĩa khác 
nhau được đưa ra. Định nghĩa đầu tiên phải 
kể đến đó là của Jakobson (1959, tr.233) 
khi ông cho rằng “việc dịch từ ngôn ngữ 
này sang ngôn ngữ khác là quá trình thay 
thế nội dung ở một ngôn ngữ không phải 
là các đơn vị mã riêng lẻ mà là toàn bộ nội 
dung ở ngôn nhữ khác”. Với quan điểm 
của Nida (1964) thì định nghĩa về dịch 
thuật nhiều vô kể và đa dạng như chính 
người tham gia nghiên cứu nó. Catford 
(1965) đơn giản cho rằng dịch là cách thay 
39Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
thế nghĩa của ngôn ngữ này bằng ngôn ngữ 
khác. Trong khi đó Newmark (1988, tr.5) 
quan tâm nhiều đến tác giả hơn khi nhận 
định về dịch thuật nên ông cho rằng “dịch 
là cách chuyển nghĩa văn bản từ ngôn ngữ 
này sang ngôn ngữ khác theo cách mà tác 
giả mong muốn”. Ngoài các quan điểm kể 
trên còn rất nhiều các quan điểm về dịch 
thuật khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, 
bản chất của dịch thuật chính là quá trình 
tìm đơn vị ngôn ngữ tương đương giữa 
ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Nên 
nội dung tương đương trong dịch thuật 
sẽ được đề cập trong phần tiếp theo của 
nghiên cứu. 
2.1.2. Tương đương trong dịch thuật 
Trong khi Catford (1965), Nida, 
Taber (1969) và Pym (1995) khi nghiên 
cứu dịch thuật có xem xét cả vấn đề tương 
đương thì Hornby (1988) cho rằng tương 
đương không liên quan đến dịch. Nghiêm 
trọng hơn Gentzler (1993) thậm chí cho 
rằng khái niệm tương đương làm tổn hại 
cho các nghiên cứu về dịch thuật. Tuy 
nhiên, trước đó Baker (1992) lại dành cả 
một cuốn sách bàn về các loại hình tương 
đương trong dịch thuật. Bà cho rằng sử 
dụng khái niệm tương đương do sự thuận 
tiện vì hầu hết dịch giả quen với khái niệm 
này chứ không vì vị thế của nó trong lý 
thuyết. Đến thời điểm của Kenny (1998), 
ông cho rằng tương đương là điều kiện 
cần thiết cho dịch thuật. Nó là điểm nối 
kết giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ 
đích. Cùng nói về sự kết nối song đó là sự 
kết nối về mặt ngữ nghĩa Munday (2001) 
cho rằng sự tương đương trong dịch thuật 
nhấn mạnh đến sự khác biệt về cấu trúc và 
thuật ngữ hơn là sự bất khả dịch từ ngôn 
ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Sự tương 
đồng được coi như tính chính xác, sự phù 
hợp, sự đúng đắn, sự tương ứng, độ trung 
thực và tính đồng nhất là do Venuti (2000) 
nhìn nhận. 
Bên cạnh những quan niệm khác 
nhau về vấn đề tương đương trong dịch 
thuật thì cũng có nhiều quan điểm khác 
nhau trình bày về các loại hình tương 
đương. Nida (1964) nghiên cứu vấn đề 
tương đương trong dịch thuật một cách 
khoa học và đưa ra hai loại hình tương 
đương: loại thứ nhất là tương đương về 
mặt hình thức và loại thứ hai là tương 
đương về mặt chức năng. Loại tương 
đương về hình thức quan tâm đến cả hai 
đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa. Trong khi 
loại tương đương về chức năng không 
quan tâm nhiều đến việc liên kết thông 
điệp của ngôn ngữ tiếp nhận với ngôn ngữ 
nguồn. Ngược lại mối quan hệ chức năng 
giữa ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ 
nguồn cần phải khá tương đồng. Cũng 
chia tương đồng làm hai loại, Catford 
(1965) cho rằng tương đồng có thể thuộc 
tương ứng hình thức hoặc tương đồng van 
bản. Tương ứng hình thức xét tới phạm trù 
tương ứng ngôn ngữ đích như đơn vị, loại, 
cấu trúc, thành tố cấu trúc v.v Trong 
khi đó Hornby (1998, tr.20) cho rằng cách 
nhìn nhận của Catford (1965) “định nghĩa 
lòng vòng không dẫn đến đâu”. Ngoài ra 
còn rất nhiều cách phân loại tương đồng 
khác, tuy nhiên cách phân loại của Baker 
(1992), theo chúng tôi, là phù hợp với 
nghiên cứu này. Baker (1992) chia tương 
đương thành năm mức độ bao gồm mức 
độ từ, trên từ, ngữ pháp, văn bản và ngữ 
dụng. Riêng tương đương ở mức độ ngữ 
pháp, ông chia nhỏ thành năm loại, bao 
gồm: số, giống, đại từ nhân xưng, thì và 
thể và dạng. Bài nghiên cứu này xem xét 
cách dịch thì hiện tại đơn và quá khứ đơn, 
40 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
xét theo cấp độ tương đương thuộc cấp độ 
ngữ pháp. 
2.2. Thì và thể
2.2.1. Thì và thể trong tiếng Anh
Khái niệm thì và thể được nhiều 
nhà nghiên cứu đưa ra các quan điểm 
khác nhau. Khi xét thì qua các chỉ dấu, 
Jespersen (1931) cho rằng thì thường 
được dùng để chỉ các chỉ dấu hình vị của 
động từ, nó có chức năng mô tả mối quan 
hệ về mặt thời gian giữa tình huống và 
thời gian phát ngôn. Cho rằng thì là một 
phạm trù thuộc ngữ pháp, Comrie (1985, 
tr.10) khẳng định “thì phải thuộc hệ thống 
ngữ pháp của một ngôn ngữ”. Trong khi 
đó Finch (2005, tr.113) định nghĩa thì 
như sau “ thì chỉ sự thay đổi về mặt ngữ 
pháp thể hiện qua dạng của động từ theo 
thời gian và chỉ chức năng ngữ nghĩa qua 
những thay đổi đó”. Theo ngữ pháp truyền 
thống, tiếng Anh được xem là có 12 thì. 
Đó là sự kết hợp giữa thì và thể, Murcia 
và Feeman (1999) kết hợp 3 thì: hiện tại, 
quá khứ, và tương lai với 4 thể: đơn, hoàn 
thành, tiếp diễn và hoàn thành tiếp diễn. 
Khi xem xét mối quan hệ của thì với thể 
hoàn thành hay diễn tiến của hành động 
Quirk và Greenbaum (1973) cũng cho 
rằng tiếng Anh có 12 thì chính.
2.2.2. Thì và thể trong tiếng Việt
Tranh luận xoay quanh chủ đề liệu 
rằng tiếng Việt có thì và thể không vẫn 
còn rất phổ biến trong giới các nhà ngôn 
ngữ. Trần Trọng Kim (1940) được xem là 
một trong những nhà ngôn ngữ đầu tiên 
có nghiên cứu liên quan đến thì, thể trong 
tiếng Việt. Khi nghiên cứu trạng từ chỉ 
thời gian, ông chia trạng từ thành các loại 
khác nhau. Để diễn tả thì hiện tại, trạng từ 
thường được sử dụng gồm: bây (ít được 
sử dụng), giờ, chừ, nay, rày, bây chừ, bây 
giờ. Thì quá khứ, trạng từ chỉ khoảnh khắc 
gồm: Khi nãy, lúc nãy, hồi nãy; trạng từ 
chỉ ngày; tháng; năm: hôm qua, hôm kia, 
hôm kìa, hôm trước, hôm nọ; tháng trước; 
năm ngoái, năm kia, năm kìa; Trạng từ chỉ 
thời gian vừa trôi qua: mới rồi, vừa rồi; 
Trạng từ chỉ thời gian trôi qua đã lâu: xưa, 
ngày trước, độ trước, đời trước, trước kia, 
ngày xưa, thuở xưa, đời xưa, xưa kia.
Một số nhà nghiên cứu ngữ pháp 
khẳng định tiếng Việt có ba thì là thì hiện 
tại thể hiện qua phó từ đang, thì quá khứ 
diễn tả bằng từ đã và thì tương lai sử dụng 
từ sẽ để miêu tả. Các nhà nghiên cứu đó 
theo Cao Xuân Hạo (1998) gồm Trương 
Vĩnh Ký (1883); Bùi Đức Tịnh (1952). 
Bên cạnh đó thì Nguyễn Minh Thuyết 
& Nguyễn Văn Hiệp (1998), Panfi lov 
(1993) lại đồng nhất nghĩa của thì với từ 
loại và phủ nhận thì là phạm trù ngữ pháp 
trong tiếng Việt. Cao Xuân Hạo (1998), 
Emeneau (1951), Jones & Huỳnh Sanh 
Thông (1960) phủ nhận tiếng Việt có thì 
khi cho rằng “Khó tìm được hình thức nào 
trong tiếng Việt giống với thì”. 
2.3. Thức trực chỉ
Trong tiếng Anh, mối quan hệ giữa 
thời điểm phát ngôn và thời điểm hành 
động, sự việc xảy ra cho thấy hai thời điểm 
đó có trùng nhau hay không. Thời điểm 
quy chiếu hiện tại được xem là “trung tâm 
trực chỉ đối với hệ thống thì” theo Comrie 
(1985, tr.85). Ví dụ: John said yesterday, 
“I shall leave tomorrow”. Trong câu ở 
thể trực tiếp này đại từ nhân xưng “I” chỉ 
người phát ngôn ban đầu tức là John; trạng 
từ “tomorrow” được sử dụng theo quan 
điểm trung tâm trực chỉ của John. Tức thời 
gian quy chiếu ngày mai là so với thời 
41Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
điểm John phát ngôn. Đối với cách nói 
gián tiếp, có sự thay đổi rõ rệt. Có thể thay 
đổi cách hành văn của John sao cho nghĩa 
không đổi, hoặc có thể thay đổi động từ 
“leave” bằng động từ “depart”. Câu nói 
đó có thể chuyển thành cách nói gián tiếp 
như sau: “John said that he would depart 
today.”
2.4. Động từ cảnh huống
Khi đi sâu nghiên cứu về thể của từ, 
Vendler (1967) đã đưa ra giản đồ về mặt 
thời gian qua việc sử dụng của động từ 
trong tiếng Anh. Động từ trong tiếng Anh 
được ông chia thành bốn loại dựa trên các 
tiêu chí: Thứ nhất, cảnh huống của động 
từ có thể hiện sự kéo dài của hành động 
không; Thứ hai, động từ có làm thay đổi 
cảnh huống đó không; Thứ ba, cảnh huống 
đó có hữu đích không, tức là có điểm kết 
thúc không. Bốn loại động từ được ông 
chia như sau:
a. Động từ trạng thái (kéo dài, không 
thay đổi, vô đích), ví dụ: have (có), posess 
(sở hữu), know (biết), love (yêu), hate (ghét)
b. Động từ hoạt động (kéo dài, thay 
đổi, vô đích), ví dụ: walk (đi bộ), swim 
(bơi), push (đẩy), pull (kéo) 
c. Động từ hoàn thành (kéo dài, 
thay đổi, hữu đích), ví dụ: paint a picture 
(vẽ bức tranh), build a house (xây dựng 
ngôi nhà)
d. Động từ thành tựu (không kéo dài, 
thay đổi, hữu đích), ví dụ: recognize (công 
nhận), stop (dừng), start (khởi động) 
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong khuôn khổ bài báo này, chúng 
tôi chỉ đi khảo sát cách dịch thì hiện tại 
đơn và quá khứ đơn từ tiếng Anh sang tiếp 
Việt. Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ tiểu 
thuyết tiếng Anh “The Great Gatsby”, viết 
năm 1925 của nhà văn Mỹ Francis Scott 
Fitzgerald được ba tác giả Mặc Đỗ dịch 
thành “Con người hào hoa” năm 1956; 
Hoàng Cường dịch là “Gatsby vĩ đại” năm 
1985 và Trịnh Lữ dịch sang tiếng Việt 
“Đại gia Gatsby” năm 2015. Dữ liệu gồm 
300 câu thì hiện tại đơn và 300 câu thì quá 
khứ đơn cùng với các câu dịch tương ứng 
trong ba bản dịch của ba tác giả Việt kể 
trên. Các câu được chọn ngẫu nhiên từ 
chín chương của cuốn tiểu thuyết. Để đạt 
được mục đích nghiên cứu, những câu hỏi 
dưới đây cần được trả lời: 
1. Các câu tiếng Anh ở thì hiện tại 
đơn dịch sang tiếng Việt bằng cách nào?
2. Các câu tiếng Anh ở thì quá khứ 
đơn dịch sang tiếng Việt bằng cách nào?
Dựa trên phần lược sử nghiên cứu 
trình bày ở trên, lý thuyết về thì thể và lý 
thuyết về động từ cảnh huống của Vendler 
(1967), chúng tôi xây dựng khung lý thuyết 
dưới dạng bảng nhằm để mô tả, đối chiếu 
cách dịch thì hiện tại đơn và quá khứ đơn. 
Các trạng từ chỉ thời gian trong tiếng Việt 
được sử dụng để miêu tả thì và thể có thể 
là các trạng từ chỉ thời gian hiện tại như: 
nay, ngày nay, hiện nay, hôm nay, tuần này 
v.v..; trạng từ chỉ thời gian quá khứ như: 
hôm qua, hôm đó, ngày trước, tuần trước, 
ngày xưa v.v; trạng từ chỉ thời gian tương 
lai như: ngày mai, hôm tới, tuần sau, sau 
này, ngày sau, tương lai v.v.... Bên cạnh 
đó các trạng từ chỉ sự tiếp diễn như: đang, 
đương, sẽ v.v; trạng từ chỉ sự hoàn thành 
như: đã, xong, rồi v.v cũng được sử dụng. 
Khi không có sự xuất hiện của các trạng 
từ kể trên trong câu dịch tiếng Việt, chúng 
tôi xét đến sự tương đồng của các động từ 
cảnh huống giữa hai ngôn ngữ tiếng Anh 
và tiếng Việt. Khung lý thuyết có hình thức 
như bảng 1 dưới đây:
42 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Bảng 1: Khung đối chiếu cách dịch thì tiếng Anh sang tiếng Việt
CN TX DG
CĐ
TTTG CDT ĐT
HT QK TD HOT TT HĐ HTH TT
HTĐ
MĐ
HC
TL
QKĐ
MĐ
HC
TL
Ghi chú: CN: Câu nguồn; HTĐ: Hiện tại đơn; QKĐ: Quá khứ đơn; TX: Tần xuất; DG: 
Dịch giả; MĐ: Mặc Đỗ; ; HC: Hoàng Cường; TL: Trịnh Lữ; CĐ: Câu đích; TTTG: Trạng 
từ thời gian; HT: Hiên tại; QK: Quá khứ; CDT: Chỉ dấu thể; TD: Tiếp diễn; HOT: Hoàn 
thành; ĐT: Động từ; TT: Trạng thái; HĐ: Hoạt động; HTH: Hoàn thành; TT: Thành tựu
Dữ liệu được thu thập là 300 câu tiếng 
Anh ở thì hiện tại đơn và 300 câu tiếng Anh 
ở thì quá khứ đơn cùng các câu dịch tương 
ứng của 3 dịch giả Việt. Sử dụng các tiêu 
chí ở bảng 1 để tổng hợp thành dạng con số 
các câu dịch tương ứng bên tiếng Việt. Các 
số liệu này sẽ được phân tích, diễn giải ở 
phần tiếp theo của nghiên cứu.
4. Kết quả và thảo luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cùng 
dữ liệu nguồn là 300 câu mỗi thì, tuy nhiên 
có sự khác biệt nhất định trong cách dịch 
của ba dịch giả Việt, rõ ràng là ba dịch giả 
Việt Nam đã sử dụng các cách dịch khác 
nhau. Sự khác biệt đó có thể thấy rõ qua 
kết quả đối chiếu các câu dịch theo các tiêu 
chí ở bảng 1, chúng tôi có bảng 2 với các 
con số thể hiện số câu dịch tương ứng giữa 
tiếng Anh và tiếng Việt như hình dưới đây:
Bảng 2: Bảng kết quả đối chiếu cách dịch thì tiếng Anh sang tiếng Việt
CN TX DG
CĐ
TTTG CDT ĐT
HT QK TD HOT TT HĐ HTH TT
HTĐ 300
MĐ 17 3 4 202 51 11 12
HC 12 2 211 41 16 18
TL 16 7 226 29 8 14
QKĐ 300
MĐ 2 3 197 50 25 23
HC 6 7 3 218 38 16 12
TL 5 198 57 24 16
Nhìn vào bảng 2 ta thấy, cùng sử 
dụng trạng từ chỉ thời gian hiện tại trong 
tiếng Việt để dịch thì hiện tại đơn từ tiếng 
Anh sang, Mặc Đỗ đã sử dụng trạng từ này 
để dịch 17 câu, trong khi Hoàng Cường 
chỉ dùng để dịch 12 câu. Cụ thể kết quả 
dịch của từng dịch giả sẽ được phân tích ở 
phần dưới đây.
43Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
4.1 Kết quả nghiên cứu
4.1.1. Các phương tiện dịch của tác giả Mặc Đỗ
Bảng 3: Các phương tiện dịch của tác giả Mặc Đỗ
Số câu
600
Trạng từ TG
22 (3.7%)
Chỉ dấu thể
7(1.2%)
HT 19 (86.4%) TD 3 (42.9%)
QK 3 (13.6%) HOT 4 (57.1%)
Động từ
571 (95.1%)
TT
399 (69.9%)
HĐ
101 (17.7%)
HTH
36 (6.3%)
TT
35 (6.1%)
Ghi chú: TG: Thời gian; HT: Hiện tại; QK: Quá khứ; TD: Tiếp diễn; HOT: Hoàn thành; 
TT: Trạng thái; HĐ: Hành động; HTH: Hoàn thành; TT: Thành tựu 
Trong số 600 câu tiếng Anh ở hai thì: 
Hiện tại đơn và quá khứ đơn, Mặc Đỗ sử 
dụng 22 trạng từ chỉ thời gian (chiếm 3.7%) 
cho việc dịch nghĩa hai thì trên ở 22 câu 
sang tiếng Việt. Trong đó trạng từ chỉ thời 
gian hiện tại là 19 trạng từ (chiếm 86.4%), 
số còn lại là trạng từ chỉ thời gian quá khứ là 
3 (chiếm 13.6%). Trong khi đó Dịch giả chỉ 
dùng 7 từ chỉ dấu thể ở 7 câu (chiếm 1.2%): 
Chỉ dấu thể tiếp diễn là 3 (chiếm 42.9%), chỉ 
dấu thể hoàn thành là 4 (chiếm 57.1%). Số 
còn lại gồm 571 câu được dịch sang tiếng 
Việt qua việc sử dụng động từ cảnh huống 
(chiếm 95.1%). Trong đó việc sử dụng động 
từ trạng thái để dịch được thấy nhiều nhất, 
nằm ở 399 câu (chiếm 69.9%). Động từ thể 
hiện thành tựu ít được sử dụng dịch nhất, chỉ 
thấy ở 35 câu (chiếm 6.1%). Bên cạnh đó 
động từ chỉ sự hoàn thành cũng chỉ được sử 
dụng dịch ở 36 câu (chiếm 6.3%). Động từ 
chỉ hoạt động xếp thứ hai, khi xuất hiện ở 
101 câu dịch (chiếm 17.7%). 
4.1.2. Các phương tiện dịch tác giả Hoàng Cường
Bảng 4: Các phương tiện dịch của tác giả Hoàng Cường
Số câu
600
Trạng từ TG
25 (4.2%)
Chỉ dấu thể
5(0.8%)
HT 12 (48%) TD 3 (60%)
QK 13 (52%) HOT 2 (40%)
Động từ
570 (95%)
TT
429 (75.3%)
HĐ
79 (13.9%)
HTH
32 (5.6%)
TT
30 (5.2%)
Ghi chú: TG: Thời gian; HT: Hiện tại; QK: Quá khứ; TD: Tiếp diễn; HOT: Hoàn thành; 
TT: Trạng thái; HĐ: Hành động; HTH: Hoàn thành; TT: Thành tựu 
44 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Cùng số lượng 600 câu tiếng Anh 
ở hai thì: Hiện tại đơn và quá khứ đơn, 
Hoàng Cường có cách dịch nhiều câu khác 
với Mặc Đỗ. Cụ thể, dịch giả này sử dụng 
25 trạng từ chỉ thời gian (chiếm 4.2%) để 
dịch nghĩa 25 câu chứa hai thì trên sang 
tiếng Việt. Trong đó trạng từ chỉ thời gian 
hiện tại là 12 trạng từ (chiếm 48%), số 
còn lại là trạng từ chỉ thời

File đính kèm:

  • pdfdich_thi_va_the_o_thuc_truc_chi_tu_tieng_anh_sang_tieng_viet.pdf
Tài liệu liên quan