Đề tài chọn môn phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, trình bày và vận dụng phương pháp đó để thiết kế bài giảng cho một tiết học 45 phút: phương pháp nghe – nhìn (visual – lingual method)

Phương pháp nghe – nhìn hay còn có tên gọi Audio – Lingual Method hay Army Method là một phương pháp dạy ngoại ngữ được ra đời ở Mỹ vào những năm 50 và 60 của thế kỉ XX, thường được viết tắt là ALM. Có thể nói ALM là một sản phẩm của lịch sử do hoàn cảnh lúc này, trong và sau chiến tranh thế giới thứ II, nhu cầu hiểu ngôn ngữ của các nước đồng minh cũng như của kẻ thù vô cùng bức thiết, cần có một phương pháp để có thể giúp cho binh lính, sĩ quan, Mỹ nhanh chóng nắm được ngôn ngữ mới để có thể làm việc tại nước đó, và phương pháp nghe – nhìn ra đời đáp ứng nhu cầu đó. Cũng vì đó mà phương pháp này còn có tên gọi The Army Method (tức phương pháp Quân đội).

docx6 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 4028 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài chọn môn phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, trình bày và vận dụng phương pháp đó để thiết kế bài giảng cho một tiết học 45 phút: phương pháp nghe – nhìn (visual – lingual method), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NHẬT BẢN HỌC
BÀI CUỐI KÌ
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG
ĐỀ TÀI: 
Chọn môn phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, trình bày và vận dụng phương pháp đó để thiết kế bài giảng cho một tiết học 45 phút.
PHƯƠNG PHÁP NGHE – NHÌN (VISUAL – LINGUAL METHOD)
SVTH	: ĐẶNG MINH PHỤNG
MSSV	: 0856110193
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 04/2013
PHƯƠNG PHÁP NGHE – NHÌN
Nguồn gốc
Phương pháp nghe – nhìn hay còn có tên gọi Audio – Lingual Method hay Army Method là một phương pháp dạy ngoại ngữ được ra đời ở Mỹ vào những năm 50 và 60 của thế kỉ XX, thường được viết tắt là ALM. Có thể nói ALM là một sản phẩm của lịch sử do hoàn cảnh lúc này, trong và sau chiến tranh thế giới thứ II, nhu cầu hiểu ngôn ngữ của các nước đồng minh cũng như của kẻ thù vô cùng bức thiết, cần có một phương pháp để có thể giúp cho binh lính, sĩ quan,Mỹ nhanh chóng nắm được ngôn ngữ mới để có thể làm việc tại nước đó, và phương pháp nghe – nhìn ra đời đáp ứng nhu cầu đó. Cũng vì đó mà phương pháp này còn có tên gọi The Army Method (tức phương pháp Quân đội).
AML được dựa trên thuyết hành vi của Skinner (1904-1990), cho rằng việc học ngoại ngữ là một quá trình hình thành thói quen. AML tương đối giống với phương pháp trực tiếp (Direct Method) vốn được phát triển từ trước đó. 
Sự xuất hiện của công nghệ lab thực hành ngoại ngữ và sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ cho công tác nghiên cứu và đào tạo ngoại ngữ trong quân đội Mỹ là một trong những yếu tố đóng góp vào sự phát triển của phương pháp này.
 Phương pháp không có một hệ thống lý luận chặt chẽ, chính vì vậy mà một cuộc tranh luận gay gắt và kéo dài về phương pháp đã diễn ra từ năm 1966 đến 1972 sau khi Chomsky phê phán nền tảng lí thuyết của nó. 
Đặc điểm
Phương pháp nghe nhìn không tập trung dạy kiến thức ngữ pháp như phương pháp Ngữ pháp – dịch (Grammar – Translation Method), nó cũng không cấm hoàn toàn việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong lớp học như phương pháp Trực tiếp (Direct Method) dù người học được đề nghị hạn chế sử dụng tiếng mẹ đẻ.
Học viên sẽ thụ đắc các các cấu trúc ngữ pháp qua các mẫu câu trong đoạn hội thoại. Số từ vựng rất hạn chế và được dạy trong ngữ cảnh của đoạn hội thoại. 
Lỗi được hạn chế tối đa và giáo viên sẽ sửa lỗi ngay khi học viên mắc lỗi. 
Các thiết bị nghe nhìn được sử dụng rộng rãi. Tập trung vào kĩ năng nghe nói là chủ yếu sau đó mới đến đọc, viết. Mục tiêu là khả năng giao tiếp để đáp ứng nhu cầu giao tiếp thực tế.
Quá trình học tập trung nhiều vào các thực hành đơn giản, mang tính thói quen hơn là phân tích. Các kĩ thuật học tập được sử dụng chủ yếu gồm: ghi nhớ đoạn hội thoại, lập lại các mẫu câu, dựa vào các mẫu câu đã có tạo ra một câu mới bằng cách thay thế một số từ vựng được cho.
Thông thường, phương pháp bao gồm 4 phần:
Repetition (Lập lại): Học viên (HV) lặp lại câu nói sau khi nghe. Ví dụ: Giáo viên (GV): “I walk to school”, HV: “I walk to school”.
Inflection (Thay đổi): HV biến đổi 1 từ khi lặp lại. Ví dụ: GV - “I walk to school”. HV - “I walked to school”.
Replacement (Thay thế): HV thay một từ bằng một từ khác. Ví dụ: GV - “I walk to school”. HV - “I run to school”.
Restatement : HV đặt lại một câu. Ví dụ: GV - “Tell me to walk to school”. HV - “Walk to school”.
Cách tiến hành
Sau đây là thứ tự thường được tiến hành khi sử dụng phương pháp nghe – nhìn:
HV nghe một mẫu hội thoại
HV lập lại từng câu trong mẫu hội thoại
HV luyện tập 1 câu có mẫu ngữ pháp chính của bài. Sử dụng kĩ thuật backward buildup (dựng ngược) cho đến khi đọc đúng cả câu.
HV thay thế một từ trong mẫu câu bằng một từ cho sẵn.
Thực hành các bài biến đổi, ví dụ biến từ câu khẳng định thành câu hỏi, khẳng định sang phủ định
Sử dụng các mẫu câu trong đoạn hội thoại để trả lời câu hỏi của GV.
ỨNG DỤNG
Miêu tả về lớp học:
Lớp học: Tiếng Anh.
Trình độ: Mới bắt đầu
Số lượng HV: 30
Thời lượng: 45 phút.
Giáo trình: Một đoạn hội thoại trình độ cơ bản.
Mục tiêu: Nắm được cấu trúc Would you like và một số từ vựng như: saleman, housewife, vacuum cleaner, cleaning.
Lưu ý: Tất cả các chỉ dẫn của GV đều sử dụng tiếng Anh, hạn chế sử dụng tiếng Việt.
Đoạn hội thoại:
STT
SALESMAN
THE WOMAN
1.
2.
3.
4.
(Knock the door)
Hello, Madam, would you like to have the cleanest house in town?
Then, Madam, You need the amazing vacuum cleaner?
What? Why not?
Oh
Hello
Yes, of course I would .
No, I don’t.
Because my husband does the cleaning in our house.
GIÁO ÁN
Trình tự
Hoạt động
Nội dung
Dẫn nhập
(1-2 phút)
Giới thiệu bài học mới:
Bài học về một anh chàng bán hàng (a saleman) đến bán máy hút bụi tại nhà một người phụ nữ đã có gia đình (a housewife)
Hội thoại
(5 – 10 phút)
GV trực tiếp đóng vai người bán và người phụ nữ trong đoạn hội thoại.
Diễn lại một lần nữa.
Giải thích nghĩa
(1 – 5 phút)
GV giải thích nghĩa một số từ mới cho HV bằng tiếng Anh. Hạn chế tiếng Việt.
Lập lại
(10 – 20 phút)
GV cho HV lập lại từng câu trong đoạn hội thoại.
Cứ mỗi câu, chia lớp thành 2 nhóm, cho mỗi nhóm lần lượt lập lại từng câu.Sau đó, cho từng HV lập lại.
Cho HV tập phát âm cụm từ: “the cleanest house in town”, GV đọc mẫu cho HV đọc theo.
Gọi một số HV phát âm cụm từ này. Sửa nếu HV phát âm không đúng.
Sử dụng kĩ thuật Backward Buildup (dựng ngược) cho đến khi HV phát âm tốt cả câu “Good Morning, would you like to have the cleanest house in town?”
Tiếp tục tương tự với những câu còn lại.
Sau cùng, GV đọc mẫu, HV lập lại theo GV toàn bộ đoạn hội thoại.
Diễn lại
(5 – 10 phút)
Chọn ra trong lớp 2 HV bước lên trước lớp diễn lại đoạn hội thoại.
Chọn từ 2 à 3 cặp thực hiện.
Thay thế
(3 – 5 phút)
Cho HV lặp lại câu “Would you like to have the cleanest house in town?”, GV cho từ thay thế lần lượt “prettiest house” , “biggest car”,
Gọi một số HV đọc lại từng câu và sữa lỗi nếu có.
Hỏi trả lời
(3 – 5 phút)
GV hỏi: “Would you like to have the cleanest house in town?”, SV trả lời: “Yes, of course I would”.
Lần lượt hỏi các câu hỏi thay thế từ cleanest house bằng các từ khác ở bước 6.
Kết thúc
(1 -2 phút)
Phát cho HV văn bản nội dung đoạn hội thoại, yêu cầu HV về nhà học thuộc và luyện tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Website 
Audio-Lingual Method of Teaching English (Phương pháp nghe – nhìn dạy trong dạy tiếng Anh)
Audio-lingual method (Phương pháp nghe – nhìn)
The Audio-lingual method (Phương pháp nghe – nhìn)
(
The Audio-lingual method (Phương pháp nghe – nhìn)
(
The audio lingual method (Phương pháp nghe – nhìn)
(
Activities Using the Audio-Lingual Method (Hoạt động sử dụng phương pháp nghe – nhìn)
(
Tập tin tải về từ Internet
Tập tin trình chiếu Chapter 4: The Audio-Lingual Method (Chương 4: Phương pháp nghe – nhìn)
(web.nchu.edu.tw/pweb/users/wtsay/lesson/3273.ppt)
Tập tin trình chiếu The Audio-Lingual Method.ppt ((Phương pháp nghe – nhìn)
(
Tập tin văn bản THE AUDIOLINGUAL METHOD.doc (Phương pháp nghe – nhìn)
(
Tập tin video Language Teaching Methods: Audio-Lingual Method
(www.youtube.com/watch?v=Pz0TPDUz3FU)
HẾT

File đính kèm:

  • docxdang_minh_phung_0856110193_phuong_phap_day_tieng_phuong_phap_nghe_nhin_hoan_chinh__1273.docx
Tài liệu liên quan