Để học tốt Tiếng Anh

Phương pháp học ngoại ngữ

* Phân bố thời gian hợp lý (đều, đảm bảo).

* 3 nguyên tắc:

R1: biến việc học ngoại ngữ => thành thói quen hàng ngày -> bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng không bỏ.

R2: đặt mục tiêu, mục đích học cụ thể. Đặt mục đích hợp lý (nhu cầu học, sức học của bản thân<), nên đặt mục tiêu dễ để có tính khích

lệ bản thân, tránh đặt những mục tiêu quá cao. Mục tiêu/mục đích học nâng dần cho phù hợp, từ từ nhƣng phải quyết liệt! Thực hiện

liên tục, đều đặn.

R3: biết đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của mình trong học tập (nghe – nói – đọc – viết). *khả năng học thuộc lòng, khả năng thẩm âm<. +.

Khi trí nhớ không đƣợc tốt: nên đọc đi đọc lại, dừng lâu ở một ý, có cách ghi chép phù hợp.

* Cách đặt mục tiêu học ngoại ngữ:

- Sinh viên khoa học cần đọc nhiều hơn nghe – nói. Nghe – nói cần đạt đƣợc khả năng trình bày các chuyên đề, vấn đề liên quan tới lĩnh

vực của mình<.

- không nên và cũng vô cùng khó để làm đƣợc: dịch thơ, viết tiểu thuyết<

- nhƣng cũng phải đạt đƣợc những chuẩn chung.

pdf16 trang | Chia sẻ: EngLishProTLS | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Để học tốt Tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhƣ mình không luyện, vì mình đã có sẵn nền tảng rồi nên rất 
xin lỗi các bạn chẳng thể hiến kế nào cả. 
Phản xạ phải thật nhanh để trả lời phần speaking. Chuyện mình mình lo, chuyện người khác đừng quan tâm. 
Tập tập trung khi nghe, tập trung thật tập trung. Các chủ đề listening không khó, từ ngữ nó dùng cũng không khó, vấn đề phải thật tập 
trung để bao quát hết vì câu hỏi của nó là hỏi về tổng thể, không hề hỏi về những cái chính, cái quan trọng. Chẳng cần phải take note, vô 
ích. 
- Nếu bạn có ý định đi du học mới nên học và thi TOEFL vì đây là chƣơng trình đánh giá trình độ tiếng Anh hàn lâm, sử dụng trong môi 
trƣờng học thuật. Nếu để phục vụ nhu cầu làm việc, học tập ở trong nƣớc, bạn nên học và thi lấy các chứng chỉ TOEFL Institutional (còn 
gọi là TOEFL nội bộ) hoặc TOEIC sẽ phù hợp hơn 
- Tự học là chính: Đối với TOEFL, nỗ lực tự học của bản thân mỗi ngƣời đóng vai trò quyết định. Bạn cần phải có cả kiến thức và kỹ 
năng, trong đó kỹ năng rất quan trọng. Nếu có kiến thức tốt nhƣng không tự rèn luyện kỹ năng, bạn cũng sẽ gặp khó khăn khi làm bài 
thi vì thời gian thi rất ngắn. 
Cách học 
Nên chia ra làm hai quá trình: 
- Nâng cao trình độ tiếng Anh cho kỳ thi: Bạn chuẩn bị bƣớc này bằng hai quyển sách nhƣ đã nêu trên và bộ phim Friends. Nhƣ vậy là 
quá đủ. 
- Nâng cao kỹ năng làm test: dùng bộ đề mà bạn load 
Bạn hãy chia quỹ thời gian của bạn theo tỷ lệ 2-1, ví dụ bạn có 6 tháng nữa là đến test thì bạn nên bỏ ra 4 tháng để nâng cao trình độ và 2 
tháng làm test. Và phải có gắng để tiêu thụ hết ‚chừng đó‛ công việc. 
Nâng cao trình độ 
-Nghe: Bạn hãy bắt đầu với tập phim đầu tiên của Friends (20-25 phút episode 1 saison 1). Nếu bạn thấy khó hiểu thì bật subtitle ban đầu 
rồi vừa nghe vừa đọc. Sau đó bạn tra từ điển những từ bạn chƣa hiểu rõ, cố gắng hiểu mạch câu chuyện rồi xem lại một lần nữa vẫn với 
subtitle để hiểu là tại sao tụi nó lại cƣời ồ lên thế kia. 
Lần thứ ba thì bạn bỏ subtitle đi và coi tiếp để học từ. Mỗi ngày chừng 1 tiếng rƣỡi đến 2 tiếng. Sau khi bạn khá hơn thì không phải xem 
đến ba lần đâu. Sau hai tháng bạn sẽ thấy sự tự tin của bạn về nghe tiếng Anh đƣợc nâng cao đáng kể. 
-Cấu trúc bài thi: ngữ pháp thì bạn học ở quyển sách thứ nhất ở trên. 
-Viết: tập viết các essay trong các bài essay mẫu và tham khảo bài viết mẫu để nâng cao trình độ viết. 
Nâng cao khả năng làm test 
- Mỗi lần học TOEFL bạn dành ra 30 phút đọc quyển sách thứ hai: Cracking TOEFL và 2 tiếng rƣỡi để hoàn thành một đề thi. 
- Rút kinh nghiệm từ những câu sai và cố gắng áp dụng những phƣơng pháp trong quyển cracking vào trong cách làm bài của bạn, nó sẽ 
giúp bạn nâng cao điểm số của bạn. 
Kỳ thi TOEFL (Test of English as a Foreign Language) do Viện ETS (Educational Testing Service), Hoa Kỳ, tổ chức trên khắp thế giới. 
TOEFL iBT (Internet- Based Test) là dạng thi TOEFL hiện đại nhất mà các nƣớc, trong đó có Việt Nam, đang áp dụng. Toàn bộ quá trình 
làm bài cũng nhƣ chấm bài đều qua mạng Internet. 
Kỳ thi TOEFL iBT gồm 4 môn: Reading (Đọc), Listening (Nghe), Speaking (Nói), Writing (Viết). 
* Môn Đọc Đề thi có từ 3 đến 5 bài đọc, mỗi bài khoảng 700 từ, với nhiều dạng câu hỏi khác nhau, phổ biến nhất là: xác định ý chính của 
bài văn, ý chính của các đoạn văn; tìm thông tin cụ thể trong bài đọc; điền thêm từ, câu vào bài đọc; sắp xếp lại ý chính; chọn cách diễn 
đạt khác về cùng một vấn đề... Để đáp ứng những yêu cầu đó, thí sinh phải nắm ý chính của bài. Bạn cần nhớ rằng ngƣời phƣơng Tây 
thƣờng viết văn theo lối diễn dịch, trên cả 2 cấp độ: toàn bộ văn bản và trong từng đoạn văn. Vì vậy, trong bài đọc, thông thƣờng, đoạn 
văn đầu tiên là đoạn văn cho biết ý chính của bài. Các đoạn văn tiếp theo sẽ khai triển những ý chính đó. Ở cấp độ đoạn văn, câu chủ 
đoạn thƣờng đƣợc viết trƣớc, sau đó là các ý phụ nhằm làm rõ ý chính. Vì vậy, bạn nên rèn kỹ năng dự đoán, suy luận để tìm ra ý chính 
của đoạn văn, bài văn. Chẳng hạn, khi đọc câu: ‚Một số ngƣời mắc phải chứng lo âu quá đáng‛, bạn hãy suy luận: thế nào là lo âu quá 
đáng? những ai thƣờng mắc phải hội chứng này? hội chứng này biểu hiện ra sao? cách trị liệu?... Những dự đoán có thể đúng, có thể sai 
nhƣng sẽ giúp bạn đọc và hiểu văn bản một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn. Trong quá trình đọc, tìm đƣợc ý chính nào, bạn nên ghi 
ngay vào giấy nháp, không cần câu nệ ghi thành câu, thành cụm từ... Cách ghi dễ nhất là ghi đúng thứ tự thông tin xuất hiện trong bài. 
Những ghi chép này sẽ giúp bạn giải quyết nhanh hơn những yêu cầu của các câu hỏi đặt ra. 
* Môn Nghe Đề thi TOEFL iBT thƣờng có từ 6 đến 9 bài nghe. Đó có thể là những bài hội thoại hoặc những bài giảng trong các trƣờng 
đại học Mỹ về tất cả các mảng đề tài. Các câu hỏi trong đề thi môn nghe thƣờng hỏi ý chính, hỏi những chi tiết trong bài để kiểm tra khả 
năng ghi chú và khả năng nhớ của thí sinh; cũng có thể có những câu hỏi suy luận. Dù ở dạng nào thì thƣờng ngay đoạn mở đầu, ngƣời 
nói sẽ thông báo cho chúng ta biết họ sẽ nói về vấn đề gì, mục tiêu khi bàn bạc vấn đề đó; thậm chí, cả những nội dung chính của toàn bộ 
bài nói. Ví dụ: một bài giảng của giáo sƣ đƣợc mở đầu: ‚Xin chào các bạn, hôm nay, chúng ta sẽ bàn tiếp về sự tiến hóa từ vƣợn sang 
ngƣời. Mục tiêu của bài giảng là nhằm chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Sự tiến hóa từ vƣợn sang ngƣời bao gồm ...‛. Bạn hãy cố gắng nghe và 
ghi lại những ý chính của phần này. Cách ghi hữu hiệu nhất là chừa khoảng trống giữa những ý chính để ghi các ý phụ bổ trợ bởi bài nói 
sẽ đƣợc khai triển theo dàn ý đó. Ở từng đoạn, ngƣời nói sẽ phân tích ý chính, giải thích từ mới (nếu có , cho một số ví dụ cụ thể... Khi 
nghe những cụm từ: for example, for instance (ví dụ nhƣ...); that is, that means (điều đó có nghĩa là...); in other words (nói cách khác)... 
thì bạn nên tập trung nghe và ghi lại những gì đƣợc diễn giải sau đó. 
* Môn Nói Phần thi nói gồm 6 câu hỏi: - Câu 1 và câu 2: ở mỗi câu thí sinh có 15 giây chuẩn bị và 45 giây để nói. Ở cả 2 câu hỏi này, thí 
sinh sẽ phải trình bày ý kiến cá nhân của mình về một vấn đề nào đó. Câu 2 khác câu 1 ở chỗ nó đƣa ra 2 yếu tố để thí sinh chọn lựa. 
Chẳng hạn dạng câu hỏi 1: ‚Ai là ngƣời mà bạn ngƣỡng mộ nhất, tại sao?‛; dạng câu hỏi 2: ‚Bạn thích học cao học trong nƣớc của bạn 
hay đi ra nƣớc ngoài, vì sao?‛. Khi bắt đầu nói, bạn phải trình bày ngay ý kiến của mình và lý giải về ý kiến đó bằng những lập luận, 
những ví dụ cụ thể. Bạn nên nhớ điều quan trọng không phải là bạn chọn lựa ai, cái gì... mà điều quan trọng là lập luận thật vững để bảo 
vệ ý kiến của mình. Và để chuẩn bị tốt cho câu hỏi số 1, số 2, thí sinh phải tập thói quen động não với bất kỳ vấn đề nào mà bạn gặp phải 
bởi trong thực tế lúc nào chúng ta cũng có lý do cho một sự lựa chọn nào đó. - Câu 3 và câu 4, mỗi câu thí sinh có 30 giây để chuẩn bị và 
60 giây để nói. Ở phần thi này, thí sinh đƣợc cho 1 bài đọc và 1 bài nghe rồi đƣợc yêu cầu trình bày lại những gì mình đã nghe đƣợc, đọc 
đƣợc. Thƣờng bài đọc và bài nghe đề cập đến những vấn đề liên quan đến cuộc sống của sinh viên, những vấn đề học thuật. Ví dụ: ở câu 
3, thí sinh nhận đƣợc bài đọc là thông điệp về việc tăng học phí; sau đó nội dung bài nghe là cuộc hội thoại giữa 2 sinh viên, ngƣời thì 
ủng hộ chủ trƣơng tăng học phí, ngƣời thì phản đối, với những lý do cụ thể. Nhiệm vụ của thí sinh là nắm bắt những ý chính và diễn đạt 
lại một cách logic, mạch lạc theo kiểu: ‚Anh A đồng ý với việc tăng học phí vì những lý do... Chị B không đồng ý về việc tăng học phí vì 
những lý do...‛ chứ không phải trình bày lại cuộc đối thoại. Ở phần thi này, thí sinh phải vận dụng cả kỹ năng đọc, suy luận, nghe, ghi 
chép nhƣ ở phần thi đọc, viết để làm bài. - Câu 5 và câu 6, mỗi câu thí sinh có 20 giây để chuẩn bị và 60 giây để nói. Phần này không có 
bài đọc mà chỉ có bài nghe. Bài nghe ở câu 5 thƣờng là cuộc trao đổi giữa ngƣời nam và ngƣời nữ theo mô-tuýp: 1 ngƣời than thở về rắc 
rối nào đó; ngƣời còn lại đƣa ra 2 giải pháp khả thi. Thí sinh phải trình bày lại vấn đề, 2 giải pháp và nêu ý kiến cá nhân của mình về một 
giải pháp tốt nhất. Bài nghe ở câu 6 thƣờng là bài giảng về một chủ đề nào đó. Thí sinh phải nghe và trình bày lại những vấn đề mà bài 
nói đề cập đến. Do đó, thí sinh phải vận dụng cả kỹ năng nghe, ghi chép để làm bài. Ở bất kỳ câu hỏi nào của phần thi Speaking, khi trả 
lời, bạn nên cố gắng tạo thành đoạn văn nho nhỏ với câu đầu tiên là câu chủ đoạn. Sau đó, đi vào phân tích từng ý chính. Ở mỗi đoạn 
phân tích ý chính, cần có một vài ý phụ, dẫn chứng ví dụ. 
* Môn Viết Trƣớc hết bạn hãy luyện cho mình kỹ năng đánh máy bằng cả 10 ngón tay để khi vào thi bạn không phải gặp rắc rối đến từ 
việc gõ máy tính. Môn thi Viết gồm 2 phần: - Phần 1: thí sinh nhận đƣợc bài đọc về 1 mảng đề tài nào đó và nghe giảng về mảng đề tài 
đó. Sau đó, thí sinh đƣợc yêu cầu trình bày lại những gì đã đọc và đã nghe trong 1 bài văn với thời gian viết là 20 phút. - Phần 2: thí sinh 
làm 1 bài văn (trong vòng 30 phút) về một vấn đề nào đó, với đầy đủ 3 phần: mở đầu, thân bài, kết luận. Có một số kiểu đề thi nhất định 
nhƣ ‚Nên... hay không nên...‛ hoặc kiểu bài trình bày ý kiến cá nhân về một vấn đề nào đó. Nên nhớ ở phần mở đầu đã đề cập đến bao 
nhiêu vấn đề thì phần thân bài bạn sẽ khai triển bấy nhiêu ý tƣơng ứng. Ở phần thi Viết và Nói, bạn cần lƣu ý không phải viết nhiều, nói 
nhiều mới hay. Bạn phải nêu đƣợc những ý chính và bao giờ mỗi ý chính cũng có vài ba ý phụ để bổ trợ cho nó, tránh nói lấp lửng rồi 
bỏ. Chẳng thà bạn liệt kê ít ý nhƣng phân tích kỹ những ý mà mình liệt kê còn hơn bạn liệt kê nhiều ý nhƣng không có khả năng phân 
tích nó. Điều quan trọng là khả năng lập luận của bạn chứ không phải là những gì bạn nói có cao siêu hay không và ngôn ngữ bạn dùng 
có phức tạp hay không. Vì vậy, bạn đừng cố tình làm khó mình bằng cách dùng cấu trúc câu phức tạp, những mẫu câu mới, những từ 
ngữ khó hiểu... Hãy dùng ngôn ngữ dễ hiểu, câu cú đơn giản, những mẫu câu mà bạn biết chắc là mình sử dụng đúng. 
\ 
© Hoàng Ánh 2010 

File đính kèm:

  • pdfde_hoc_tot_tieng_anh_ban1_0_vn_grammar_28_6614.pdf
Tài liệu liên quan