Dạy học ngoại ngữ qua môn Đề án kịch tiếng anh tại khoa ngoại ngữ, đại học Thái Nguyên
Khái niệm áp dụng kịch vào giảng dạy không phải là mới nhưng ngày nay nó càng trở lên phổ biến
hơn trong việc dạy và học ngoại ngữ. Đề án kịch Tiếng Anh là một trong những môn học được các
em sinh viên Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên yêu thích. Bài viết này nhằm chia sẻ cách
thức mà môn đề án kịch Tiếng Anh áp dụng phương pháp dạy học qua đề án để phát triển các kỹ
năng ngôn ngữ cho sinh viên. Một bản kế hoạch được xây dựng chi tiết theo từng tuần xuyên suốt
một học kỳ về những hoạt động của giáo viên và sinh viên khi học môn học này cùng với phương
pháp đánh giá sinh viên được các tác giả đề cập đến trong bài viết. Hy vọng môn học này có thể
được áp dụng rộng rãi ngoài phạm vi của Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên.
lời thoại tương đối cho các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, sinh viên được chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn toàn bộ một tác phẩm ngắn hoặc một vài phần trong tác phẩm dài với những đoạn có cao trào. Sinh viên sau khi nghe chia sẻ và hướng dẫn của giáo viên, cùng thảo luận lựa chọn tác phẩm kịch hoặc tác phẩm văn học phù hợp với hứng thú, khả năng và số lượng thành viên trong nhóm. 3.3.3 Đọc tác phẩm và viết kịch bản (Tuần 03-08) Ở giai đoạn này sinh viên sẽ đọc tác phẩm văn học, chia tác phẩm văn học thành nhiều phần khác nhau dựa theo nội dung tác phẩm. Giáo viên hướng dẫn sinh viên cách phân chia cảnh trong vở kịch dựa trên sự thay đổi thời gian hoặc không gian ở mỗi cảnh. Ngoài ra, giáo viên cũng nhấn mạnh thời gian diễn tối đa cho mỗi vở kịch (khoảng 3 phút cho mỗi thành viên) để sinh viên có thể hình dung số lượng cảnh và số lời thoại cho mỗi cảnh phù hợp với thời gian ấn định. Từ sự phân chia các phần trong tác phẩm, sinh viên sẽ tiến hành viết các cảnh trong vở kịch. Đây là phần tốn nhiều thời gian và công sức nhất của môn học, cũng như đòi hỏi sự sáng tạo cao của sinh viên. Hàng tuần các nhóm trưởng đều báo cáo phần việc của nhóm đã hoàn thành và kế hoạch cho tuần tiếp theo. Giáo viên tổ chức cho các nhóm kiểm tra chéo nhau soát lỗi về chính tả, ngữ pháp, sử dụng từ vựng và cũng nhận xét những lỗi trong kịch bản để sinh viên tự sửa. 3.3.4 Diễn tập (Tuần 09-14) Giai đoạn này sinh viên bắt đầu tập các cảnh trong kịch bản mà sinh viên đã hoàn thiện. Môn luyện âm tiếng Anh mà sinh viên đã học trong năm thứ nhất góp phần quan trọng trong việc xây dựng kiến thức nền cho môn học Đề án Kịch. Dù vậy, giáo viên vẫn giới thiệu lại và chi tiết các yếu tố ngữ âm như trọng âm câu và ngữ điệu, những yếu tố này có ảnh hưởng lớn trong sự truyền tải nội dung cũng như thái độ, cảm xúc của người nói. Sinh viên Đỗ Thị Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 198(05): 17 - 22 Email: jst@tnu.edu.vn 21 cũng được thực hành một vài lời thoại với các cung bậc cảm xúc cơ bản qua sự thay đổi ngữ điệu và trọng âm câu. Bên cạnh đó, giáo viên giới thiệu sinh viên những biểu cảm khuôn mặt và ánh mắt cho những cảm xúc cơ bản cùng với những di chuyển trên sân khấu. Sinh viên được khuyến khích phát huy trí tưởng tượng, tìm hiểu sâu bối cảnh kịch, cảm xúc của nhân vật trong mỗi phân đoạn cảnh, mối quan hệ với các nhân vật kịch khác để diễn tốt vai diễn. Trong quá trình tập sinh viên có thể tham khảo các vở kịch có chủ đề liên quan do các diễn viên chuyên nghiệp thể hiện để học hỏi kinh nghiệm diễn xuất. Sinh viên có thể vừa tập vừa cầm kịch bản để hỗ trợ cho lời thoại của mình cho đến khi sinh viên cảm thấy tự tin diễn vai mà mình đảm nhiệm. Ở giai đoạn này, các thành viên trong nhóm cũng như giáo viên sẽ giúp sinh viên chỉnh sửa ngữ âm cũng như nâng cao khả năng diễn xuất. Cuối cùng, sinh viên được hướng dẫn cách chuẩn bị trang phục, hóa trang và đạo cụ sân khấu. Sinh viên được khuyến khích sáng tạo cho phục trang và đạo cụ dựa trên những vật liệu sinh viên có sẵn. Sinh viên cũng có thể sử dụng thêm hình ảnh thiết kế trên powerpoint để trình chiếu và âm nhạc để tạo bối cảnh kịch. 3.3.5 Báo cáo sản phẩm (Tuần 15) Sản phẩm cuối cùng là một vở kịch hoàn chỉnh. Sinh viên thiết kế một cuốn kịch bản có nội dung và trang bìa mang tên vở kịch và tên thành viên, giáo viên hướng dẫn. Nội dung kịch bản có đầy đủ thông tin các thành viên trong nhóm, các cảnh trong vở kịch, lời thoại và phần báo cáo tóm tắt. Chủ đề vở kịch cũng rất phong phú, phù hợp với lứa tuổi và cuộc sống của các em. Nếu không có sản phẩm cuối cùng, các hoạt động của đề án có thể trở thành các bài tập không có ý nghĩa liên quan. Sinh viên sẽ diễn vở kịch của mình vào cuối học kì khi kết thúc môn học. Khi diễn, vở kịch sẽ được đánh giá bởi hai giám khảo là giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy môn Đề án Kịch cùng sự chứng kiến của các bạn trong lớp. 3.3.6 Giai đoạn đánh giá Giai đoạn đánh giá được thực hiện xuyên suốt trong quá trình thực hiện ĐAK và ở phần diễn kịch vào cuối học kì của môn học. Trong giai đoạn đầu, sinh viên sẽ được đánh giá phần kịch bản của mình từ việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm kịch. Đây là điểm chung cho cả nhóm nên đòi hỏi sinh viên phải có tinh thần trách nhiệm, và kỹ năng làm việc trong nhóm. Trọng số điểm để đánh giá cho nội dung này chiếm tới 40% điểm quá trình. Ở tiêu chí này, cuốn kịch bản hoàn chỉnh của sinh viên phải có đầy đủ thông tin về tên vở kịch, vai diễn được đảm nhiệm, ngữ pháp, ngôn từ và sự phân chia hợp lí các phân đoạn cảnh. Thêm vào đó, sau mỗi cuốn kịch bản sẽ có một phần tóm tắt ngắn gọn, chia sẻ những khó khăn, cảm nghĩ của sinh viên khi học môn Đề án Kịch. Những đề xuất đóng góp để xây dựng môn học ngày một thú vị và hiệu quả hơn cũng thường được sinh viên đề cập đến trong phần này. Tiếp theo, trong quá trình làm việc theo nhóm, sinh viên sẽ được đánh giá chéo bởi các thành viên trong nhóm, vì vậy sự tham gia, đóng góp và nhiệt tình trong các hoạt động của các thành viên là rất quan trọng, quyết định lớn đến chất lượng sản phẩm kịch bản, tiêu chí này chiếm 10%. Cuối cùng, vai diễn thể hiện ở cuối học kỳ sẽ được đánh giá bởi những giáo viên dạy môn ĐAK (chiếm 50%). Vai diễn của các em sẽ được đánh giá theo cá nhân, vì thế sự nỗ lực của bản thân là rất cần thiết. Bên cạnh đó các vai diễn đều được thể hiện trước sự chứng kiến của ban giám khảo và toàn thể sinh viên trong lớp. Điều này cho thấy tính khách quan trong việc đánh giá sản phẩm của các sinh viên, cũng như là động cơ để sinh viên tập trung thể hiện tốt dự án. Các yếu tố như trang phục biểu diễn và đạo cụ sân khấu, kỹ năng diễn xuất, ngữ âm, ngữ điệu, kỹ năng quản lý Đỗ Thị Sơn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 198(05): 17 - 22 Email: jst@tnu.edu.vn 22 thời gian có vai trò quyết định trong việc thành công của vai diễn và số điểm cuối cùng. Như vậy, sự cố gắng của mỗi thành viên trong việc thể hiện nhân vật của mình là rất quan trọng. Qua phương pháp đánh giá có thể thấy sinh viên được đánh giá thường xuyên và từ nhiều kênh đánh giá. 4. Kết luận Dạy học dựa trên dự án khuyến khích sinh viên phát triển một cách tiếp cận cân bằng đa dạng để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực, cả về bản thân và trong một nhóm. Đề án kịch tiếng Anh là một môn học mang lại nhiều cơ hội thực hành sử dụng ngôn ngữ cho người học trong những tình huống rất thực tiễn. Trong bài viết này, tác giả nêu ra những lợi ích của phương pháp dạy và học theo dự án trong việc dạy học ngoại ngữ cũng như những lợi ích của môn Đề án kịch trong việc dạy và học ngoại ngữ. Sau đó, bài viết tập trung vào cách thức áp dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy và học môn Đề án kịch tiếng Anh cho sinh viên năm thứ hai khi các em đã được trang bị những kiến thức nền nhất định. Những nghiên cứu khác như đánh giá hiệu quả của môn học này cho từng kỹ năng riêng lẻ và những kỹ năng mềm cũng sẽ giúp củng cố thêm tầm quan trọng của môn học đối với sự phát triển kỹ năng, ngôn ngữ cho người học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Fried-Booth, D., L. Project work (2nd ed.). New York: Oxford University Press, 2002. [2]. Stoller, F., “Establishing a theoretical foundation for project-based learning in second and foreign language contexts. In Beckett, G., H. & P. C. Miller (Eds.)”, Project-Based Second and Foreign Language education: past, present, and future (pp. 19- 40). Greenwich, Connecticut: Information Age Publishing, 2006. [3]. Skehan, P., A cognitive approach to language learning. Oxford: Oxford University Press, 1998. [4]. Coleman, J. A., “Project-based learning, transferable skills, information technology and video”, Language Learning Journal, 5, 35-37, 1992. [5]. Levine, G., S., “Global simulation: a student- centered, task-based format for intermediate foreign language courses”, Foreign Language Annals, 37, 26-36, 2004. [6]. Brown, A., L., Ash, D., Rutherford, M., Nakagawa, K., Gordon, A., & Campione, J., C., Distributed expertise in the classroom. In G. Salomon (Ed.), Distributed cognitions: Psychological and educational considerations (pp. 188-228). Cambridge: Cambridge University Press, 1993. [7]. Lee, I., “Project work made easy in the English classroom”, Canadian Modern Language Review, 59, 282-290, 2002. [8]. Brophy, J. Motivating Students to Learn. New Jersey: Lawrence Erlbaum Associates, 2004. [9]. Larsen-Freeman, D., Techniques and principles in language teaching. Oxford: Oxford University Press, 2000. [10]. Dörnyei, Z., Motivational Strategies in the Language Classroom. Cambridge: Cambridge University Press, 2001. [11]. Gomez, David Izquierdo, “Using drama to improve oral skills in the ESL classroom”, International Schools Journal, Vol XXX No.1 November 2010. [12]. Ntelioglou, BurcuYaman, Crossing borders: Drama in the second language classroom. ME Thesis. Graduate Program in Education. York University Toronto, Ontario. May 2006. [13]. Gaudart, H., “Using drama techniques in language teaching”, In Sarinee, A. (Ed.). Language Teaching Methodology for the Nineties. Anthology Series 24, Singapore: Regional Language Centre, 230-249, 1990. [14]. Paul Davies, The Use of Drama in English Language Teaching, TESL Canada Journal, Volumn 8, No. 1, 1990. [15]. Levy M., “Project-based learning for language teachers: reflecting on the process. In R. Debski, J. Gassin, & M. Smith (Eds.)”, Language learning through social computing, (pp. 181-191). Melbourne: Applied Linguistic Association of Australia and Horwood Language Center, 1997. [16]. Papandreou, A., P., “An application of the projects approach to EFL”, English teaching Forum, 32(3), 41-42, 1994.
File đính kèm:
- 1334_1638_2_pb_5921_2135451.pdf