Đánh giá hiệu quả sử dụng giáo trình takeaway English 3 trong việc dạy và học tiếng Anh không chuyên tại Trường đại học Sài Gòn

Bài viết đề cập đến những ý kiến đánh giá của 378 sinh viên và 8 giảng viên tiếng Anh về tính phù hợp

của giáo trình TakeAway English 3, tác giả Peter Loveday, Malissa Koop và Sally Trowbridge với mục

tiêu dạy học môn tiếng Anh, với trình độ và mục tiêu học tập của sinh viên; qua đó, phát hiện những ưu

điểm và nhược điểm của giáo trình. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất điều chỉnh bổ sung để việc khai

thác giáo trình ngày càng hiệu quả hơn trong dạy và học môn tiếng Anh

pdf7 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng giáo trình takeaway English 3 trong việc dạy và học tiếng Anh không chuyên tại Trường đại học Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 24 (49) - Thaùng 01/2017 
95 
Đánh giá hiệu quả sử dụng giáo trình Takeaway English 3 
trong việc dạy và học tiếng Anh không chuyên 
tại Trường Đại học Sài Gòn 
Evaluate the textbook TakeAway English 3 
being used in teaching general English at Saigon University 
ThS. Nguyễn Thị Huệ 
Trường Đại học Sài Gòn 
Nguyen Thi Hue, M.A. 
Saigon University 
Tóm tắt 
Bài viết đề cập đến những ý kiến đánh giá của 378 sinh viên và 8 giảng viên tiếng Anh về tính phù hợp 
của giáo trình TakeAway English 3, tác giả Peter Loveday, Malissa Koop và Sally Trowbridge với mục 
tiêu dạy học môn tiếng Anh, với trình độ và mục tiêu học tập của sinh viên; qua đó, phát hiện những ưu 
điểm và nhược điểm của giáo trình. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất điều chỉnh bổ sung để việc khai 
thác giáo trình ngày càng hiệu quả hơn trong dạy và học môn tiếng Anh. 
Từ khóa: đánh giá giáo trình, tính phù hợp, mục tiêu dạy học, trình độ sinh viên. 
Abstract 
In this survey, the textbook TakeAway English 3, compsed by Peter Loveday, Malissa Koop and Sally 
Trowbridge, are evaluated by 378 studetns and 8 English teachers based on teaching objectives and 
English proficiency and interest of students. The survey results expose streng and shortcoming of the 
textbooks, from which some suggestions will be made to increase the effectiveness of the textbook in 
teaching English at university. 
Keywords: textbook evaluation, suitability, teaching objectives, students’ competence. 
1. Đặt vấn đề 
Mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
trong đề án Ngoại Ngữ Quốc gia đến năm 
2020 về chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt 
nghiệp bậc Đại học là sinh viên phải đạt 
trình độ sử dụng tiếng Anh mức B1 theo 
Khung chuẩn tiếng Anh châu Âu – CEFR 
[1]. Đáp ứng yêu cầu mới, tổ bộ môn Tiếng 
Anh không chuyên tại trường Đại học Sài 
gòn đã thực hiện một số thay đổi trong 
chương trình giảng dạy. Bước đầu chúng 
tôi đã thực hiện khảo sát tiếng Anh đầu vào 
của sinh viên năm nhất (điều kiện để đăng 
ký học phần theo quy định của nhà trường 
là sinh viên phải đạt 50 điểm/100 cho bài 
thi khảo sát) và đưa giáo trình mới vào 
giảng dạy. Dựa trên những đánh giá ban 
đầu của tổ bộ môn về khả năng phù hợp 
của giáo trình với mục tiêu dạy học tiếng 
Anh ở trường, với trình độ của sinh viên, 
96 
giáo trình TakeAway English 3 của các tác 
giả Peter Loveday, Malissa Koop và Sally 
Trowbridge đã được chọn làm giáo trình 
giảng dạy cho các học phần Tiếng Anh I và 
Tiếng Anh II. Giáo trình được phát triển 
dựa trên lý thuyết giảng dạy tiếng Anh giao 
tiếp tập trung luyện tập bốn kỹ năng nghe, 
nói, đọc và viết bên cạnh những kiến thức 
từ vựng, ngữ pháp, phát âm. 
Tuy nhiên, việc đánh giá lại giáo trình 
sau một thời gian sử dụng rất cần thiết. 
Theo Ellis (1997) đánh giá giáo trình đem 
lại cho người dạy sự thấu hiểu về giáo 
trình mình sử dụng chứ không chỉ dừng lại 
ở đánh giá dựa trên những ấn tượng ban 
đầu về tài liệu đó. Sheldon (1988) lập luận 
việc đánh giá giáo trình giúp cho giáo viên 
hoặc những người chịu trách nhiệm về 
phát triển chương trình đưa ra những 
quyết định về việc lựa chọn giáo trình phù 
hợp sẽ đem vào sử dụng và đánh giá giáo 
trình giúp cho giáo viên nhìn nhận những 
ưu điểm và nhược điểm của giáo trình một 
các khách quan. Từ đó giáo viên có thể 
thực hiện những điều chỉnh bổ sung cần 
thiết đối với giáo trình để cho các bài dạy 
hiệu quả hơn. 
Với những lý do trên, nhóm nghiên 
cứu thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả sử 
dụng giáo trình tiếng Anh TakeAway 
English 3 trong việc dạy và học tiếng Anh 
không chuyên tại trường Đại học Sài Gòn”. 
2. Giải quyết vấn đề 
2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 
Bài nghiên cứu này tập trung đánh giá 
Giáo trình TakeAway English 3 trong 
giảng dạy các học phần Tiếng Anh tổng 
quát. Đối tượng tham gia khảo sát là 378 
sinh viên đã trải qua 60 tiết học với giáo 
trình và 8 giảng viên thuộc tổ bộ môn 
Tiếng Anh không chuyên của khoa Ngoại 
ngữ trường Đại học Sài Gòn. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp điều tra thực tế bằng 
bảng hỏi được sử dụng trong nghiên cứu. 
Bảng câu hỏi bao gồm các nội dung: sự 
phù hợp của giáo trình với mục tiêu dạy 
học tiếng Anh tại trường Đại học Sài Gòn, 
với trình độ của sinh viên, đánh giá về bố 
cục, nội dung, chủ đề của giáo trình, đánh 
giá về mức độ khó của các bài luyện tập 
trong giáo trình, đánh giá sự tiến bộ về kỹ 
năng tiếng Anh của sinh viên và ý kiến góp 
ý về giáo trình hiện tại đang sử dụng. Bảng 
hỏi được gửi trực tiếp tới 378 sinh viên và 
8 giảng viên tiếng Anh thuộc tổ Tiếng Anh 
không chuyên. Kết quả khảo sát được tổng 
hợp, phân tích mô tả qua các biểu đồ. 
2.3. Kết quả khảo sát 
2.3.1. Đánh giá chung về sự phù hợp 
của giáo trình với mục tiêu dạy học tiếng 
Anh tại trường Đại học Sài Gòn 
Nhìn chung, phần lớn đối tượng tham 
gia khảo sát đánh giá giáo trình khá phù hợp 
với mục tiêu dạy học tiếng Anh không 
chuyên của nhà trường. Ý kiến này nhận 
được sự ủng hộ từ 66,2% sinh viên và 62,5% 
giảng viên. 29,6% sinh viên và 37,5% giảng 
viên đánh giá giáo trình phù hợp với mục 
tiêu dạy học tiếng Anh. Tuy nhiên, một tỉ lệ 
thấp (4,2%) sinh viên đánh giá giáo trình 
không phù hợp mục tiêu dạy học tiếng Anh. 
2.3.2. Đánh giá chung về sự phù hợp 
của giáo trình với trình độ của sinh viên 
Không giảng viên nào đánh giá giáo 
trình khó đối với sinh viên. 87,5% giảng 
viên đánh giá giáo trình phù hợp trình độ 
của sinh viên. Phần lớn sinh viên (71,4%) 
cũng đánh giá tương tự. Tuy nhiên, khá 
nhiều sinh viên (22,2%) cho là giáo trình 
khó đối với mình. 
2.3.3. Đánh giá chung về bố cục, nội 
dung, chủ đề của giáo trình 
Cụ thể 36,5% sinh viên và 25% giảng 
97 
viên nhận xét rằng sắp xếp thứ tự các bài 
học, các phần nội dung trong mỗi bài hợp 
lý; 60,3% sinh viên và 75% giảng viên 
đánh giá ở mức độ ‘khá hợp lý’ và 3,2% 
sinh viên đánh giá ‘không hợp lý’. Về hình 
thức các bài luyện tập cá nhân, tương tác 
đôi, tương tác nhóm cả hai nhóm khảo sát 
đánh giá ở mức ‘khá hợp lý’. 
Hơn nửa số sinh viên trong nhóm khảo 
sát (59,3%) đánh giá chủ đề, nội dung chỉ ở 
mức độ khá thú vị, 39,2% đánh giá ở mức 
thú vị, một số ít sinh viên (1,6%) vẫn chưa 
hài lòng về nội dung trong giáo trình. Ở 
phần khảo sát này, giảng viên cũng có đánh 
giá khá tương đồng với sinh viên, tuy nhiên 
không ý kiến nào cho là chủ đề, nội dung 
không thú vị. 
Về mức độ phức tạp của ngôn ngữ, 
100% giảng viên đánh giá ngôn ngữ trong 
giáo trình gần gũi với cuộc sống, vừa sức 
hiểu của sinh viên nhưng chỉ có 81% sinh 
viên đồng ý với ý kiến này, vẫn còn nhiều 
sinh viên cho rằng ngôn ngữ trình bày 
không dễ hiểu. 
Khoảng 75% đối tượng khảo sát đánh 
giá các bài tập luyện nghe, nói, đọc, từ 
vựng, ngữ pháp, phát âm là vừa đủ và 50% 
nhận xét tương tự về số lượng bài tập viết. 
Ngoài ra, 50% giảng viên và 43,3% sinh 
viên cho rằng giáo trình cung cấp ít bài tập 
luyện viết, và yêu cầu bổ sung bài luyện tập. 
Một số sinh viên khác nhận xét số lượng các 
bài luyện tập trong giáo trình quá nhiều. 
Thực tế quan sát trên lớp cho thấy trong mỗi 
bài học các bài nghe, nói, đọc, từ vựng 
nhiều hơn bài tập viết, ngữ pháp và phát âm. 
2.3.4. Đánh giá về mức độ khó của các 
bài luyện tập trong giáo trình 
Đa số sinh viên (> 60%) đánh giá các 
bài tập trong giáo trình ở mức độ vừa sức, 
đặc biệt là các bài tập luyện đọc, từ vựng, 
ngữ pháp và phát âm. Nhiều sinh viên đánh 
giá bài tập nghe, viết khó - 56,6% nhận xét 
rằng gặp khó khăn với bài tập nghe và 
49,7% nói bài tập viết khó. Nói và phát âm 
cũng là trở ngại đối với khá nhiều sinh viên 
(> 30%). Số ít sinh viên trong nhóm khảo sát 
nhận xét về các bài luyện tập ở mức độ “dễ”. 
Nhìn chung, giảng viên cho rằng hầu 
hết các bài tập vừa sức sinh viên. 100% 
giảng viên đánh giá các bài tập nghe vừa 
sức và bài tập phát âm dễ đối với sinh viên. 
Khoảng 40% giảng viên nhận xét bài tập từ 
vựng, ngữ pháp và đọc dễ đối với sinh 
viên.Tuy nhiên tương tự sinh viên, 50% 
giảng viên đánh giá các bài tập viết khó. 
2.1% 
9.5% 
3.7% 1.1% 3.7% 
6.3% 
41.3% 
78.3% 
66.1% 
49.2% 
82.5% 81.0% 
61.4% 56.6% 
12.2% 
30.2% 
49.7% 
13.8% 12.7% 
38.6% 
0.0%
20.0%
40.0%
60.0%
80.0%
100.0%
nghe đọc nói viết từ vựng ngữ pháp phát âm
Sinh viên nhận xét về độ khó của các bài tập 
dễ vừa sức khó
98 
2.3.5. Đánh giá sự tiến bộ về kỹ năng 
tiếng Anh của sinh viên. 
Hơn 3/4 sinh viên tham gia khảo sát 
nhận xét sau thời gian học với giáo trình, 
có tiến bộ về các kỹ năng nghe, nói và đọc, 
nhưng không nhiều. Sinh viên nhận xét khá 
tiến bộ ở kỹ năng viết ít hơn (53,4%). Đáng 
chú ý, một số sinh viên đánh giá kỹ năng 
tiếng Anh của mình cải thiện nhiều - 16,9% 
nhận xét tiến bộ nhiều ở kỹ năng đọc, 
11,1% nhận xét tương tự về kỹ năng nghe, 
tiếp đến là kỹ năng nói với 10,6% ý kiến, 
nhưng chỉ 7,9% sinh viên cho rằng có 
nhiều tiến bộ về kỹ năng viết. Ngược lại, 
khá nhiều sinh viên trong nhóm khảo sát 
cho biết chưa thấy tiến bộ ở kỹ năng viết 
(38,6%) và khoảng 16% đánh giá các kỹ 
năng nghe, đọc và nói không tiến bộ. 
Điểm kiểm tra các kỹ năng tiếng Anh 
của sinh viên khi hoàn thành học phần 
Tiếng Anh II cho thấy đa số sinh viên đạt 
điểm kỹ năng dao động trong khoảng 5 
điểm đến 8 điểm hay nói cách khác điểm 
số dao động ở mức độ trung bình đến khá. 
Nhiều sinh viên đạt điểm 7-8 ở cả 4 kỹ 
năng. Số sinh viên đạt điểm giỏi (9-10) 
chiếm tỉ lệ không cao (dưới 10%). Tuy 
nhiên, không nhiều sinh viên đạt điểm dưới 
trung bình, rất ít sinh viên đạt điểm kém 
(1điểm môn nghe, đọc, viết). 
11.1% 
16.9% 
10.6% 7.9% 
70.9% 72.5% 75.1% 
53.4% 
18.0% 16.0% 14.3% 
38.6% 
0.0%
20.0%
40.0%
60.0%
80.0%
nghe đọc nói viết 
Sinh viên tự đánh giá tiến bộ về kỹ năng sử dụng 
tiếng Anh 
tiến bộ nhiều có tiến bộ, nhưng không nhiều Không tiến bộ 
0
10
20
30
40
50
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm kỹ năng của nhóm sinh viên khảo sát 
NÓI NGHE VIET ĐỌC(THI HP) 
99 
2.3.6. Ý kiến của sinh viên về giáo 
trình hiện tại đang sử dụng. 
15,9% sinh viên và 37,5% giảng viên có 
ý kiến rằng giáo trình nên vẫn tiếp tục được 
sử dụng không cần điều chỉnh hay bổ sung 
nội dung. Tỉ lệ lớn sinh viên (78,8%) và 
giảng viên (62,5%) đề xuất vẫn tiếp tục sử 
dụng giáo trình nhưng cần điều chỉnh bổ sung 
một số nội dung. Đáng chú ý là một số ý kiến 
sinh viên (5.3%) cho rằng nên thay giáo trình 
hiện tại bằng một giáo trình tiếng Anh khác. 
Gần ½ số sinh viên tham gia khảo sát 
muốn bổ sung thêm bài luyện tập nghe, 
nói. Điều này cho thấy sinh viên ý thức 
được việc cần thiết phải luyện tập nghe, nói 
tốt hơn và đây cũng là những kỹ năng sinh 
viên ít được thực hành ở những cấp học 
phổ thông. Yêu cầu bổ sung nội dung viết 
và đọc nhận được ít ý kiến hơn. Tuy nhiên, 
khá nhiều ý kiến sinh viên muốn điều 
chỉnh bổ sung bài học ngữ pháp (39,2% ý 
kiến) và phát âm (48,1%). Ở nhóm giảng 
viên, đa số đề xuất điều chỉnh bổ sung nội 
dung viết, phát âm. Theo kết quả khảo sát, 
giảng viên cho rằng số lượng bài luyện tập 
cho kỹ năng này còn ít, chưa đủ giúp sinh 
viên tiến bộ rõ rệt nên cần thiết phải bổ 
sung thêm bài luyện tập. Về kỹ năng đọc, 
50% ý kiến giảng viên đề xuất điều chỉnh 
bổ sung bài luyện tập và đa dạng câu hỏi, 
phân loại độ khó do thiết kế bài đọc trong 
giáo trình hầu như khá dễ so với đa số sinh 
viên, do vậy kém thu hút và không tạo 
được động lực học tập cho sinh viên. 
3. Kết luận và khuyến nghị 
Giáo trình TakeAway English 3 được 
đa số sinh viên và giảng viên đánh giá khá 
phù hợp với mục tiêu dạy học tiếng Anh 
không chuyên của nhà trường và phù hợp 
với trình độ của phần lớn sinh viên. Nội 
dung và chủ đề của giáo trình tương đối 
thú vị, bố cục khá hợp lý, cung cấp vừa đủ 
kiến thức từ vựng, ngữ pháp, phát âm và 
tập trung phát triển bốn kỹ năng nghe, nói, 
đọc, viết cho người học, mặc dù sự phân bổ 
những nội dung này chưa đồng đều. Tuy 
nhiên, trong khảo sát này vẫn có những ý 
kiến ngược lại. Một số sinh viên cho rằng 
giáo trình không phù hợp (khó hoặc dễ đối 
với mình). Một bộ phận sinh viên và giảng 
viên có nhận định chủ đề, nội dung giáo 
trình chưa thật sự lôi cuốn. Giảng viên cần 
phải quan tâm đến thông tin này để có thể 
linh hoạt lựa chọn thêm những ngữ liệu thú 
48.1% 
41.3% 
24.3% 
35.4% 39.2% 
29.6% 
48.1% 
33.3% 
16.7% 
50.0% 
83.3% 
16.7% 16.7% 
66.7% 
0.0%
20.0%
40.0%
60.0%
80.0%
100.0%
nghe nói đọc viết ngữ pháp từ vựng phát âm
Ý kiến của sinh viên, giảng viên về điều chỉnh, 
bổ sung các nội dung trong giáo trình 
ý kiến sv ý kiến gv 
100 
vị hơn bổ sung vào bài dạy sao cho thu hút, 
lôi cuốn sinh viên. 
Sinh viên tự nhận xét có tiến bộ khi sử 
dụng giáo trình trong học tập, tuy tiến bộ 
chưa nhiều và kết quả các bài kiểm tra kỹ 
năng của phần lớn sinh viên dao động từ 
mức độ trung bình đến trung bình khá cho 
thấy phần nào hiệu quả của giáo trình trong 
dạy và học ở các lớp tiếng Anh không 
chuyên. Những ý kiến của một số sinh viên 
nhận xét không có tiến bộ trong học tập 
môn học tiếng Anh đáng nhận được sự 
quan tâm của giảng viên. Giảng viên cần 
thiết phải tìm hiểu, và nghiên cứu bổ sung 
vào bài dạy những nội dung cuốn hút giúp 
tạo động lực học tập cho sinh viên. 
Dựa trên những thông tin khảo sát, 
nhóm nghiên cứu đánh giá giáo trình 
TakeAway English 3 khá hiệu quả trong 
giảng dạy tiếng Anh không chuyên tại đại 
học Sài Gòn. Tuy nhiên để tối ưu hiệu quả 
giảng dạy với giáo trình này, chúng tôi mạnh 
dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất cho tổ bộ 
môn nói chung và mỗi giảng viên nói riêng: 
Đối với tổ bộ môn: 
- Tổ bộ môn nên tăng cường công tác 
nghiên cứu khoa học, đặc biệt khuyến khích 
những đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao 
chất lượng, hiệu quả dạy và học tiếng Anh. 
- Tổ bộ môn nên thường xuyên tổ chức 
những chuyên đề, hội thảo tạo cơ hội cho 
giảng viên chia sẻ kinh nghiệm hay và tìm 
giải pháp khai thác giáo trình hiệu quả hơn. 
- Tổ bộ môn nên phân công giảng viên 
nghiên cứu thêm những tài liệu tiếng Anh bổ 
trợ có thể sử dụng kèm theo giáo trình hiện 
tại vì qua khảo sát cho thấy phần lớn sinh 
viên muốn được bổ sung tài liệu học tập, bài 
tập rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh. 
Đối với giảng viên: 
- Giảng viên cần thiết phải hiểu rõ đối 
tượng sinh viên trong nhóm lớp mình phụ 
trách, tránh những nhận định quá chủ quan 
về trình độ của sinh viên. Đối với các 
nhóm Tiếng Anh I, giảng viên nên cập nhật 
điểm bài thi khảo sát tiếng Anh của sinh 
viên nhóm lớp mình để có những đánh giá 
khái quát về khả năng, trình độ của sinh 
viên. Một cách khác là giảng viên nên 
thường xuyên sử dụng những bài kiểm tra 
ngắn để đánh giá nhanh về khả năng của 
sinh viên, qua đó có thể điều chỉnh và áp 
dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy 
cho phù hợp với đối tượng mỗi nhóm lớp. 
Giảng viên có thể nghiên cứu cách ra bài 
tập như áp dụng đánh giá, phân loại độ khó 
của bài tập dễ, khá khó, rất khó. Những 
sinh viên yếu, trung bình có thể chọn làm 
những bài tập dễ, hoặc tương đối khó và 
những sinh viên khá, giỏi có thể chọn 
những bài tập khó hoặc rất khó. Bằng cách 
này có thể tránh trường hợp sinh viên thấy 
nản lòng, sợ môn học vì bài tập quá khó 
hay cảm thấy chán, không có động lực học 
tập vì bài quá dễ, không học thêm được 
kiến thức, kỹ năng mới. 
- Giảng viên cũng nên tăng cường 
tương tác trên lớp với sinh viên qua đó 
nắm bắt được những mong muốn, sở thích 
học tập của sinh viên để có thể chọn lựa bổ 
sung những nội dung ngôn ngữ phù hợp 
với mối quan tâm của sinh viên, tạo sự 
thích thú học tập. Giảng viên nên thường 
xuyên chủ động bổ sung hoạt động, nội 
dung ngôn ngữ gắn liền với thực tế đời 
sống như các bài báo đề cập đến những nội 
dung giới trẻ đang quan tâm, những bài hát 
tiếng Anh thịnh hành, những trò chơi tương 
tác tăng cường sử dụng tiếng Anh 
- Giảng viên không nên quá thụ động, 
phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa vì 
như vậy sẽ làm mất khả năng sáng tạo. Tùy 
theo đối tượng sinh viên, giảng viên cần 
linh hoạt áp dụng phương pháp dạy học 
101 
phù hợp. Giảng viên cần thiết tạo nhiều cơ 
hội, khuyến khích sinh viên thực hành 
tiếng Anh cả trên lớp và sau giờ học thông 
qua những bài tập, nhiệm vụ. Khi giao bài 
tập nhóm hay bài tập dự án, giảng viên nên 
khéo léo kết hợp nhóm gồm có sinh viên 
khá, giỏi làm việc cùng các sinh viên có 
trình độ yếu hơn. Qua hoạt động nhóm, các 
em khá giỏi có thể hỗ trợ những bạn yếu 
hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời sinh viên 
yếu có thể học hỏi thêm từ các bạn khá giỏi. 
Để đảm bảo sinh viên tham gia đầy đủ vào 
các nhiệm vụ, giảng viên phải có kế hoạch 
kiểm tra, đánh giá bằng điểm số cũng như 
nhận xét về phần thực hiện của mỗi sinh 
viên, qua đó giúp sinh viên ngày một hoàn 
thiện hơn khả năng sử dụng tiếng Anh. 
- Giảng viên có thể kết hợp với đồng 
nghiệp cùng nghiên cứu, tổng hợp các 
nguồn tài liệu tiếng Anh, chọn lọc những 
bài tập phù hợp với mục đích khóa học, 
phân loại độ khó theo trình độ của sinh 
viên để tạo ra ngân hàng câu hỏi và sử 
dụng chung cho tổ bộ môn. Ngân hàng câu 
hỏi nên thường xuyên được cập nhật bổ 
sung để ngày càng phong phú, đa dạng. 
- Ngoài nghiên cứu, giảng viên nên 
chủ động phát triển chuyên môn bằng cách 
thường xuyên tham dự các hội thảo, đặc 
biệt là những hội thảo về phương pháp dạy 
học tiếng Anh, đánh giá giáo trình để có cơ 
hội tiếp xúc, học hỏi từ các chuyên gia 
trong lĩnh vực dạy học tiếng Anh cũng như 
tham gia chia sẻ kinh nghiệm cùng các 
đồng nghiệp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chính phủ (2008), Đề án “Dạy và học ngoại 
ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai 
đoạn 2008 – 2020” (ban hành kèm theo Quyết 
định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 
2008 của Thủ tướng Chính phủ). 
2. Cunningsworth, A. (1995), Choosing your 
coursebook, Oxford: Heinemann. 
3. Đại học Sài Gòn (2015), Quyết định số 
203/QĐ-ĐHSG-KTKĐCLGD ngày 4 tháng 2 
năm 2015 do Hiệu trưởng ban hành. 
4. Sheldon, L. (1988). Evaluating ELT textbooks 
and materials. ELTJournal, 42 (4), 237-246. 
Ngày nhận bài: 17/10/2016 Biên tập xong: 15/01/2017 Duyệt đăng: 20/01/2017 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_su_dung_giao_trinh_takeaway_english_3_tron.pdf