Đánh giá giáo trình life - Preintermediate dưới quan điểm của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ trường đại học ngoại ngữ, đại học Huế
Có nhiều nhân tố dẫn đến việc học tiếng Anh thành công, trong đó việc lựa chọn giáo trình phù hợp
là một nhân tố rất quan trọng. Theo Miekley (2005), giáo trình không chỉ cung cấp cho người học chương
trình học một cách hệ thống, trọng tâm và có kế hoạch mà còn cung cấp nội dung kiến thức chuẩn hóa.
Theo đó, Ahour và Ahmadi (2012, tr. 176) cũng khẳng định: "Sách giáo khoa là nguồn chính mà có thể
truyền đạt những kiến thức và thông tin cho người học một cách dễ dàng và có tổ chức". Chính vì vậy,
việc đánh giá giáo trình là một khâu không thể thiếu. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để có thể đánh giá
đuợc giáo trình đó có phù hợp với các mục tiêu đề ra của một khóa học hay không, cũng như đánh giá
xem giáo trình đó có phù hợp với nhu cầu và trình độ của người học hay không? Như chúng ta đã biết,
giáo trình LIFE–Pre-intermediate đã được chính thức đưa vào sử dụng tại trường Ðại học Ngoại ngữ, Ðại
học Huế từ năm 2015 đến nay với mong muốn tạo nên sự hứng thú cho người dạy và người học nhằm
mang lại hiệu quả cho việc dạy và học Tiếng Anh cho các sinh viên không chuyên ngữ. Tuy nhiên, cho
đến bây giờ, chưa có nghiên cứu nào về đánh giá giáo trình này được tiến hành để nhận ra điểm mạnh và
điểm yếu của nó cũng như xem giáo trình có hướng tới mục tiêu của khóa học hay không. Để giải quyết
vấn đề, yêu cầu cấp bách là thực hiện đánh giá giáo trình này để xác định sự phù hợp của nó đối với sinh
viên không chuyên đang theo học học phần Tiếng Anh cấp độ B1 tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học
Huế nhằm đưa ra những gợi ý để sử dụng tốt hơn, như Ahmadi và Derakhshan (2016) đã khẳng định rằng
việc đánh giá sách giáo khoa hay giáo trình giúp giáo viên tìm được sách học phù hợp và cho phép họ
điều chỉnh và sửa đổi chúng để đáp ứng nhu cầu của học sinh
ĐÁNH GIÁ GIÁO TRÌNH LIFE-PREINTERMEDIATE DƯỚI QUAN ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ Nguyễn Phạm Thanh Vân*, Huỳnh Thị Long Hà Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Nhận bài: 30/05/2018; Hoàn thành phản biện: 25/06/2018; Duyệt đăng: 30/08/2018 Tóm tắt: Ahmadi và Derakhshan (2016) nói rằng việc đánh giá sách giáo khoa hay giáo trình giúp giáo viên tìm được sách học phù hợp và cho phép họ điều chỉnh và sửa đổi chúng để đáp ứng nhu cầu của học sinh. Nhiều nhà nghiên cứu và giáo viên tiếng Anh cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá sách giáo khoa. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu nhận thức của giáo viên và học sinh về những điểm mạnh và điểm yếu của giáo trình LIFE-Preintermediate của các tác giả Hughes, Stephenson và Dummett được Cengage Learning xuất bản, sau ba năm sử dụng tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế để dạy cho sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai không chuyên ngữ đang theo học khóa học Tiếng Anh cấp độ B1. Một danh sách các tiêu chí đánh giá sách giáo khoa do Mukundan, Nimehchisalem, và Hajimohammadi (2011) được nhóm nghiên cứu áp dụng sau khi đã chỉnh sửa cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Mười giáo viên và một trăm hai mươi sinh viên tham gia nghiên cứu, với hai trong số giáo viên được mời tham gia phỏng vấn để làm rõ thêm một số thông tin. Dữ liệu thu thập được nhóm tác giả phân tích đầy đủ và dựa vào đó để đưa ra các kiến nghị về việc dạy và học tiếng Anh hiệu quả hơn với giáo trình này. Từ khóa: Bảng tiêu chí đánh giá giáo trình, đánh giá giáo trình, quan điểm 1. Đặt vấn đề Có nhiều nhân tố dẫn đến việc học tiếng Anh thành công, trong đó việc lựa chọn giáo trình phù hợp là một nhân tố rất quan trọng. Theo Miekley (2005), giáo trình không chỉ cung cấp cho người học chương trình học một cách hệ thống, trọng tâm và có kế hoạch mà còn cung cấp nội dung kiến thức chuẩn hóa. Theo đó, Ahour và Ahmadi (2012, tr. 176) cũng khẳng định: "Sách giáo khoa là nguồn chính mà có thể truyền đạt những kiến thức và thông tin cho người học một cách dễ dàng và có tổ chức". Chính vì vậy, việc đánh giá giáo trình là một khâu không thể thiếu. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để có thể đánh giá đuợc giáo trình đó có phù hợp với các mục tiêu đề ra của một khóa học hay không, cũng như đánh giá xem giáo trình đó có phù hợp với nhu cầu và trình độ của người học hay không? Như chúng ta đã biết, giáo trình LIFE–Pre-intermediate đã được chính thức đưa vào sử dụng tại trường Ðại học Ngoại ngữ, Ðại học Huế từ năm 2015 đến nay với mong muốn tạo nên sự hứng thú cho người dạy và người học nhằm mang lại hiệu quả cho việc dạy và học Tiếng Anh cho các sinh viên không chuyên ngữ. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, chưa có nghiên cứu nào về đánh giá giáo trình này được tiến hành để nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của nó cũng như xem giáo trình có hướng tới mục tiêu của khóa học hay không. Để giải quyết vấn đề, yêu cầu cấp bách là thực hiện đánh giá giáo trình này để xác định sự phù hợp của nó đối với sinh viên không chuyên đang theo học học phần Tiếng Anh cấp độ B1 tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế nhằm đưa ra những gợi ý để sử dụng tốt hơn, như Ahmadi và Derakhshan (2016) đã khẳng định rằng việc đánh giá sách giáo khoa hay giáo trình giúp giáo viên tìm được sách học phù hợp và cho phép họ điều chỉnh và sửa đổi chúng để đáp ứng nhu cầu của học sinh. * Email: thanhvan77@gmail.com Với những lý do nêu trên, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài: "Đánh giá giáo trình LIFE cấp độ Pre-Intermediate dưới quan điểm của giáo viên và sinh viên không chuyên ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế". Khảo sát này nhằm: (a) Ðánh giá giáo trình LIFE cấp độ Pre-Intermediate dưới quan điểm của giảng viên và sinh viên không chuyên ngữ đang theo học học phần Tiếng Anh B1 tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế; (b) Gợi ý các cách sử dụng giáo trình phù hợp nhu cầu và sở thích của sinh viên. Ðể đạt đuợc mục đích đó, nhóm nghiên cứu đề xuất hai câu hỏi nghiên cứu như sau: 1. Giáo trình Life Pre- intermediate thỏa mãn nhu cầu và hứng thú của sinh viên đến mức độ nào? 2. Giáo viên cần sử dụng giáo trình Life Pre-intermediate như thế nào để đáp ứng nhu cầu và hứng thú của sinh viên? 2. Tổng quan tài liệu về đánh giá giáo trình 2.1. Vai trò đánh giá tài liệu giảng dạy Rất nhiều tài liệu được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động dạy và học Tiếng Anh. Theo Tomlinson (2011, tr. 13-14) sách giáo khoa, sách bài tập, băng cassette, đĩa CD-ROM, video, bản sao, báo cáo hoặc đoạn văn, bất cứ thứ gì trình bày hoặc thông báo về ngôn ngữ được học đều được xem là tài liệu giảng dạy. Tuy nhiên, thật là phi lí khi nói rằng tài liệu nào đó không hợp lệ, không đáng tin cậy, không thực tế và không rõ ràng. Vì vậy, việc đánh giá tài liệu giảng dạy đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học ngôn ngữ (Ahmad và cộng sự, 2014; Branch, 2009; Cunningsworth, 1995; Sabzalipour & Koosha, 2014; Soori & Jasmhidi, 2013). Tài liệu giảng dạy cần được đánh giá kỹ nhằm mục đích xác định kết quả của quá trình giảng dạy. Quan trọng, việc đánh giá giáo trình cần dựa trên các tiêu chí và qui trình. Ví dụ, Branch (2009) đề cập đó là: xác định tiêu chuẩn đánh giá, chọn công cụ đánh giá (ví dụ: checklist (Cunningsworth, 1995; Miekley, 2005; Mukundan và cộng sự, 2011) và tiến hành đánh giá. Cunningsworth (1995, tr. 35) bổ sung thêm rằng “đánh giá các tài liệu giảng dạy ngôn ngữ kỹ lưỡng là để đáp ứng nhu cầu học tập của người học, các yêu cầu của chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và các khía cạnh ngôn ngữ”. Ngoài ra, đánh giá giáo trình còn giúp giáo viên hiểu được thêm các yếu tố từ phía người học. Thực tế cho thấy sinh viên hiếm khi có cơ hội để đánh giá giáo trình họ đang sử dụng. Quan trọng hơn, người học là những người sử dụng tài liệu trực tiếp nên họ sẽ hiểu và nhận biết được cái gì cần thiết và có những phản hồi rất hữu ích (Cunningsworth, 1995). Khi giáo trình được các giáo viên và sinh viên đánh giá tốt, thì việc dạy và học sẽ đạt được kết quả tốt. Do đó, sẽ tạo nên hứng thú học tập cho sinh viên (Cunningsworth, 1995; Tomlinson, 2011). 2.2. Các hình thức đánh giá tài liệu giảng dạy Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các giai đoạn đánh giá giáo trình: Theo Cunningsworth (1995, tr. 6) và McGrath (2002, tr. 14-15), có ba gia đoạn đánh giá giáo trình: đánh giá trước khi sử dụng, khi sử dụng và sau khi sử dụng. Phân loại này tương tự như Branch (2009) với các tên khác nhau: đánh giá ban đầu, đánh giá hình thành, và đánh giá tổng kết. Mặc dù các thuật ngữ khác nhau được sử dụng để tham khảo các loại đánh giá tài liệu, các thuật ngữ này về cơ bản tương tự và được thảo luận như sau: Đánh giá trước khi sử dụng: theo Tomlinson (2011, tr. 23) thường được tiến hành trước khi giáo trình được sử dụng để dự đoán giá trị của giáo trình đối với người dùng để giúp họ lựa chọn giáo trình phù hợp cho khóa học và đưa vào sử dụng ở một lớp học cụ thể. Có vẻ như đánh giá trước khi sử dụng là loại khó nhất vì không có trải nghiệm thực tế sử dụng giáo trình. Đánh giá giáo trình đang sử dụng: là đánh giá về sự phù hợp của giáo trình có liên quan đến những yêu cầu cụ thể bao gồm các mục tiêu của người học, bối cảnh của người học, các nguồn lực sẵn có, v.v... (Cunningsworth, 1995, tr. 14). Đánh giá sau khi sử dụng là đánh giá tính phù hợp của sách giáo khoa trong một giai đoạn sử dụng liên tục. Theo Tomlinson (2011, tr. 25), đánh giá loại này có thể là có giá trị nhất vì nó có thể đo được hiệu quả thực tế của giáo trình đối với người sử dụng. Dựa vào dữ liệu được đo lường, người đánh giá có thể đưa ra quyết định đáng tin cậy về việc sử dụng, thích ứng hoặc thay thế giáo trình. Các giải thích trên của các nhà nghiên cứu cho thấy rằng việc đánh giá các tài liệu có thể được thực hiện linh hoạt miễn là nó là cần thiết. Tuy nhiên, đánh giá sau sử dụng mang lại kết quả tốt hơn vì nó phản ánh nhận thức một cách đầy đủ (Cunningsworth, 1995; Sabzalipour và cộng sự, 2014). Đó cũng là lý do hình thức này được chúng tôi áp dụng để đánh giá giáo trình LIFE-Pre-intermediate. 3. Tiêu chí để đánh giá giáo trình Danh sách các tiêu chí đánh giá giáo trình (a textbook evaluation checklist) là cái người đánh giá sử dụng để quyết định về những gì cần được đánh giá (Tomlinson, 1998, tr. 220). Hay theo Mukundan và cộng sự (2011), danh sách này là một công cụ giúp cho người đánh giá nắm được các tiêu chí để xem xét giáo trình đó có sử dụng giảng dạy thành công hay không. Nói cách khác, đó là những căn cứ mà người đánh giá dựa vào khi đưa ra quyết định. Các nhà nghiên cứu đã gợi ý nhiều phương thức khác nhau nhằm giúp đánh giá một cách có hệ thống. Theo Cunningsworth (1991) các tiêu chí cần nhắc đến khi đánh giá giáo trình là kích thước, thuộc tính cơ bản của cuốn sách bao gồm mục đích, cách bố trí, phương pháp dạy học. Việc kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ, nói, đọc và viết, các tiểu kỹ năng - ngữ pháp và từ vựng, và chức năng cũng được trình bày trong danh sách đánh giá được đề cập bởi Ur (1996) và Cunningsworth (1995). Trong khi đó, Mukundan và cộng sự (2011) chia danh sách tiêu chí đánh giá thành hai loại: "các thuộc tính chung" và"nội dung dạy học". Các thuộc tính chung bao gồm năm tiểu mục: "sự phù hợp của giáo trình và chương trình giảng dạy", "phương pháp dạy học", "sự phù hợp với người học", "thuộc tính vật chất và thực tế", và "tài liệu hỗ trợ giảng dạy". Phần hai tập trung đánh giá các kỹ năng ngôn ngữ và nội dung dạy học. Trong nghiên cứu này, dựa theo danh sách các tiêu chí đánh giá giáo trình của Mukundan và cộng sự (2011), nhóm tác giả thực hiện một số điều chỉnh để thích nghi với thực tiễn giảng dạy và học tập tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, nơi tiến hành nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu - Sinh viên: 120 sinh viên chính quy không chuyên ngữ thuộc các chuyên ngành khác nhau của các trường đại học thành viên thuộc Đại học Huế đang theo học học phần Tiếng Anh trình độ B1 tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Mỗi sinh viên có thái độ, nhu cầu và thói quen học tiếng Anh khác nhau. Trong mỗi lớp, sinh viên có trình dộ Anh văn không đồng đều, nhưng cùng sử dụng một bộ giáo trình duy nhất: LIFE- Pre-intermediate. - Giảng viên: 10 giảng viên đã và đang trực tiếp giảng dạy tiếng Anh cấp độ B1 với giáo trình LIFE- Pre-intermediate. Tất cả đều có kinh nghiệm giảng dạy từ 3 đến 10 năm trở lên. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Lập bảng câu hỏi điều tra: Chúng tôi đã phát bảng câu hỏi đến 10 giảng viên đang trực tiếp dùng giáo trình LIFE- Pre-intermediate và 120 sinh viên không chuyên ngữ từ các Trường đại học thuộc Đại học Huế đang theo học học phần Tiếng Anh B1 tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Mỗi bảng câu hỏi được chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với khách thể nghiên cứu dựa theo tiêu chuẩn đánh giá giáo trình mà Mukundan và cộng sự (2011) đã đề xuất (Phụ lục 1 và 2). Nó bao gồm hai tiêu chí đánh giá chính: các thuộc tính chung và nội dung dạy học. Thang điểm Likert năm điểm được sử dụng để hiển thị mức độ mà hai nhóm tham gia khảo sát đồng ý với các phát biểu liên quan đến các tiêu chí đánh giá giáo trình được cung cấp. - Phỏng vấn trực tiếp: Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn hai giáo viên để tìm kiếm ý kiến của các giáo viên về giáo trình dựa trên kinh nghiệm của họ trong quá trình sử dụng hoặc để làm rõ bất kỳ sự hiểu nhầm nào nếu có. - Phân tích số liệu: Dữ liệu được khảo sát qua các phiếu câu hỏi, trong đó mỗi câu hỏi bao gồm thang điểm Likert năm điểm đã được phân tích trước. Các câu trả lời được nhập thủ công vào phần mềm máy tính, cụ thể là Microsoft Office Excel 2007 và được xử lý để tìm ra con số và tỷ lệ phần trăm. Dữ liệu định lượng thu được được lập bảng, phân tích và mô tả chi tiết. 5. Kết quả và bàn luận 5.1. Đánh giá về những thuộc tính chung của giáo trình (general attributes) Tìm hiểu giáo trình giảng dạy và chương trình giảng dạy được lồng ghép trong giáo trình đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ. Bởi vì việc này sẽ phản ánh rõ những gì giáo viên sẽ dạy cũng như những gì người học sẽ học. Do đó, cần xem nội dung trong giáo trình có phù hợp với yêu cầu của chương trình giảng dạy hay không. Theo khảo sát đa số giáo viên (90.00%) và sinh viên (86.57%) đồng ý rằng “giáo trình hướng đến mục tiêu chương trình giảng dạy và phù hợp với nhu cầu của sinh viên”. Theo Cunningsworth (1995), tính linh hoạt của việc sử dụng các phương pháp dạy học nào đó khi tiến hành các hoạt động hay bài tập vẫn là một khía cạnh quan trọng trong việc đánh giá giáo trình. Do đó, một cuốn sách giáo khoa hay giáo trình sẽ không hiệu quả nếu nhiều hoạt động và bài tập không thể được giải quyết thông qua các phương pháp giảng dạy. Bảng 1 bên dưới trình bày ý kiến của giáo viên và sinh viên về vấn đề này. Bảng 1. Tỷ lệ phản hồi của giáo viên và sinh viên đối với các câu phát biểu liên quan đến phương pháp dạy học của giáo trình Câu phát biểu Tỷ lệ phản hồi 1 2 3 4 5 Những hoạt động trong giáo trình có thể khai triển tối đa và bao gồm các phương pháp dạy học đa dạng. T % 0.00 5.00 0.00 95.00 0.00 S % 0.35 1.80 42.16 52.31 12.38 Những hoạt động trong giáo trình phù hợp với các phương pháp dạy học. T % 0.00 0.00 0.00 100.00 0.00 S % 0.35 3.50 29.36 44.41 22.38 T= Giáo viên, S= Sinh viên, %= Tỷ lệ phần trăm, 1= Hoàn toàn không đồng ý, 2= Không đồng ý,3= Không có ý kiến, 4= Đồng ý, 5= Hoàn toàn đồng ý Bảng 1 cho thấy rằng gần như toàn bộ (95.00%) giáo viên có quan điểm tích cực rằng các phương pháp dạy học có thể được tích hợp vào bất kỳ loại hoạt động nào trong giáo trình. Điều này cũng nhận sự đồng thuận từ sinh viên (52.31%). Một điểm mạnh nữa đó là tất cả giáo viên (100.00%) chấp nhận sự tương thích giữa các hoạt động (activities) và phương pháp dạy học (English language teaching methodologies). Gần 67.00% sinh viên cũng phản ứng tích cực. Các yếu tố như kiến thức nền tảng và trình độ của sinh viên (Sabzalipour và cộng sự, 2014; Soori và cộng sự, 2013), mức độ phù hợp về bối cảnh kinh tế-xã hội, về văn hóa của người học (Bahrami, 2015), về nhu cầu của người học (Soori và cộng sự, 2013), về sở thích của người học (như đề xuất của Mukundan và cộng sự) đều tác động và có thể làm cho nhận thức của người tham gia khảo sát thay đổi. Bảng 2 sẽ cung cấp thông tin về sự phù hợp của gíao trình được đánh giá trên năm tiêu chí này theo quan điểm của giáo viên và sinh viên. Bảng 2. Tỷ lệ phản hồi của giáo viên và sinh viên đối với các phát biểu liên quan đến sự phù hợp của giáo trình với người học Câu phát biểu Tỷ lệ phản hồi 1 2 3 4 5 Giáo trình phù hợp với kiến thức nền tảng và trình độ của sinh viên T % 0.00 0.00 25.00 50.00 25.00 S % 2.45 4.20 19.92 38.81 34.62 Nội dung giáo trình phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội T % 0.00 0.00 50.00 50.00 0.00 S % 2.80 7.34 36.72 36.36 16.78 Khía cạnh văn hóa trong giáo trình phù hợp với văn hóa Việt Nam T% 0.00 10.00 0.00 90.00 0.00 S % 2.80 6.99 29.02 40.21 20.98 T= Giáo viên, S= Sinh viên, %= Tỷ lệ phần trăm, 1= Hoàn toàn không đồng ý, 2= Không đồng ý,3= Không có ý kiến, 4= Đồng ý, 5= Hoàn toàn đồng ý Từ những số liệu thống kê ở Bảng 2, cho thấy có tỷ lệ phần trăm cao (75.00% và 73.43%) của giáo viên và sinh viên về tính tương thích giữa giáo trình với kiến thức và trình độ của sinh viên. Không có giáo viên nào và chỉ một số nhỏ (6.65%) sinh viên không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Về sự phù hợp của nội dung giáo trình với bối cảnh kinh tế-xã hội, nhóm giáo viên và sinh viên tham gia khảo sát đã phản hồi tích cực (50.00% và 53.14%). Khía cạnh văn hóa trong giáo trình cũng nhận sự phản hồi tích cực từ phía giáo viên (90.00%) và hơn một nữa sinh viên (61,19%). Nhận biết các khía cạnh khác nhau liên quan đến các yếu tố vật chất và thực tế của giáo trình (ví dụ, cách bố trí, hiệu quả của hình ảnh minh họa với bài đọc, độ bền, kích thước phù hợp và chất lượng in) cũng là một lợi thế. Điều quan trọng ở đây là các yếu tố này cũng mang lại cơ hội học tập tốt hơn cho sinh viên (Sabzalipour và cộng sự, 2014). Do đó, việc đánh giá giáo trình phải xét đến các khía cạnh này. Bảng 3 phản ánh nhận thức của giáo viên và sinh viên về những điểm này. Bảng 3. Tỷ lệ phản hồi của giáo viên và sinh viên về các phát biểu liên quan đến các yếu tố vật chất và thực tế Câu phát biểu Tỷ lệ phản hồi 1 2 3 4 5 Giáo trình được trình bày rất rõ ràng và đẹp mắt. T % 0.00 0.00 0.00 40.00 60.00 S % 1.75 4.55 12.02 30.07 51.61 Giáo trình chỉ rõ cách sử dụng các bài đọc và hình ảnh minh họa một cách hiệu quả. T % 0.00 0.00 10.00 65.00 25.00 S % 2.80 7.34 36.72 36.36 16.78 Giáo trình bền có thể sử dụng lâu. T% 0.00 0.00 25.00 50.00 25.00 S % 1.75 2.45 20.98 36.01 38.81 Kích thước giáo trình phù hợp. T% 0.00 0.00 0.00 100.00 0.00 S % 3.50 7.69 16.23 37.06 35.52 Chất lượng in ấn của giáo trình tốt. T% 0.00 0.00 0.00 50.00 50.00 S % 1.40 1.40 13.28 29.72 54.20 T= Giáo viên, S= Sinh viên, %= Tỷ lệ phần trăm, 1= Hoàn toàn không đồng ý, 2= Không đồng ý, 3= Không có ý kiến, 4= Đồng ý, 5= Hoàn toàn đồng ý Từ số liệu thống kê trong Bảng 3, có thể nhận thấy rằng “giáo trình được trình bày rõ ràng và đẹp mắt” với sự đồng tình từ hai nhóm tham gia khảo sát (100.00% giáo viên và 81.68% sinh viên). Về tính hiệu quả của các hình ảnh minh họa liên quan đến nội dung các bài đọc hay các đoạn văn, thì có sự tương đồng về ý kiến “đồng ý và hoàn tòan đồng ý” từ phía giáo viên (90.00%) và sinh viên (gần 80.00%). 75.00% giáo viên và 74.92% sinh viên chọn câu phát biểu thứ ba. Về kích thước của giáo trình, tất cả giáo viên (100.00%) đồng ý là giáo trình có kích thước phù hợp. Cuối cùng, tỷ lệ phần trăm bằng nhau (50.00%) cho thấy rằng giáo viên đồng ý và nhất trí cao về chất lượng in ấn của sách giáo trình LIFE-Preintermediate. Trong khi đó, phần lớn (83.92%) sinh viên được khảo sát có nhận thức tốt về mục này. 5.2. Đánh giá về nội dung dạy học Nội dung bài học trong giáo trình LIFE-Preintermediate được trình bày như thế nào sẽ được thảo luận trong phần này. Cụ thể, các yếu tố như bài tập, khía cạnh văn hóa, nguồn tài liêụ từ đời sống thực tiễn, các tình huống giao tiếp, các chủ đề Bảng 4 sẽ nêu ra những ý kiến phản hồi khác nhau từ hai nhóm tham gia khảo sát. Bảng 4. Tỷ lệ phản hồi của giáo viên và sinh viên về các phát biểu liên quan đến các yếu tố chung của giáo trình Câu phát biểu Tỷ lệ phản hồi 1 2 3 4 5 Phần lớn các bài tập rất thú vị T % 0.00 0.00 0.00 75.00 25.00 S % 4.90 10.49 31.12 36.01 17.48 Các bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó T % 0.00 0.00 0.00 75.00 25.00 S % 3.50 4.90 34.95 38.81 22.73 Mục tiêu của các bài tập đều có thể đạt được T % 0.00 0.00 50.00 50.00 0.00 S % 2.80 7.34 40.56 36.36 16.78 Các khiá cạnh văn hóa trong bài học có thể khai thác được T% 0.00 0.00 25.00 75.00 0.00 S % 4.02 8.39 38.11 34.27 15.03 Ngôn ngữ trong giáo trình được trình bày gần gũi và dễ hiểu T% 0.00 0.00 10.00 80.00 10.00 S % 1.40 3.85 23.07 41.96 29.72 Các tình huống giao tiếp tự nhiên và gần gũi với đời thường T% 0.00 0.00 25.00 75.00 0.00 S % 4.02 8.39 38.11 34.27 15.03 Nguồn tài liệu được cập nhật T% 0.00 0.00 0.00 100.00 0.00 S % 1.40 5.24 29.03 37.41 26.92 Các chủ đề trong giáo trình rất đa dạng và tạo hứng thú cho sinh viên T% 0.00 0.00 25.00 25.00 50.00 S % 1.40 1.40 20.63 46.15 30.42 T= Giáo viên, S= Sinh viên, %= Tỷ lệ phần trăm, 1= Hoàn toàn không đồng ý, 2= Không đồng ý, 3=Không có ý kiến, 4= Đồng ý, 5= Hoàn toàn đồng ý Từ các số liệu thống kê trong Bảng 4, có thể thấy rằng 75.00% giáo viên đồng ý nhưng chỉ 25.00% hoàn toàn đồng ý với ý kiến là “các bài tập rất là thú vị”. Trong khi đó, sinh viên (46.51%) đưa ra ý kiến phản đối. Câu phát biểu thứ hai cũng thu được tỷ lệ phần trăm từ giá
File đính kèm:
- danh_gia_giao_trinh_life_preintermediate_duoi_quan_diem_cua.pdf