Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Nga tại khoa tiếng Nga, trường đại học ngoại ngữ, đại học huế
Nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát hiệu quả của việc lồng ghép các hành vi ngôn ngữ không
lời của người Nga trong các lớp học tiếng Nga và mức độ hài lòng của sinh viên Khoa Tiếng Nga,
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các tiết học này. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc
nắm kiến thức cơ bản về phi ngôn ngữ không những tác động tích cực đến việc học tiếng Nga và kỹ
năng giao tiếp của sinh viên mà còn tạo cho họ động lực đam mê tìm tòi, học hỏi nhiều hơn về văn hóa
và ngôn ngữ Nga. Ngoài ra, bài viết còn nêu ra một số khó khăn mà sinh viên thường gặp phải khi tìm
hiểu về loại hình ngôn ngữ này và đề xuất một số phương pháp nhằm nâng cao hiểu biết của sinh viên
về ngôn ngữ không lời và chất lượng của các tiết học ngoại ngữ.
ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG YẾU TỐ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG NGA TẠI KHOA TIẾNG NGA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ Nguyễn Thanh Sơn* Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Nhận bài: 25/09/2019; Hoàn thành phản biện: 23/10/2019; Duyệt đăng: 25/12/2019 Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát hiệu quả của việc lồng ghép các hành vi ngôn ngữ không lời của người Nga trong các lớp học tiếng Nga và mức độ hài lòng của sinh viên Khoa Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các tiết học này. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nắm kiến thức cơ bản về phi ngôn ngữ không những tác động tích cực đến việc học tiếng Nga và kỹ năng giao tiếp của sinh viên mà còn tạo cho họ động lực đam mê tìm tòi, học hỏi nhiều hơn về văn hóa và ngôn ngữ Nga. Ngoài ra, bài viết còn nêu ra một số khó khăn mà sinh viên thường gặp phải khi tìm hiểu về loại hình ngôn ngữ này và đề xuất một số phương pháp nhằm nâng cao hiểu biết của sinh viên về ngôn ngữ không lời và chất lượng của các tiết học ngoại ngữ. Từ khóa: Phi ngôn ngữ tiếng Nga, đánh giá của sinh viên, lớp học tiếng Nga, dạy-học ngoại ngữ 1. Đặt vấn đề Trong giao tiếp, lời nói là công cụ (phương tiện) quan trọng và hữu hiệu nhất của con người. Tuy nhiên trong ngôn ngữ, phi ngôn ngữ giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong các cuộc trò chuyện. Với xu hướng toàn cầu hóa ngày nay, việc giao lưu văn hóa giữa các quốc gia diễn ra dễ dàng hơn bao giờ hết. Để xây dựng các mối quan hệ xã hội cũng như thành công trong giao tiếp, ngoài nền tảng kiến thức ngôn ngữ và văn hóa tốt, chúng ta cũng cần trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về giao tiếp phi ngôn ngữ. Nhận thấy việc cung cấp cho sinh viên Khoa Tiếng Nga những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ không lời trong giao tiếp là điều cần thiết, chúng tôi lồng ghép yếu tố này trong các lớp học thực hành tiếng và tìm hiểu hiệu quả của các tiết học này. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu phản hồi của sinh viên về hiệu quả của việc áp dụng các hành vi phi ngôn ngữ đến nhận thức và hứng thú của sinh viên Khoa Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trong việc học cũng như tìm hiểu về văn hóa, ngôn ngữ Nga; gợi ý một số phương pháp sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong các lớp học tiếng Nga để nâng cao hiệu quả trong giao tiếp và chất lượng dạy-học tiếng Nga. * Email: nthanhson@hueuni.edu.vn 2. Cơ sở lý luận 2.1. Yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp Phi ngôn ngữ hay còn gọi cách khác là ngôn ngữ không lời là một loại hình ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp của con người. Có rất nhiều nhận định cũng như khái niệm về giao tiếp phi ngôn ngữ từ dưới các góc độ và bình diện khác nhau. Căn cứ vào bình diện ngữ dụng học, tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2005) cho rằng: “Giao tiếp phi lời là giao tiếp bằng toàn bộ cơ thể và các giác quan”. Theo nhà nghiên cứu, trong giao tiếp bên cạnh các phương tiện bằng lời còn có các phương tiện phi lời và những yếu tố đó bao gồm: bối cảnh, diện mạo, cách ăn mặc, tư thế, điệu bộ, cử chỉ, khoảng cách. Ông nhấn mạnh rằng khi phân tích hội thoại cần nghiên cứu các yếu tố phi lời và người ta chỉ có thể hiểu được cách sử dụng một ngôn ngữ khi các yếu tố phi lời được nghiên cứu đầy đủ. Dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa, tác giả Nguyễn Quang (2008) nhận định: “giao tiếp phi ngôn từ là toàn bộ các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp không thuộc mã ngôn từ, có nghĩa là không được mã hóa bằng từ ngữ, nhưng có thể thuộc về hai yếu tố ngôn thanh và phi ngôn thanh. Nó bao gồm các yếu tố cận ngôn như tốc độ, cường độ, ngữ lưu và các yếu tố ngoại ngôn thuộc ngôn ngữ cơ thể như dáng điệu, cử chỉ, biểu hiện nét mặt thuộc ngôn ngữ vật thể như áo quần, trang sức, nước hoa, quà tặng và thuộc ngôn ngữ môi trường như ngôn ngữ đối thoại, địa điểm giao tiếp. Trong đó, ngôn ngữ cơ thể chiếm số lượng lớn trong giao tiếp không lời. Như vậy, có thể nhận định rằng giao tiếp phi ngôn ngữ của con người là sự giao tiếp bằng cách nhận và gửi đi các tín hiệu phi ngôn ngữ (diện mạo, cách ăn mặc, tư thế, điệu bộ, cử chỉ, khoảng cách, v.v) để đạt được mục đích cụ thể trong quá trình giao tiếp. Đã từ rất lâu, con người không chỉ giao tiếp với nhau bằng tiếng nói hay chữ viết mà còn thông qua nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, đồ vật, v.v Ở công xã nguyên thủy, con người giao tiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ không lời và loại hình ngôn ngữ này phản ánh chính xác nhất cảm xúc của người tham gia giao tiếp (thông qua cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười, v.v). Nhân tố làm nên ấn tượng đầu tiên trong một buổi gặp mặt, giúp duy trì không khí của toàn bộ cuộc đối thoại, tác động mạnh đến cảm xúc của người nghe và quyết định hiệu quả giao tiếp, chính là yếu tố phi ngôn ngữ. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra vai trò quan trọng của thứ ngôn ngữ này trong giao tiếp. Tác giả Phi Tuyết Hinh (1996) khẳng định trước khi ngôn ngữ âm thanh bắt đầu hình thành (khoảng 5000 hoặc 4000 trước công nguyên) thì cử chỉ điệu bộ chính là ngôn ngữ cổ xưa nhất của loài người. Giáo sư Mehrabian (1981) nhận định: Trao đổi thông tin diễn ra qua các phương tiện bằng lời là 7%, qua các phương tiện âm thanh (gồm giọng điệu, giọng nói, ngữ điệu và âm thanh) là 38%, còn qua các phương tiện không bằng lời (yếu tố phi ngôn từ như cử chỉ điệu bộ, hình ảnh, v.v) là 55%. Rõ ràng, yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giao tiếp của con người. 2.2. Ảnh hưởng của phi ngôn ngữ đến việc dạy-học ngoại ngữ Các tác giả Cohen, Manion và Morrison (2007) đề cập đến các hành vi phi ngôn ngữ của giáo viên có ảnh hưởng tích cực đến việc giảng dạy và tương tác giữa giáo viên và học viên bao gồm: sử dụng không gian và khoảng cách tương tác, giao tiếp bằng mắt, nụ cười, gật đầu, cử chỉ điệu bộ và thư giãn cơ thể. Tác giả Trần Gia Nguyên Thi (2015) đã tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ của người dạy trong lớp học ngoại ngữ tại Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. Bằng phương pháp thực nghiệm, quan sát thực tế, tác giả đã quan sát và ghi lại các cử chỉ, điệu bộ mà giáo viên thường sử dụng trong các tiết học tiếng Pháp và khảo sát sinh viên để tìm hiểu cách nhìn nhận của các em về vai trò của ngôn ngữ cử chỉ mà giảng viên sử dụng trong quá trình giảng dạy. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng khi sử dụng điệu bộ trong quá trình giảng dạy, thầy cô có vẻ tự nhiên hơn và lôi cuốn được lớp học hào hứng học tập, phát biểu ý kiến. Những điệu bộ, cử chỉ của thầy cô giúp người học hiểu hơn những gì mà họ truyền đạt. Có thể nhận thấy rằng, vai trò của ngôn ngữ cử chỉ trong các lớp học ngoại ngữ là rất quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn giảng viên và sinh viên vẫn chưa quan tâm và chú trọng đến yếu tố này trong giao tiếp cũng như trong các tiết học ngoại ngữ. Việc sử dụng các hành vi phi ngôn ngữ vào thực tế giảng dạy và nghiên cứu thái độ của sinh viên về hiệu quả của các tiết học này là điều cần thiết. 3. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu như đã nêu ở phần Đặt vấn đề. Chúng tôi tập trung tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: - Tác động của việc áp dụng các hành vi phi ngôn ngữ trong dạy-học tiếng Nga và đánh giá của sinh viên là như thế nào? - Làm thế nào để áp dụng yếu tố phi ngôn ngữ một cách có hiệu quả trong giao tiếp? - Tác động của các tiết học này đến việc tạo động lực tìm hiểu nhiều hơn về ngôn ngữ và văn hóa Nga của sinh viên là như thế nào? Khách thể nghiên cứu trong bài viết này là 30 sinh viên từ năm 2 đến năm 4 đang theo học tại Khoa Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Chúng tôi đã tiến hành lồng ghép các yếu tố phi ngôn ngữ trong dạy-học tiếng Nga trong vòng 4 tuần bằng việc dành ra 10 phút đầu tiết học môn Nghe 2 đối với sinh viên năm 2, môn Nghe-Nói 4 đối với sinh viên năm 3. Với sinh viên năm 4, chúng tôi chọn môn học phụ đạo kỹ năng mềm để thực hiện khảo sát này. Các trò chơi đã được tổ chức như chiếu các hình ảnh minh họa về các cử chỉ, điệu bộ đặc trưng của người Nga, các đoạn phim Nga ngắn sau đó cùng nhau bình luận và giải thích ý nghĩa của các hành vi đó. Đồng thời, giảng viên chủ động sử dụng nhiều ngôn ngữ cơ thể: cử chỉ, điệu bộ nhiều hơn trong lúc giảng bài và tương tác với sinh viên. Nguồn tài liệu được chọn lọc từ cuốn “Словарь языка русских жестов” (Từ điển ngôn ngữ cử chỉ của người Nga) của các tác giả Григорий Крейдлин, Светлана Григорьева, Николай Григорьев (2001). Sau đó, để tìm hiểu hiệu quả của phương pháp này chúng tôi đã sử dụng một bảng khảo sát gồm hai phần. Phần thứ nhất bao gồm 13 câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn nhằm mục đích xác định sự đồng ý của sinh viên về các ý kiến liên quan đến hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ trong các lớp học tiếng Nga. Phần thứ hai gồm các câu hỏi mở nhằm thu thập ý kiến về những khó khăn và đề xuất của sinh viên để nâng cao hiểu biết về yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp với người Nga và trong dạy-học tiếng Nga. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thông tin chung của các đối tượng tham gia khảo sát Nghiên cứu này được thực hiện với sự tham gia của 30 sinh viên năm 2 đến năm 4 đang theo học tại Khoa Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Những sinh viên này ở trong độ tuổi 20-22 và đã học tiếng Nga gần 2 năm. Tỉ lệ nam – nữ trong số 30 sinh viên tham gia khảo sát lần lượt là 10% - 90%. 100% các bạn sinh viên đã từng gặp gỡ và giao tiếp với người Nga. Trình độ tiếng Nga của những sinh viên tham gia khảo sát trong nghiên cứu đạt cấp độ A2 đến B1 theo khung tham chiếu Châu Âu. 4.2. Tác động của việc áp dụng các hành vi phi ngôn ngữ trong các tiết học đến việc học tiếng Nga của sinh viên Như đã đề cập ở phần Phương pháp nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phiếu khảo sát nhằm tìm hiểu sự phản hồi của sinh viên về việc lồng ghép các yếu tố phi ngôn ngữ trong các tiết học tiếng Nga. Trong số 13 ý kiến ở phần 1 của phiếu khảo sát, có 4 ý kiến được thiết kế nhằm mục đích xác định sự tác động của việc áp dụng các hành vi phi ngôn ngữ đến việc học tiếng Nga của sinh viên. Kết quả được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Tác động của việc áp dụng các hành vi phi ngôn ngữ trong các tiết học đến việc học tiếng Nga của sinh viên Ý kiến Đồng ý Phân vân Không đồng ý Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tôi cảm thấy việc lồng ghép các kiến thức về phi ngôn ngữ giúp tôi học tiếng Nga tốt hơn. 28 93% 2 7% 0 0% Việc giảng viên chủ động sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong lúc giảng dạy làm cho tiết học sinh động hơn. 30 100% 0 0% 0 0% Tôi cảm thấy hứng thú hơn trong các tiết học có kiến thức về ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp của người Nga so với các tiết học khác. 28 93% 1 3% 1 3% Tôi thích học những tiết học có lồng ghép kiến thức về các hành vi giao tiếp không lời của người Nga. 28 93% 2 7% 0 0% Mong muốn giảng viên sử dụng nhiều ngôn ngữ cơ thể và cung cấp nhiều kiến thức hơn về các hành vi giao tiếp không lời của người Nga. 30 100% 0 0% 0 0% Có 28 (chiếm 93%) trên tổng số 30 sinh viên tham gia khảo sát đồng ý rằng việc có lồng ghép và giới thiệu cho họ kiến thức về giao tiếp phi ngôn ngữ giúp họ học tiếng Nga tốt hơn, có nghĩa rằng việc được trang bị thêm những kiến thức về giao tiếp không lời giúp họ hiểu và học tiếng Nga hiệu quả hơn. Trong khi đó, chỉ có 7% số sinh viên vẫn còn đang phân vân về hiệu quả của phương pháp này. Phần lớn người tham gia khảo sát 94% đồng ý với ý kiến họ cảm thấy hứng thú hơn trong các tiết học có kiến thức về ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp của người Nga so với các tiết học khác. Số còn lại hoặc là phân vân, hoặc là không đồng tình với ý kiến này. Để trả lời cho câu hỏi sinh viên có thích học những tiết học có lồng ghép kiến thức về các hành vi giao tiếp không lời của người Nga hay không, đã có 28 người (93%) tham gia khảo sát đồng ý và có 2 sinh viên phân vân về ý kiến này (tỷ lệ chiếm 7%). Điều này cho thấy, hiệu quả của những tiết học này là rất cao. Việc giảng viên sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong lúc giảng bài làm cho các tiết học sinh động hơn nhận được sự đồng tình của toàn bộ người tham gia khảo sát. 100% sinh viên mong muốn giảng viên sử dụng nhiều ngôn ngữ cơ thể cũng như cung cấp nhiều kiến thức hơn về các hành vi giao tiếp không lời của người Nga trong các tiết học tiếng Nga. Như vậy, vai trò của ngôn ngữ cơ thể góp phần rất lớn đến thành công trong việc thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho sinh viên trong các tiết học. 4.3. Tác động của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong các tiết học đến việc tạo động lực tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa Nga của sinh viên Khi được hỏi về ý định sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp với người Nga sau khi đã hiểu biết về ý nghĩa và tầm quan trọng của yếu tố này trong giao tiếp, có 26 sinh viên (chiếm 87%) cho biết họ sẽ sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp với người Nga, chỉ có 13% sinh viên phân vân về ý kiến này. Phần lớn sinh viên (73%) cho rằng họ sẽ chủ động tìm hiểu về các hành vi giao tiếp không lời của người Nga qua phim ảnh, sách hoặc qua Internet ngoài các bài giảng của giáo viên trên lớp bởi việc hiểu biết và sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tạo cho họ hứng thú tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa cũng như ngôn ngữ mà họ đang theo học. Bảng 2. Tác động của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong các tiết học đến việc tạo động lực tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa Nga của sinh viên Ý kiến Đồng ý Phân vân Không đồng ý Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tôi sẽ sử dụng nhiều ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp với người Nga trong tương lai. 26 87% 4 13% 0 0% Việc hiểu biết và sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tạo hứng thú tìm hiểu sâu hơn về văn hóa và ngôn ngữ Nga. 27 90% 3 10% 0 0% Tôi sẽ chủ động tìm hiểu nhiều hơn về các hành vi giao tiếp không lời của người Nga qua phim ảnh, sách, Internet 22 73% 5 17% 3 1 0% 4.4. Hiệu quả của việc áp dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếpcủa sinh viên Bảng 3. Hiệu quả của việc áp dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong việc giao tiếp với người Nga của sinh viên Ý kiến Đồng ý Phân vân Không đồng ý Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Việc hiểu biết nhiều về ngôn ngữ cơ thể của người Nga giúp tôi tự tin hơn trong giao tiếp với người Nga cũng như trước đám đông. 27 90% 3 10% 0 0% Nhờ những hiểu biết về yếu tố phi ngôn ngữ đặc trưng của người Nga, tôi hiểu hơn về tâm tư, suy nghĩ của họ khi không sử dụng lời nói trong giao tiếp. 21 70% 9 30% 0 0% Việc người đối thoại sử dụng ngôn ngữ cơ thể làm cho cuộc nói chuyện lôi cuốn, không bị nhàm chán. 28 93% 2 7% 0 0% Việc hiểu biết về ngôn ngữ cơ thể trong lúc nói chuyện giúp tôi nắm bắt được tâm lý của người đối thoại (buồn, vui, thích thú, khó chịu) qua đó tôi có thể điều chỉnh được hành vi, lời nói và chủ động hơn trong giao tiếp. 24 80% 4 13% 2 7% Việc hiểu biết về ngôn ngữ cơ thể giúp ích tôi trong việc tránh gây những hiểu lầm đáng có và gây ấn tượng với người đối thoại trong lúc nói chuyện. 27 90% 3 10% 0 0% Sau các tiết học có áp dụng các yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp của người Nga, 90% sinh viên đồng ý rằng việc hiểu biết nhiều về ý nghĩa của các hành vi ngôn ngữ cơ thể của người Nga giúp họ tự tin hơn trong giao tiếp. Trong số các sinh viên tham gia khảo sát, có 70% đồng ý với ý kiến rằng nhờ những hiểu biết về yếu tố phi ngôn ngữ đặc trưng của người Nga, họ hiểu hơn về tâm tư, suy nghĩ của người đối thoại thậm chí khi họ không sử dụng lời nói trong giao tiếp. Bên cạnh đó 30% người tham gia khảo sát còn phân vân về ý kiến này. Như đã đề cập ở mục cơ sở lý luận, yếu tố phi ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình giao tiếp và là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của cuộc nói chuyện, bởi thông qua các hành vi, cử chỉ chúng ta có thể nắm bắt được tâm lý của người nói chuyện khi họ không sử dụng ngôn từ. Vì vậy, có 80% sinh viên đồng ý với ý kiến thông qua ngôn ngữ cơ thể họ có thể nắm bắt được tâm lý của đối phương (buồn, vui, thích thú, khó chịu...) qua đó họ có thể điều chỉnh được hành vi, lời nói, và chủ động hơn trong giao tiếp. Không đồng tình hoặc phân vân với ý kiến này chiếm số lượng không lớn, khoảng 20%. Đồng ý với ý kiến việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp sẽ làm cho cuộc nói chuyện trở nên sinh động hơn, lôi cuốn hơn có 93% người tham gia khảo sát. Điều này cho thấy giao tiếp không lời ảnh hưởng rất lớn đến không khí của cuộc trò chuyện. Từ việc nắm bắt được tâm lý và cảm xúc của người nói chuyện, ngôn ngữ cơ thể giúp chúng ta tránh được những hiểu lầm đáng có và biết cách để gây sự chú ý, tạo ấn tượng tốt với người đối diện trong cuộc trò chuyện, có 90% sinh viên đồng ý với quan điểm này. Như vậy, có thể nhận thấy rằng, việc hiểu biết về phi ngôn ngữ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong giao tiếp. Ngoài yếu tố ngôn từ, ngôn ngữ không lời đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp con người hiểu nhau hơn. 4.5. Khó khăn và đề xuất của sinh viên trong việc nâng cao hiểu biết về yếu tố phi ngôn ngữ trong văn hóa giao tiếp Để tìm hiểu những khó khăn trong việc tìm hiểu về ngôn ngữ không lời của người Nga trong giao tiếp cũng như những đề xuất của sinh viên trong việc nâng cao kiến thức về giao tiếp phi ngôn từ, trong Phiếu khảo sát chúng tôi đã thiết kế các câu hỏi mở và yêu cầu sinh viên trả lời. Các phản hồi của sinh viên được tổng hợp và tóm tắt dưới đây. Khó khăn mà sinh viên thường gặp phải khi tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể của người Nga trong giao tiếp: - Cơ hội tiếp xúc với người Nga và người nói tiếng Nga là rất ít: tại Huế thực tế sinh viên có rất ít cơ hội được tiếp xúc và trò chuyện với người bản ngữ. Tháng 11 năm 2018, Khoa Tiếng Nga đã mời giáo viên tình nguyện về giảng dạy cho sinh viên tại Khoa trong một tháng. Tuy nhiên, thời gian một tháng là quá ít để tạo môi trường cho sinh viên giao lưu và trò chuyện với giáo viên người Nga. Vì vậy, việc chú ý đến các hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ của người Nga trong lúc nói chuyện của sinh viên là không nhiều. - Khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn tư liệu: thực tế hiện nay sinh viên không chủ động trong việc tìm đọc các nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa và các giáo trình giảng dạy mà họ được học trên lớp. Như đã đề cập ở các mục trên, tại Khoa Tiếng Nga vẫn chưa có một giáo trình hay môn học cụ thể nào cung cấp kiến thức về giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn hóa giao tiếp của người Nga, vì vậy đa phần sinh viên chưa ý thức về tầm quan trọng của yếu tố này trong các cuộc trò chuyện. - Khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa của các cử chỉ, điệu bộ của người Nga: hệ thống ngôn ngữ cử chỉ của con người là vô cùng phong phú. Ngoài ra, cùng một điệu bộ, cử chỉ nhưng trong mỗi nền văn hóa khác nhau chúng lại có ý nghĩa khác nhau. Một số sinh viên cho biết, họ thường không hiểu ý nghĩa của một số cử chỉ, điệu bộ của các nhân vật khi xem các bộ phim Nga hay các đoạn hội thoại của người Nga, cũng như khi giao tiếp thực tế với người Nga. Đề xuất của sinh viên để nâng cao kiến thức về yếu tố phi ngôn từ trong giao tiếp: Sau khi được tiếp xúc và hiểu rõ tầm quan trọng của yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp, một số sinh viên đã mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình nhằm nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ không lời như: mong muốn giảng viên cung cấp nhiều kiến thức hơn về các hành vi giao tiếp không lời của người Nga cũng như ý nghĩa của các hành vi đó trong các tiết học; mong muốn có nhiều cơ hội được giao lưu và tiếp xúc với người Nga nhiều hơn để được giao tiếp với họ; tổ chức các trò chơi, chiếu các hình ảnh, xem các phân đoạn phim Nga và cùng nhau bình luận về một vài cử chỉ trong phim; tham gia các lớp học kỹ năng mềm có các kiến thức về giao tiếp không lời. 5. Kết luận và đề xuất Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, có thể đưa ra kết luận như sau: Việc áp dụng ngôn ngữ cơ thể trong các tiết học có ảnh hưởng tích cực đến việc học tiếng
File đính kèm:
- danh_gia_cua_sinh_vien_ve_hieu_qua_cua_viec_su_dung_yeu_to_p.pdf