Đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của tục ngữ so sánh tiếng Hàn có yếu tố chỉ con giáp

Tóm tắt: Các tín hiệu thẩm mĩ trong tục ngữ so sánh tiếng Hàn có t trong cấu trúc so sánh t như B là

động từ được liên tưởng và chiếu đến chất liệu thẩm mĩ là các con giáp theo đặc trưng hành động rất điển

hình của từng con vật. Các động từ biểu đạt thuộc tính t trong tín hiệu thẩm mĩ bao gồm cả hành động của

con người và hành động/động tác của các con giáp. Nhóm tín hiệu thẩm mĩ có t là động từ không đòi hỏi tân

ngữ bao gồm các động từ chuyển động (đi, chạy, đuổi, nhảy) và không chuyển động (ngồi, bám dính, run,

tụ họp), các động từ chỉ âm thanh (nói, gào, mắng chửi, gọi). Trong nhóm tín hiệu thẩm mĩ có t là động từ

đòi hỏi tân ngữ, xuất hiện các động từ cơ bản chỉ hoạt động thường ngày của con người như nhìn, ăn/uống,

đánh/ném, bắt chước. Cách biểu đạt của các đơn vị tục ngữ rất sinh động và phản ánh rõ nét đặc trưng của

phương thức tư duy, cách nghĩ, cách cảm và cách ứng xử của người dân Hàn đối với thế giới xung quanh

nói chung và đối với 12 con giáp nói riêng.

pdf13 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của tục ngữ so sánh tiếng Hàn có yếu tố chỉ con giáp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế đối địch 
như vậy, khi nói đến hành động nghĩ/lo lắng 
cho/quan tâm đến đối phương, thì không cần 
phải suy nghĩ nhiều, người ta cũng có thể biết 
đó là hành động giả dối nhằm ngụy tạo, che 
đậy cho mục đích xấu xa... Tương tự như vậy, 
tục ngữ so sánh tiếng Hàn có tín hiệu vờn/trêu 
(놀리다, 어르다) với mô hình chất liệu chủ 
thể - đối tượng cũng là mèo - chuột: 고양이 
(가) 쥐 놀리듯 한다 mèo vờn chuột, 고양이
(가) 쥐 어르듯 한다 như mèo vờn chuột. 
Thường thì hành động trêu/vờn có thể bộc 
lộ hay thể hiện thái độ yêu mến, có thiện ý 
với đối phương. Tuy nhiên, trong mối quan 
hệ này, cũng giống như cách nhìn, cách cảm 
và cách biểu đạt của người Việt, hình ảnh mèo 
vờn chuột thường mang nghĩa phê phán kẻ 
mạnh trêu chòng, ức hiếp kẻ yếu, thường bỡn 
cợt, trêu chọc, hành hạ người khác... Trong 
thực tế, nếu đói, mèo sẽ ăn thịt chuột ngay 
khi bắt được; nếu không đói, mèo thường tàn 
nhẫn vờn chuột cho sợ hãi, mệt mỏi đến kiệt 
sức, thậm chí là chết rồi mới ăn thịt hoặc bỏ, 
không ăn nếu đã no...
4.4. Tín hiệu thẩm mĩ có t là động từ đánh, 
vứt/ném, bắt chước 
Tín hiệu đánh có mô hình chất liệu [chủ 
thể (có thể ẩn) - đối tượng của hành động - 
phương tiện]. Tư liệu chỉ có một đơn vị tục 
ngữ với chất liệu động vật là chó, với cấu 
trúc đối tượng của hành động - phương tiện 
hành động, ta có hình ảnh: chó - cuộn dây: 
노뭉치로 개 때리듯 한다 như đánh chó 
bằng cuộn dây. Hành động đánh thường được 
coi là mang tính chất bạo lực, có thể vì mục 
đích răn dạy, có thể vì thù hận... Tuy nhiên, 
với sợi dây là phương tiện, theo cách nghĩ của 
người Hàn, đây là hành động được thực hiện 
nhẹ nhàng, vừa lấy lòng vừa trêu đùa (người 
Việt gọi là đánh yêu!). 
Với hành động vứt/ném, mô hình cấu trúc 
của tín hiệu thẩm mĩ trong tục ngữ so sánh 
khá đa dạng. Ở cấu trúc [chủ thể - vứt/ném 
- đối tượng hành động], ta có hình ảnh: mèo 
- vỏ cua: 고양이 게껍질 버리듯 한다 như 
mèo vứt vỏ cua: chỉ hành động vứt đồ vô dụng 
một cách dứt khoát, không luyến tiếc. Với cấu 
trúc [chủ thể (ẩn) - vứt/ném - đối tượng - hoàn 
cảnh], ta có hình ảnh: ném - rắn - điệu múa 
lưng: 허리춤에서 뱀 집어던지듯 한다 như 
túm rắn ném trong điệu múa lưng: cũng là 
hành động ném mạnh, dứt khoát. Trong mô 
hình [chủ thể (ẩn) - ném/vứt - đối tượng - địa 
điểm], người Hàn liên tưởng tới hình ảnh: 
ném/vứt - phân chó - ruộng cải thảo: 배추밭 
개똥 내던지듯 한다 như ném phân chó khỏi 
113Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 103-115
ruộng cải thảo: ném, vứt bỏ cái gì bẩn thỉu, 
thừa, không cần thiết một cách không thương 
tiếc. Đôi khi, để thực hiện hành động vứt, cần 
phải gỡ vật gì đó - vô dụng hoặc có hại đang 
bám chặt vào vật khác rồi vứt đi, đó là chất 
liệu thẩm mĩ với cấu trúc [chủ thể - hành động 
- đối tượng] với hình ảnh: bọ - bám - chân chó: 
개발에 진드기 떼어 버리듯 한다 như gỡ bọ 
bám chân chó: gỡ bỏ một cách dứt khoát vật 
gì đó không cần thiết hoặc có hại cho vật/chủ 
thể mà nó bám vào...
Ngoài ra, tín hiệu bắt chước được chiếu 
với khỉ - loài động vật mang đặc trưng này một 
cách rõ nét. Với mô hình của B là [chủ thể (có 
thể ẩn) - bắt chước], ta có hình ảnh: khỉ - lời 
nói/hành động: 원숭이 흉내 내듯 한다 như 
khỉ bắt chước: ví với người bắt chước lời nói/ 
hành động của người khác (giỏi như khỉ)... 
Hành động chia sẻ với chủ thể hành động là 
con người (có thể ẩn) - hành động chia sẻ - đối 
tượng hành động được chiếu với chất liệu động 
vật là chó. Tục ngữ Hàn có 2 hình ảnh sau: 
1) (con người) - chó con: 강아지 나누어 
가듯 한다 như chia chó con: chia sẻ cái gì đó 
rất gần gũi như chia chó con cho hàng xóm; 
2) (con người) - chó điên bắt được: 미친개 
잡은 고기 나눠먹듯 한다 như chia nhau ăn 
thịt chó điên bắt được: là chó điên lang thang 
vô chủ nên khi bắt được thì chia đều cho tất 
cả cùng ăn...
Trong nhóm tín hiệu thẩm mĩ có t là động 
từ đòi hỏi tân ngữ, thuộc nhóm có động từ 
nhìn và ăn/uống, xuất hiện nhiều đơn vị tục 
ngữ liên quan đến chó và mèo, ngoài ra còn có 
bò và lợn. Thường đối tượng hành động trong 
các đơn vị tục ngữ này là đồ ăn/thức uống, các 
con giáp nêu trên là chủ thể hành động. Tính 
chất của hành động chủ yếu là thèm/muốn 
và ăn tham, ăn nhiều hay ăn ít... Với nhóm 
tín hiệu có t là động từ chờ đợi được biểu đạt 
bằng hình ảnh người thợ thuộc da chờ ngựa 
chết, chó đợi chủ; động từ nghĩ hay trêu/vờn 
chiếu với hình ảnh của mèo và chuột; động từ 
đánh/ném được chiếu tới đối tượng hành động 
là chó; hành động bắt chước được liên tưởng 
tới khỉ...
5. Kết luận
Các tín hiệu thẩm mĩ trong các đơn vị 
tục ngữ so sánh tiếng Hàn có t trong cấu 
trúc so sánh t như B là động từ được liên 
tưởng và chiếu đến chất liệu thẩm mĩ là 
các con giáp theo đặc trưng về hành động 
vốn có rất điển hình của từng con vật, liên 
hệ tới quan hệ gắn bó giữa các loài gần 
gũi với nhau hoặc gần gũi với con người. 
Trong các đơn vị tục ngữ xuất hiện các 
hình ảnh quen thuộc, các hành động cơ bản 
và thường ngày của con người như ăn, đi, 
nhìn... Các tình huống giao tiếp ứng xử 
trong cuộc sống rất tự nhiên được biểu đạt 
thông qua các chất liệu thẩm mĩ với mô 
hình cấu trúc đa dạng (có thể là từ hay cụm 
từ, mệnh đề). Cách biểu đạt của các đơn 
vị tục ngữ rất sinh động và phản ánh rõ 
nét đặc trưng của phương thức tư duy, cách 
nghĩ, cách cảm và cách ứng xử của người 
dân Hàn đối với thế giới xung quanh nói 
chung và đối với 12 con giáp nói riêng. 
Có thể nói, bằng cách này, tục ngữ tiếng 
Hàn đã góp phần lưu giữ và tái hiện lại một 
phần cuộc sống, những đặc trưng văn hóa 
của dân tộc Hàn trong quá trình phát triển 
lịch sử.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Nguyễn Thùy Dương (2013). Một số tín hiệu thẩm mỹ 
trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Luận văn Thạc 
sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - 
Đại học Quốc gia Hà Nội
Hoàng Văn Hành (2003). Thành ngữ học tiếng Việt. Hà 
Nội: Nxb Khoa học xã hội.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013). Văn hóa ứng xử của 
người Hàn qua thành ngữ, tục ngữ (so sánh với Việt 
Nam). Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học 
Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố 
Hồ Chí Minh.
Lê Thị Hương (2015). Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc 
nói về động vật và thực vật (một vài so sánh với Việt 
Nam). Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học 
Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Lân (2016). Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt 
Nam. Đà Nẵng: Nxb Đà Nẵng.
114 H.T. Yến, H.T.H. Anh / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 103-115
Trương Thị Nhàn (1995). Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ 
các tín hiệu thẩm mĩ - không gian trong ca dao. 
Luận án Tiến sĩ. Đại học Sư phạm 1, Hà Nội.
Nguyễn Văn Nở (2008). Biểu trưng trong tục ngữ người 
Việt. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vũ Ngọc Phan (2008). Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt 
Nam. Hà Nội: Nxb Văn học.
Saussure, Ferdinand de (1973). Giáo trình Ngôn ngữ 
học đại cương. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.
Trương Đông San (1981). Thành ngữ so sánh trong 
tiếng Việt. Một số bài viết về sự vận dụng tiếng Việt. 
Hà Nội: Nxb Giáo dục. 
Son Sun Yeong (2015). So sánh biểu trưng của 12 con 
giáp trong tục ngữ Việt Nam và Hàn Quốc. Luận 
văn Thạc sĩ. Trường Trường Đại học Khoa học Xã 
hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần Văn Tiếng (2006). So sánh một số đặc điểm cú 
pháp-ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Việt và tiếng 
Hàn. Luận án Tiến sĩ. Đại học Quốc gia thành phố 
Hồ Chí Minh.
Lê Thị Thương (2009). Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ 
Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật 
từ góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá. Luận văn Thạc sĩ. 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại 
học Quốc gia Hà Nội.
Hoàng Thị Yến (2017a). Tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố 
chỉ con mèo (liên hệ với tiếng Việt). Nghiên cứu 
Nước ngoài, 33(2), tr.155-167.
Hoàng Thị Yến (2017b). Đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ 
trong thành ngữ so sánh tiếng Việt. Nghiên cứu 
Nước ngoài, 33(5), tr.145-155. 
Tiếng Hàn
호녕녕 (2011). 한국과 중국의 말 (馬) 관련 속담 
비교 연구. 호서 대학교. 석사 논문 
Ho Nyung Nyung (2011). Nghiên cứu so sánh tục 
ngữ Hàn - Trung có yếu tố chỉ ngựa. Luận văn Thạc 
sĩ. Đại học Hoseo, Hàn Quốc. 
장재환 (2009).일. 한 동물 속담에 관한 비교. 고찰: 
‘말’과 ‘개’에 관한 속담을 중심으로. 단국 
대학교. 석사 논문 
Jang Jae Hwan (2009). So sánh tục ngữ động vật 
Nhật - Hàn: trọng tâm là tục ngữ có yếu tố chỉ ngựa 
và chó. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Danguk, Hàn 
Quốc. 
김명화 (2011). 한-중 12 지신 동물 속담 비교 연구. 
동주 대학교. 석사 논문. 
Kim Myung Hwa (2011).Nghiên cứu so sánh tục 
ngữ động vật 12 con giáp Hàn - Trung. Luận văn 
Thạc sĩ. Đại học Dongjoo, Hàn Quốc. 
송재선(1997). 동물 속담 사전. 東文選.
Song Jae Seun (1997). Từ điển tục ngữ động vật. 
Dongmunseon. 
115Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 103-115
FEATURES OF AESTHETIC SIGNS IN KOREAN 
ZODIAC-RELATED COMPARATIVE PROVERBS 
Hoang Thi Yen1, Hoang Thi Hai Anh2
1. Faculty of Korean Language and Culture, VNU University of Languages 
and International Studies, Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
2. Division of Korean, Faculty of Foreign Languages, Ha Long University, 
258 Bach Dang, Uong Bi, Quang Ninh, Vietnam
Abstract: Aesthetic signs in Korean comparative proverbs having the structure t like B 
with t being a verb refer to aesthetic material, which are the 12 animals in Oriental Zodiac and 
their typical action. The verbs expressing t in aesthetic signs include human actions and actions/
movements of the Zodiac animals. Aesthetic signs with t being monovalent verbs (or those which 
do not require an object) include verbs of movements (e.g. go, walk, chase, jump), non-movement 
(e.g. sit, stick, shake, gather) and verbs of sound (e.g. talk, scream, yell, call). Aesthetic signs with 
t being bivalent verbs (or those requiring an object) include verbs denoting human basic daily 
activities (e.g. look, eat/drink, hit/throw, copy). Proverbs are expressed in a very lively and clear 
manner, reflecting how Korean people think, feel and treat the world around in general and the 
Zodiac animals in particular.
Keywords: aesthetic signs, comparative proverbs, Korean, Zodiac, t like B, verb 

File đính kèm:

  • pdf39898_126832_1_pb_1521_2154197.pdf
Tài liệu liên quan