Đặc điểm của dịch ca khúc và bản dịch ca khúc Anh-Việt
Tóm tắt: Bài viết của chúng tôi trình bày đặc điểm của dịch ca khúc và bản dịch ca khúc Anh-Việt.
Trên cơ sở lý thuyết dịch ca khúc và chiến thuật dịch ca khúc của Peter Low, chúng tôi chọn 3 bản dịch ca
khúc Anh - Việt để tìm hiểu các đặc điểm trong chuyển dịch. Việc phân tích 3 bản dịch cho thấy bản dịch
nghĩa chứng tỏ sự giống nhau về mặt ngữ nghĩa như nội dung, nhân vật, kịch bản. Ở bản dịch phỏng, dịch
giả đã giữ lại được chủ điểm, kịch bản và nhân vật. Còn với bản dịch thoát ly, nội dung ca khúc được làm
mới hoàn toàn. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng tất cả các bản dịch đều tuân theo nguyên lý Pentathlon mà Low
đề xuất - ưu tiên yếu tố giai điệu, các yếu tố còn lại hỗ trợ lẫn nhau. Kết quả nghiên cứu còn chỉ rõ vần điệu
là yếu tố khó đảm bảo nhưng trong ba bản dịch lời Việt vần điệu lại được đảm bảo rất tốt.
át trong bản gốc được kết thúc bằng một âm tiết mở (nguyên âm) để kéo dài độ ngân nga của câu hát, thì âm tiết cuối của câu hát trong bản dịch cũng phải được kết thúc bằng âm tiết tương tự. Nếu âm cuối của câu hát trong bản gốc là âm vang mũi (âm mũi) để tạo độ ngân rung trong câu hát, thì âm cuối trong câu hát của bản dịch cũng là âm tương tự. Minh chứng sau đây sẽ đại diện để chứng minh cho quá trình chuyển dịch đặc biệt này: I/ ne/ver/ dared/ to/ reach/ for/ the/ moon I/ ne/ver/ thought/ I’d know/ hea/ven/ so/ soon (“Over and Over” - Nana Mouskour) Em/ không/ mơ/ hoang/ kiếp/ sống/ trên/ cung/ hằng Em/ không/ tham/ lam/ diễm/ phúc/ trên/ thiên/ đàng (“Tình nồng cháy” – Anh Bằng) Để mỗi âm tiết tương ứng với một nốt nhạc, ở câu hát thứ nhất ta thấy từ song tiết “never” vốn phát âm thành một khối đã bị chia thành hai âm tiết “ne/ver”. Câu hát thứ nhất có 9 âm tiết, câu hát thứ nhất trong bản dịch cũng phải có 9 âm tiết. Ở câu hát thứ hai, hai âm tiết “I’d know” đã bị hát lướt để thành 1 âm tiết. Do vậy, ở câu hát thứ hai có 9 âm tiết, và câu hát thứ 2 trong bản dịch cũng có 9 âm tiết. Quy luật đặc biệt của ngữ âm học được thể hiện ở cặp âm tiết “moon/soon” đứng cuối mỗi câu hát ở bản gốc. Đây là cặp âm tiết được kết thúc bằng âm mũi /n/, thì cặp “hằng/đàng” đứng cuối mỗi câu hát trong bản dịch cũng kết thúc bằng âm mũi /ŋ/. Vần điệu: Một yếu tố mà Low cho rằng khó nhất – yếu tố vần điệu thì ở ba bản dịch lại thể hiện rất tốt. Vần trong thơ ca tiếng Anh được phân ra thành các loại khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau. Theo Delaney (2003), dựa vào vị trí của vần được hiệp với nhau (sự hiệp vần), người ta phân thành vần giữa dòng thơ (vần lưng) và vần cuối dòng thơ (vần chân). Dựa vào số lượng âm tiết của vần được hiệp với nhau, người ta phân vần thành vần có một âm tiết (vần đơn), vần có hai âm tiết (vần đôi) và vần có ba âm tiết (vần ba). Dựa vào chức năng hoà âm của các vần được hiệp với nhau, Thompson (2006) phân vần thành vần hoàn hảo (vần chính), vần chưa hoàn hảo (vần thông) và vần chính tả (hiệp vần về mặt chính tả). Vần trong thơ ca tiếng Việt được phân ra thành các loại khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau. Dựa theo vị trí của vần, người ta phân thành vần lưng và vần chân; dựa theo mức độ hoà âm của vần, Mai Ngọc Chừ (2005) phân thành vần chính, vần thông và vần ép; dựa theo sự biến thiên của thanh điệu ở âm tiết mang vần, người ta phân chia thành vần bằng và vần trắc. Để bàn luận về vần, chúng tôi căn cứ vào chức năng hoà âm của vần để đưa ra những nhận xét sau đây về vần trong ba bản dịch. Ở bản dịch “Tình nồng cháy” (Đoàn Thuý Quỳnh, 2018: 561), vần được đảm bảo để nối liền các câu hát từ câu đầu tới câu cuối. Hơn nữa số lượng cặp vần trong bản dịch cũng bằng với số cặp vần trong nguyên bản. Bản dịch có 9 cặp vần, trong đó có 3 cặp vần hoàn hảo (vần chính): tình/mình; dài/mãi; đàng/ bàng; 6 cặp vần không hoàn hảo (vần thông): hằng/đàng; rồi/đời; đầy/dài; vàng/tàn; thầm vàng; đời /đầy. So với nguyên bản thì nguyên bản có 8 cặp vần hoàn hảo: moon/soon; feel/ reveal; name/again; eyes/goodbyes; cried/ signed; true/you gold/old; away/stay và 1 cặp vần không hoàn hảo: byes/cried. Trong bản dịch “Đồng xanh”, số lượng cặp vần ít hơn so với số lượng cặp vần trong nguyên tác. Nếu trong nguyên tác có 8 cặp vần hoàn hảo: run/sun, above/love, run/sun, heart/ depart, away/day, me/see, return/learn, roam/ home thì trong bản dịch chỉ có 4 cặp vần; trong đó có 1 cặp vần hoàn hảo (vần chính): 86 Đ.T. Quỳnh/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 80-87 người/trời và 3 cặp vần không hoàn hảo (vần thông): cây/say, quên/em, hiu/tim. Như vậy, ở những bản dịch nghĩa và dịch phỏng, dịch giả đã thể hiện được sự xuất hiện của vần trong bản dịch, nhưng không thể hiện được nhiều vần ở mức độ hoàn hảo. Tuy nhiên, đây cũng là những bản dịch rất thành công khi cố gắng đảm bảo yếu tố vần điệu trong lời ca. Bản dịch “Ôi! Giàn thiên lý đã xa” là bản dịch thoát ly (tác giả không lệ thuộc vào ngữ nghĩa của từ ngữ trong bản gốc mà đặt lời mới theo giai điệu nhạc của bản gốc) nên bản dịch chứa 6 cặp vần chính (vần hoàn hảo): nhà/xa, rồi/trôi, người/khơi, mà/qua, đường/dương, trời/ơi và 2 cặp vần ép (vần không hoàn hảo): tình/xanh, nàng/thương. Ở nguyên tác, toàn bộ số cặp vần đều là vần hoàn hảo (vần chính): fair/there, thyme/mine, shirt/work, well/fell, leather/feather, land/sand. Như vậy, về mặt vần điệu, bản dịch thoát ly đạt tiêu chuẩn cao về vần hoàn hảo. Qua đây, có thể thấy rằng ba bản dịch ca khúc lời Việt được khảo sát là các bản dịch khá thành công khi đưa yếu tố vần điệu vào trong lời dịch. 3. Kết luận Tóm lại, bài viết của chúng tôi trình bày quan niệm về dịch thuật, dịch ca khúc và cơ sở lý thuyết về dịch ca khúc. Cơ sở lý thuyết dịch ca khúc mà chúng tôi đề cập là cơ sở lý thuyết được Peter Low xây dựng dựa trên khung lý thuyết hệ thống và ông đã đưa ra các chiến thuật dịch ca khúc gồm dịch nghĩa, dịch phỏng và dịch thoát ly. Trên cơ sở lý thuyết đó, chúng tôi chọn 3 bản dịch ca khúc Anh - Việt để tìm hiểu các đặc điểm trong chuyển dịch. Việc phân tích 3 bản dịch cho thấy bản dịch nghĩa chứng tỏ sự giống nhau về mặt ngữ nghĩa như nội dung, nhân vật, kịch bản. Ở bản dịch phỏng, dịch giả đã giữ lại được chủ điểm, kịch bản và nhân vật. Còn với bản dịch thoát ly, nội dung ca khúc được làm mới hoàn toàn. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng tất cả các bản dịch đều tuân theo nguyên lý Pentathlon mà Low đề xuất - ưu tiên yếu tố giai điệu, các yếu tố còn lại hỗ trợ lẫn nhau. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy cả ba bản dịch đảm bảo yếu tố vần điệu - yếu tố mà Low cho rằng khá khó đảm bảo khi dịch ca khúc. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi mới chọn 3 bài hát để phân tích và thấy rằng đó là những bản dịch rất thành công. Nhiều bản dịch khác chưa được khảo sát và có thể không thành công bằng 3 bài hát này. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm rõ những điểm thành công cũng như khiếm khuyết của chúng theo cơ sở lý thuyết đã xác lập trong bài viết này nhằm có những đóng góp hữu ích hơn nữa. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt Nguyễn Ninh Bắc (2014). Biên dịch lời bài hát Anh- Việt, Việt-Anh. Ngôn ngữ và đời sống, 11, tr. 65-71. Mai Ngọc Chừ (2005). Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học. Hà Nội: Nxb. Văn hoá – Thông tin. Đinh Văn Đức (2001). Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thu Huyền chủ biên (2011). Học tiếng Anh qua những ca khúc nổi tiếng. Hà Nội: Nxb. Đại học Phương Đông. Đoàn Thuý Quỳnh (2018). Giá trị của “vần” trong ca khúc “Tình nồng cháy”. Hội thảo quốc tế dành cho nghiên cứu sinh và học viên cao học (tr. 556-564), Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đoàn Thuý Quỳnh, Hoàng Minh Nguyệt (2019). Đối chiếu hiệp vần trong ca khúc “Over and Over” với bản dịch tiếng Việt. Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, 57(1), tr. 91-101. Lê Quang Thiêm (2008). Ngữ nghĩa học. Hà Nội: Nxb. Giáo dục. Lê Hùng Tiến (2007). Vấn đề phương pháp trong dịch thuật Anh – Việt. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Ngoại ngữ, 23(1), tr. 1-14. Lê Hùng Tiến (2010). Tương đương dịch thuật và tương đương trong dịch Anh - Việt. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Ngoại ngữ, 26(3), tr. 141-150. Tiếng Anh Catford, J.C. (1965). A linguistic theory of translation. London, UK: London University Press. Cristal, D. (1992). The Cambridge Encyclopedia of Language. Cambridge University. 87Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 80-87 Delaney, D. (2003). Fields of vision. London: Longman. Franzon, J. (2005). Musical comedy translation: Fidelity and format in the Scandinavian My Fair Lady. In D. Gorlee (Ed.), Song and Significance: Virtues and Vices of Vocal Translation (pp. 263-298). Amsterdam/New York: Rodopi. Franzon, J. (2008). Choices in Song Translation: Singability in print. Subtitles and Sung Performances. The Translator, 14(2), 373-399. Low, P. (2005). The Pentathlon Approach to Translating Songs. In Song and Significance (pp. 185-212). Amsterdam/New York: Rodopi. Low, P. (2013). When Song Cross Language Borders. The Translator, 19(2), 229-244. Newmark, P. (1985). Approaches to Translation. Oxford Pergarnon Press. Newmark, P. (1988). A textbook of translation. Prentice Hall: New York, USA. Thompson, M. C. (2006). Some Element of Poetry. US Royal Fire Work Press. Nguồn ngữ liệu lyric.karaoke.com/Album/nhac_ngoai_loi_viet CHARACTERISTICS OF SONG TRANSLATION AND ENGLISH-VIETNAMESE SONG TRANSLATIONS Doan Thuy Quynh Faculty of English, VNU University of Languages and International Studies, Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam Abstract: In this article, we review some major theories related to translation and song translation. The song translation strategies, which are introduced by Peter Low, are as follows: translation, adaptation and replacement (text). He has also introduced the “Pentathlon Principle”, which comprises of rhyme, rhythm, naturalness, singability, and sense to song translation. The Pentathlon Principle is illustrated by our analysis of 3 Vietnamese versions of English songs. The results show that all the tunes are maintained as the original, while the semantically translated version ensures the same meaning, content, characters as well as the whole story as the original. By contrast, the adapted version only retains the theme, the plot and the characters. For the last one, the lyrics are completely novel – the translator creates a new story over the original tune. The study results also show that all three versions observe the “Pentathlon Principle”, and singability and rhyme come high on the list of priorities. Keywords: song translation, adaptation, pop music, English songs, Vietnamese versions
File đính kèm:
- 39894_126824_1_pb_4688_2154195.pdf