Công thức giao tiếp hiệu quả: Nghe + Nói + Đọc + Viết!

Quy luật phát triển về năng lực ngôn ngữ của con người được bắt đầu từ

nghe, nói rồi đến đọc, viết. Nhưng để giao tiếp thành thạo và hiệu quả, người

học cần phát triển đồng đều cả 4 kĩ năng.

Listening (Nghe): Hãy thường xuyên luyện nghe. Các bạn hãy tập nghe tin

trên đài BBC hay CNN. Siêng nữa thì thu âm lại để nghe kỹ nhiều lần: lần

đầu nghe để nắm sơ lược nội dung, lần sau nghe ngữ điệu, phát âm và từ mới.

pdf3 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công thức giao tiếp hiệu quả: Nghe + Nói + Đọc + Viết!, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công thức giao tiếp hiệu quả: Nghe 
+ Nói + Đọc + Viết! 
Quy luật phát triển về năng lực ngôn ngữ của con người được bắt đầu từ 
nghe, nói rồi đến đọc, viết. Nhưng để giao tiếp thành thạo và hiệu quả, người 
học cần phát triển đồng đều cả 4 kĩ năng. 
Listening (Nghe): Hãy thường xuyên luyện nghe. Các bạn hãy tập nghe tin 
trên đài BBC hay CNN. Siêng nữa thì thu âm lại để nghe kỹ nhiều lần: lần 
đầu nghe để nắm sơ lược nội dung, lần sau nghe ngữ điệu, phát âm và từ 
mới. Nghe đi nghe lại nhiều lần sẽ học được cách đọc nối từ và ngữ điệu 
toàn câu - những điều không hề có trong tiếng Việt. Hiện nay truyền hình 
cáp và KTS đều có các kênh nói tiếng Anh, chất lượng âm thanh tốt hơn rất 
nhiều. Những lúc thư giãn thì hãy nghe nhạc tiếng Anh, nhưng không phải 
nghe không mà chú ý cả cách sử dụng từ vựng trong bài. Nếu có thời gian 
rảnh hơn thì thu âm giọng mình nói, một dạng kiểu “spoken diary”, cũng khá 
thú vị, vừa kiểm tra được ngữ điệu và vốn từ vựng của mình. 
Speaking (Nói): “Listening” và “Speaking” liên quan mật thiết với nhau. 
Một người nghe hỏi mà không hiểu thì làm sao có thể trả lời được? 
“Speaking” cần nhất 2 điều: từ vựng và phản xạ nói. Từ vựng ở đây bao gồm 
cả cách phát âm đúng và sử dụng từ đúng ngữ cảnh. Phản xạ nói bao gồm 
nhịp độ trả lời và cách trả lời cho phù hợp. Không phải cứ nhanh là đúng 
nhưng chắc hẳn không nói ra thì ko bao giờ có thể đúng được! Vì thế các 
bạn đừng quá ngại ngùng, rụt rè khi có cơ hội giao tiếp, nhưng cũng cần để ý 
đến lỗi sai để sửa, tránh dùng sai một cách có hệ thống (vì rất khó sửa sau 
này)! Vậy ngay từ bây giờ hãy nói chuyện với bạn bè, thầy cô, người nước 
ngoài bằng tiếng Anh càng nhiều càng tốt! 
Reading (Đọc): Hãy đọc thật nhiều sách báo tiếng Anh bản gốc, để ý cách 
dùng từ, cụm câu, văn phong của tác giả. Nên đa dạng hóa các chuyên mục, 
lĩnh vực cần đọc đồng thời tìm hiểu mở rộng những thuật ngữ, cụm câu liên 
quan để tham chiếu và bổ trợ cho các bài viết (writing). “Reading” giúp ích 
rất nhiều cho “Writing”, vì thế nếu có thời gian, nên dành tối thiểu 15- 30 
phút mỗi ngày đọc một cái gì đó bằng tiếng Anh. 
Writing (Viết): Viết nhật ký bằng tiếng 
Anh là một cách học hay và có kết quả. 
Muốn giỏi viết thì không có cách nào khác 
hơn là viết nhiều và sửa nhiều. Một nhà 
báo nổi tiếng muốn viết một bài xã luận 
hay còn phải viết đi viết lại 4 lần. 
- Khuyến mãi TOEIC lớn 
- Ôn luyện TOEFL-iBT 
- Kinh nghiệm học tập bổ ích 
Lần đầu nháp, lần hai viết hoàn chỉnh, lần ba sửa lỗi. Ngữ pháp rất quan 
trọng trong môn Writing. Để có giọng văn uyển chuyển, ta cần phải nắm 
vững các quy tắc ngữ pháp và sử dụng chúng thật thành thạo. Từ vựng cũng 
không kém phần quan trọng, chú ý không được sai chính tả. Ngoài ra muốn 
văn hay thì người viết phải có óc quan sát và tổ chức tốt. Óc quan sát nhằm 
mô tả sinh động, còn tổ chức tốt nhằm biểu đạt khúc chiết những điều mình 
muốn nói. 
Vocabulary & grammar (Từ vựng, ngữ pháp): Nếu chỉ học 4 kỹ năng mà 
không gắn kết và mở rộng vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp thì năng lực sử 
dụng ngôn ngữ của bạn sẽ bị hạn chế. Ngữ pháp muốn giỏi cần học kỹ các 
quy tắc, làm nhiều bài tập và cuối cùng là sử dụng thật nhiều trong văn nói 
và viết. Từ vựng cũng như thế, các bạn nên mang theo bên mình quyển sổ 
tay nhỏ, khi thấy có vật gì hay điều gì muốn diễn đạt bằng tiếng Anh ko 
được thì nên ghi chép lại để về tra cứu thêm. Quyển sổ cũng để ghi chú 
những từ vựng hay, những chủ đề các bạn yêu thích hoặc đơn thuần chỉ là 
những từ tình cờ học được. 
Trên thực tế, không có một công thức nào hoàn hảo nếu người vận dụng nó 
dành không đủ lượng và chất cần thiết, và cũng không có phương pháp nào 
gọi là “siêu tốc” đặc biệt đối với học một ngoại ngữ. Luôn luôn trao rồi, rèn 
luyện và thực hành đúng cách và đúng chỗ chắc chắc hiệu quả sẽ là công 
nhỏ: Practice makes perfect 

File đính kèm:

  • pdfcong_thuc_giao_tiep_hieu_qua_5611.pdf
Tài liệu liên quan