Cơ cấu Việt Nho

I. TẠI SAO CƠ CẤU VIỆT NHO

1. Tại sao không việt lại nho?

Thưa vì nho với việt là một. Nói nho hay việt, việt hay nho cũng thế. Đấy là một lời quyết đoán khó có thể chấp nhận vì chữ Nho tuân theo một cú pháp ngược với cú pháp Việt, và nó xuất phát tự nước Tàu chứ có phải là của vô thừa nhận đâu để cho ai muốn kéo về với mình cũng được.

pdf89 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Cơ cấu Việt Nho, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c học, quảng văn, thận tư, minh biện, đốc hành, chữ hán”. Câu này quả là một cái 
thang có năm bậc giúp đưa tới nhất quán cần được quảng diễn. 
a) Bậc nhất bác học 
Đây là bước cần thiết để tránh cái nạn hẹp hòi của ếch ngồi đáy giếng dễ bị ngưng trễ vào một góc. Do đó tuy chủ 
trương nhất quán mà vẫn khuyên “bác học ư văn, đa kiến nhi chi chi” (Đại cương 582) = cần học rộng nghe nhiều, tầm 
mắt phải quảng khoát để mà ghi nhận thâu thái. Có “do bác nhi ước”: từ sự rộng đi đến cái giản ước, cái cốt tủy thì cái 
ước, cái nhất quán mới khỏi nghèo nàn, nhỏ bé. 
Cũng vì thế có đọc nhiều mới biết đến các điểm khám phá của người khác, nhờ vậy vừa có thể hưởng dụng, vừa có thể 
khám phá ra những khía cạnh thực mới mà không sợ trùng hợp với việc đã làm rồi. Lão Tử nói “bác bất tri, tri bất bác” 
người học rộng không biết, người biết không học rộng”. Câu đó chỉ đúng khi người ta dừng lại ở đợt thứ nhất này, chứ 
thực ra nó cần thiết, có thể nói hầu hết các triết gia lớn đều đọc rất rộng, duy khác bác học ròng ở chỗ còn tiến lên 4 nấc 
sau. 
b) Quảng vấn 
Là bước thứ hai nhằm mở rộng phạm vi bác học và sửa soạn cho bước sau. Đây là một bước có tầm quan trọng nhiều 
khi quyết liệt đối với người học. Nếu nay gặp được một bạn đồng hành, một người niên trưởng đã lăn lộn trong biển học 
giới thiệu cho dăm ba cuốn sách, chỉ dẫn cho một hai hướng tiến thì nhiều khi lợi bằng cả mấy năm mò mẫm một mình. 
Vì thế nhiều người cho sự gặp gỡ đó là một ân huệ trời ban. 
Đây cũng là một phương thế đi tìm chân lý mà người khai thác triệt để là Socrates và công trình đó được ghi lại trong 
những “Đối thoại” bất hủ của Platon. Chữ Dialogue có nghĩa là tìm tòi chân lý xuyên qua (dia) lời nói (logos): một phương 
pháp mà người thời nay đang làm sống lại dưới hình thức trao đổi, đối thoại Có trao đổi, đối thoại mới nảy ra nhiều tia 
sáng lạ. 
c) Thận tư 
Thận tư là bước khởi đầu của triết lý, trong đó giúp người đọc góp phần tích cực hơn bằng sự phán đoán để lựa lọc. Ai 
thiếu bước này thì dễ coi mọi tác giả bằng nhau và không biết đặt ai lên trên, ai xuống dưới: lúc đó sẽ bị choáng váng vì 
nhận thấy trong làng triết không một ý kiến nào không bị bác bỏ. Nếu không có thận tư sẽ đâm ra hoang mang rồi rơi vào 
“tò mò muốn biết những cái khác nhau hoài để cho giải trí mà không có sự quy hướng vào một đích điểm, bấy giờ chỉ 
còn là tan rã (curiosité du divers et de la dispersion dans un divertissement sans consistance” (Grand Philos 41). Phải 
biết chọn lựa một số tác giả để chuyên đọc: tác giả nào đọc trước tác giả nào đọc sau. Đó sẽ là những việc quyết định 
mang nhiều hậu quả quan trọng vào đường hướng sống, có thể ví được với việc chọn bạn trăm năm vậy, nghĩa là một 
sự chọn lựa có khả năng thay đổi vận mạng của mình. Chọn được một hai tác giả rồi, lại học cho thấu triệt thì từ lúc đó 
mới là khởi đầu học triết thực sự, cái học mới có sức đào tạo đễ trở thành triết gia, còn nếu đọc nhiều không mà thôi thì 
mới chỉ là đọc cho biết: information et non pas formation. Khi bảo đi tìm nhất quán thì một trong những phương thế cụ thể 
là học cho thâm sâu một tác giả và cố tìm hiểu một cách sống động. Muốn được thế cần tiến thêm bước nữa là 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
d) Minh biện 
Đây là bước cuối cùng trong việc học hỏi, nó hệ tại sự chân nhận ra điểm then chốt nhất của tác giả mình khảo cứu để 
dùng làm sợi dây dẫn đạo đi vào cho tới cùng triệt. Đó là vai trò tích cực của sự phê bình. Thường người ta chỉ biết phê 
bình là khen chê, nhất là chê và nhiều khi để tỏ ra minh độc lập hiểu biết thì dầu không đáng chê cũng cố kiếm ra một cái 
chi để mà chê: thế mới là phê bình. Kỳ thực đó chỉ là cái tật phê bình để mà phê bình. Như vậy là không đúng chữ Minh 
biện cũng đồng nghĩa với chữ Krinein của Hy Lạp là gốc chữ Critique, nhưng bị người ngày nay hiểu thấp xuống nghĩa là 
khen chê, mà không hiểu là minh biện, tức là tìm ra cái điểm cốt cát nhất để làm linh động các phần khác. Việc này rất hệ 
trọng và một người học triết nếu không tìm ra được chi khác ngoài điều đó đã là có công đáng mặt triết gia rồi 
(E.Lippman 208). Vì quả thật học cho thấu triệt và trình bày lại cho hợp thời một triết thuyết xa xưa đòi rất nhiều sáng 
kiến có lẽ còn nhiều hơn cả khi lập một ý hệ hoàn tòan mới. Muốn làm được thế phải tìm ra điểm cốt yếu mà khai thác 
dưới đủ khía cạnh, đó là điều họa hiếm. Kinh Dịch nói “ai biết minh biện đó là triết gia”. “Minh biệt triết dã” (quẻ Đại hữu). 
Vậy mà bước này hiện thiếu nhất. Thận tư (penser) thì có nhiều, nhưng Minh biện (Krinein) hầu như không còn nữa. 
Heidegger nhận xét: tìm ra được một ý để nằm mãi mãi đó là điều cực kỳ khó khăn, nhưng đó cũng là tác động có nhiều 
tính chất triết lý trung thực nhất. Chúng ta có thể theo câu phương ngôn triết lý này: num quam negare, raro affrmare, 
semper distinquere: đừng bao giờ chối, đôi khi nên quyết đoán, nhưng luôn luôn phân biệt. Đừng chối vì bất cứ câu nào 
ta cho là sai lầm cũng vẫn có một khía cạnh đúng khiến cho người đối thoại của ta căn cứ vào đó mà khẳng định. Đôi khi 
nên quyết, cũng vì lý do trên, sự vật bao giờ cũng có hai chiều: quá quyết đoán là dễ thiên lệch. Vậy chỉ còn có tác động 
phân biệt xem chỗ nào phải, vì sao phải, vì sao trái. Nói khác là tìm ra được hệ thống quy chiếu của đối phương, là việc 
có thể mở rộng tầm nhãn giới ra rất xa nhiều khi đạt tới một hệ thống quy chiếu bao trùm được cả hai quan điểm khác 
nhau. Vì thế mà nói được rằng: mỗi phân biệt là mỗi bước tiến sâu vào sự xác định và biện biệt (un pas de précision et 
de differénciation) và như vậy là trở nên sâu sắc, vì sâu là gì nếu không là đem ánh sáng phân biệt chiếu rọi vào những 
cái còn mung lung hỗn tạp. Khi nào những phân biệt kia trở thành tế vi vượt qua những điều khái quát, thấu vào những 
chỗ âm u, thì lúc ấy là đạt được Minh biện, cũng là đạt nhất quán. 
đ) Đốc hành 
Đây là bước cuối cùng dính liền với Minh biện. Khi thực sự có minh biện thì liền có đốc hành, một sự hành đầy hăng say 
thành tín. Đốc có nghĩa là vững vàng, nghiêm chỉnh, thành khẩn, nó khác với cái hành trong những triết học duy hành 
(pragmatisme) thường chỉ có sự lợi ích nào đó thúc đẩy với tính cách ngoại khởi, có thể chỉ do một ý chí thôi thúc. Còn 
đốc hành là tính cách nội khởi, khỏi cần lợi lộc hối thúc, mà chỉ cần một nhận định sáng suốt đủ sức huy động toàn thể 
con người, làm thành bản hợp ca của ý, tình, chí đồng thanh hát bài “toàn sinh” tràn trề sức sống và sáng tạo, như 
Cassirer nhận xét: không còn phải là sự thống nhất những cái sản phẩm bên ngoài nữa, nhưng đó là sự thống nhất của 
một quá trình tạo dựng rồi: “not a unity of products but a unity of the creative process (On man 70). 
5. Ba cây hợp lại 
Đó là đại để ý nghĩa 5 bậc thang cần phải phân ra để học cho phân minh, trong thực tế uyển chuyển thì cả 5 đều có thể 
thi hành đồng thời, hoặc có đợt nhấn lúc này hoặc nhấn mạnh lúc khác tùy mỗi người và hoàn cảnh. Để đặt nổi điểu đó 
thiết tưởng cần trình bày lối khác bằng quy lại ba bước tương đương với ba phép cộng, trừ, nhân. 
Phép cộng gồm hai động tác là bác học và quảng vấn, tương đối dễ: trong số đi học có thể đến 20, 30% thành công và 
trở thành nhà bác học. Nếu họ viết sử triết thì cả những tác giả chẳng gây ảnh hưởng nào vào đời sống hay chỉ có một 
lúc như Mặc Địch, Côn Tôn Long cũng được dành cho một số trang gần tương đương với Khổng, Lão, Thích, đọc lên 
chẳng gợi được cái gì ngoài truyện là báo cáo (information). Phép trừ gồm hai bước thận tư và phần nào minh biện, nó 
hệ tại sự biết gạn lọc đi rất nhiều những yếu tố rườm rà không mấy ơn ích ngoại trừ chút giá trị lịch sử khảo cổ, hàn lâm, 
để dành lại nhiều chỗ cho những yếu tố có giá trị sinh động, và những khám phá mới. Triết học chỉ khởi đầu từ phép trừ 
này. Phép nhân là đem cái ý tưởng Minh biện đã khám phá ra để thể hiện vào đời sống, để dùng kinh nghiệm tâm linh 
mà linh động hóa trở lại các ý tưởng đã thâu thái trong những cấp trước. Được như thế là trở thành triết gia. Trong số đi 
học có được một phần ngàn người trèo tới đây chăng? Dầu sao những sự phân biệt này phải hiểu cách uyển chuyển 
chứ không có mốc giới xác thiết. 
Sau đó ta có thể thêm phép chia hiểu là ban trải ra, thi thố ra cho người đời thừa hưởng, nhưng đó là hậu quả, còn chính 
ra thì ba phép trên làm nên nét nhất quán. Chữ quán xưa viết như chữ trung kép để biểu thị một cái dây xỏ qua hai cái 
vòng: vòng ngoài là phép cộng lại các cái học tự ngoài, còn vòng trong là phép trừ chỉ sự thải bỏ rườm rà để tìm ra nét 
chính thâu vào nội ngã. Còn nét giữa chỉ sự hiện thực ví được như xương sống tiêm vào cho toàn bộ một sự khỏe khoắn 
tinh thần. Đó là những việc cốt yếu để đi đến một nền nhất quán trung thực. 
Chân lý trên cũng có thể minh họa bằng ba tác động của tâm là ý, tình, chí (tâm chi tam tác dụng trí, tình, chí) có thể nhìn 
thấy được gói ghém trong chữ Triết kép bởi khẩu, cân, tài: triết. Chữ khẩu là miệng để chỉ lời nói. Lời nói là dấu hiệu của 
ý niệm mà ý niệm là sản phẩm của lý trí cho nên chữ khẩu biểu thị lý trí. Chữ cân là cái rìu khi cầm lấy, tay cầm thấy 
nặng, dùng vô ý đụng vào mình sinh đau đớn vậy dùng để biểu thị xúc cảm, tình tứ. Chữ thủ cũng gọi là tài gảy chỉ việc 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
làm, sự hiện thực. Chính nó là sự nhất thống sinh động, unity of life, là linh hồn của nhất quán, nên cũng là của những 
nền triết lý trung thực. Triết lý là cái thang đưa con người thoát khỏi trạng thái man rợ, nhưng sở dĩ con người khó thoát 
ra được vì hoặc quá thiên về lý hoặc về tình mà không tìm ra trạng thái quân bình. Jung viết rằng: “L’état de barharie se 
reconnaite précisément à la détermination de la volonté par une seule fonction”, tình trạng rợ mọi được nhận ra khi ý chí 
bị quy định bởi một chứ năng duy nhất: đã lý thì thôi tình. Phải đạt cả ba ý- tình-chí mới đạt nhất quán vậy. 
Tác giả Kim Định 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.

File đính kèm:

  • pdfco_cau_viet_nho_4101.pdf
Tài liệu liên quan