Chiến lược học tập tiếng hoa của sinh viên dân tộc hoa tại thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết khảo sát tình hình sử dụng chiến lược học tập (CLHT) tiếng Hoa của sinh viên (SV)

dân tộc Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), mối quan hệ giữa giới tính, tuổi tác, thành tích

học tập và việc sử dụng CLHT tiếng Hoa. Kết quả cho thấy SV thường sử dụng các nhóm chiến lược

nhận thức, siêu nhận thức và xã hội, ít sử dụng nhóm chiến lược xúc cảm. Giới tính và tuổi tác không

ảnh hưởng đến việc sử dụng CLHT. Tần suất sử dụng nhóm chiến lược nhận thức có ảnh hưởng đến

thành tích học tập.

pdf10 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược học tập tiếng hoa của sinh viên dân tộc hoa tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TẠP CHÍ KHOA HỌC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
Tập 16, Số 11 (2019): 799-808 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE 
Vol. 16, No. 11 (2019): 799-808 
ISSN: 
1859-3100  Website:  
799 
Bài báo nghiên cứu* 
CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP TIẾNG HOA CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC HOA 
 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Lưu Hớn Vũ 
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên hệ: Lưu Hớn Vũ – Email: vulh@buh.edu.vn 
Ngày nhận bài: 10-01-2019; ngày nhận bài sửa: 22-02-2019; ngày duyệt đăng: 20-8-2019 
TÓM TẮT 
Bài viết khảo sát tình hình sử dụng chiến lược học tập (CLHT) tiếng Hoa của sinh viên (SV) 
dân tộc Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), mối quan hệ giữa giới tính, tuổi tác, thành tích 
học tập và việc sử dụng CLHT tiếng Hoa. Kết quả cho thấy SV thường sử dụng các nhóm chiến lược 
nhận thức, siêu nhận thức và xã hội, ít sử dụng nhóm chiến lược xúc cảm. Giới tính và tuổi tác không 
ảnh hưởng đến việc sử dụng CLHT. Tần suất sử dụng nhóm chiến lược nhận thức có ảnh hưởng đến 
thành tích học tập. 
Từ khóa: chiến lược học tập; tiếng Hoa; sinh viên dân tộc Hoa; Thành phố Hồ Chí Minh 
1. Mở đầu 
Theo Oxford (1989), CLHT ngôn ngữ là những hành động mà người học sử dụng 
nhằm mang lại những thành công, niềm vui trong học tập ngôn ngữ. Đây cũng là một trong 
những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập ngôn ngữ của người học. Nếu sử dụng hiệu 
quả các CLHT ngôn ngữ sẽ có tác dụng tích cực, mang đến thành công trong học tập 
ngôn ngữ. 
Trong những năm gần đây, CLHT tiếng Hoa của học sinh, SV dân tộc Hoa đã bắt đầu 
được giới nghiên cứu quan tâm. Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về CLHT 
tiếng Hoa của học sinh, SV dân tộc Hoa ở Indonesia (Xie Qiao-yi, 2012), Thái Lan (Xu 
Miao, 2011; Zhang Bo-hui, 2017; Liu Ying, 2017), song vẫn chưa có công trình nào nghiên 
cứu về CLHT tiếng Hoa của học sinh, SV dân tộc Hoa tại Việt Nam, đặc biệt là SV dân tộc 
Hoa tại TPHCM. Việc tìm hiểu tình hình sử dụng CLHT tiếng Hoa của SV dân tộc Hoa sẽ 
rất hữu ích cho việc nâng cao hiệu quả học tập tiếng mẹ đẻ của đồng bào dân tộc Hoa, cải 
tiến phương pháp giảng dạy của giảng viên. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần phải tiến hành 
nghiên cứu CLHT tiếng Hoa của SV dân tộc Hoa, cụ thể là SV dân tộc Hoa tại TPHCM. 
Cite this article as: Luu Hon Vu (2019). Learning strategies by Vietnamese Chinese students in Ho Chi Minh 
City. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 16(11), 799-808. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 11 (2019): 799-808
800 
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi muốn tìm câu trả lời cho ba vấn đề sau: 
i) Tình hình sử dụng CLHT tiếng Hoa của SV dân tộc Hoa tại TPHCM như thế nào?; 
ii) Các nhân tố cá thể như giới tính, tuổi tác có ảnh hưởng đến việc sử dụng CLHT tiếng Hoa 
của SV dân tộc Hoa tại TPHCM không?; iii) Thành tích học tập và việc sử dụng CLHT tiếng 
Hoa có mối liên quan với nhau không? 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Khách thể nghiên cứu 
Có 67 SV dân tộc Hoa đang theo học tiếng Hoa tại TPHCM tham gia khảo sát. Các 
SV này có độ tuổi từ 18 đến 23. Độ tuổi trung bình là 20,31 tuổi. 
Tất cả 67 phiếu điều tra thu được đều là phiếu hợp lệ, đạt tỉ lệ 100%. SV trả lời đầy đủ 
tất cả các câu hỏi có trong phiếu. 
2.2. Công cụ thu thập dữ liệu 
Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng phiếu điều tra CLHT ngôn ngữ SILL do Oxford 
công bố vào năm 1990. Phiếu điều tra này sử dụng thang đo 5 bậc của Likert, từ “hoàn toàn 
không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”, tổng cộng có 50 câu hỏi. Trong đó, các câu hỏi từ 1 
đến 9 là các câu hỏi điều tra về nhóm chiến lược ghi nhớ, các câu hỏi từ 10 đến 23 là các câu 
hỏi điều tra về nhóm chiến lược nhận thức; các câu hỏi từ 24 đến 29 là các câu hỏi điều tra 
thuộc nhóm chiến lược bù đắp; các câu hỏi từ 30 đến 38 là câu hỏi điều tra thuộc nhóm chiến 
lược siêu nhận thức; các câu hỏi từ 39 đến 44 là câu hỏi điều tra thuộc nhóm chiến lược xúc 
cảm, các câu hỏi từ 45 đến 50 là câu hỏi điều tra thuộc nhóm chiến lược xã hội. 
2.3. Công cụ phân tích số liệu 
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS (phiên bản 22.0) để thống kê, phân tích số liệu thu 
thập được. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng SPSS trong các thống kê mô tả, kiểm định 
trị trung bình của mẫu phối hợp từng cặp (Paired samples T-test), kiểm định giả thuyết về trị 
trung bình của hai tổng thể – trường hợp mẫu độc lập (Independent – samples T–test) và 
phân tích tương quan Pearson (Pearson Correlation). 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Tình hình sử dụng chiến lược học tập tiếng Hoa 
Tần suất sử dụng CLHT tiếng Hoa của SV dân tộc Hoa tại TPHCM như sau (xem 
Bảng 1): 
Bảng 1. Tần suất sử dụng CLHT tiếng Hoa 
Nhóm chiến lược Mean SD 
Nhóm chiến lược ghi nhớ 3,4793 0,68499 
Nhóm chiến lược nhận thức 3,8710 0,57899 
Nhóm chiến lược bù đắp 3,4801 0,64974 
Nhóm chiến lược siêu nhận thức 3,9486 0,70148 
Nhóm chiến lược xúc cảm 3,2438 0,81872 
Nhóm chiến lược xã hội 3,9826 0,73577 
Tổng thể 3,6676 0,49969 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Lưu Hớn Vũ
801 
Oxford (1990) chia tần suất sử dụng chiến lược ra làm 5 cấp: cấp 1 có trị trung bình từ 
1,0 đến 1,4; cấp 2 có trị trung bình từ 1,5 đến 2,4; cấp 3 có trị trung bình từ 2,5 đến 3,4; cấp 
4 có trị trung bình từ 3,5 đến 4,4; cấp 5 có trị trung bình từ 4,5 đến 5,0. Song, cách phân cấp 
này của Oxford không thể phân cấp cho các trường hợp có trị trung bình từ 1,4 đến 1,5; từ 
2,4 đến 2,5; từ 3,4 đến 3,5; từ 4,4 đến 4,5. Vì vậy, chúng tôi tiến hành điều chỉnh lại như 
sau: cấp 1 có trị trung bình từ 1,0 đến dưới 1,5; cấp 2 có trị trung bình từ 1,5 đến dưới 2,5; 
cấp 3 có trị trung bình từ 2,5 đến dưới 3,5; cấp 4 có trị trung bình từ 3,5 đến dưới 4,5, cấp 5 
có trị trung bình từ 4,5 đến 5,0. Trong đó, cấp 1 và cấp 2 là cấp độ tần suất sử dụng thấp, cấp 
3 là cấp độ tần suất sử dụng trung bình, cấp 4 và cấp 5 là cấp độ tần suất sử dụng cao. 
Bảng 1 cho thấy SV dân tộc Hoa tại TPHCM có tần suất sử dụng CLHT tiếng Hoa 
tương đối cao (Mean = 3,6676). Trong đó, nhóm chiến lược nhận thức, nhóm chiến lược siêu 
nhận thức và nhóm chiến lược xã hội thuộc cấp độ tần suất sử dụng cao, nhóm chiến lược 
ghi nhớ, nhóm chiến lược bù đắp và nhóm chiến lược xúc cảm thuộc cấp độ tần suất sử dụng 
trung bình. 
Kết quả so sánh đa tầng cho thấy tần suất sử dụng nhóm chiến lược nhận thức, nhóm 
chiến lược siêu nhận thức và nhóm chiến lược xã hội của SV dân tộc Hoa tại TPHCM có sự 
khác biệt có ý nghĩa với tần suất sử dụng nhóm chiến lược ghi nhớ, nhóm chiến lược bù đắp 
(p < 0,05), tần suất sử dụng nhóm chiến lược ghi nhớ có sự khác biệt có ý nghĩa với tần suất 
sử dụng nhóm chiến lược xúc cảm (p < 0,05), song tần suất sử dụng giữa nhóm chiến lược 
nhận thức, nhóm chiến lược siêu nhận thức và nhóm chiến lược xã hội không có sự khác biệt 
có ý nghĩa (p > 0,05), tần suất sử dụng giữa nhóm chiến lược ghi nhớ và nhóm chiến lược 
bù đắp không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05), tần suất sử dụng giữa nhóm chiến lược 
bù đắp và nhóm chiến lược xúc cảm tiệm cận với sự khác biệt có ý nghĩa (p = 0,054). 
Các kết quả trên cho thấy trong quá trình học tập tiếng Hoa, SV dân tộc Hoa tại 
TPHCM thường xuyên sử dụng nhất là nhóm chiến lược nhận thức, nhóm chiến lược siêu 
nhận thức và nhóm chiến lược xã hội, kế đến là nhóm chiến lược ghi nhớ và nhóm chiến 
lược bù đắp, ít sử dụng nhất là nhóm chiến lược xúc cảm. 
3.2. Mối quan hệ giữa các nhân tố cá thể và việc sử dụng chiến lược học tập 
tiếng Hoa 
3.2.2.1. Mối quan hệ giữa giới tính và việc sử dụng CLHT tiếng Hoa 
Trong số các SV dân tộc Hoa tại TPHCM tham gia khảo sát, có 14 SV nam, chiếm tỉ 
lệ 20,9%, 53 SV nữ, chiếm tỉ lệ 79,1%. Tình hình sử dụng CLHT tiếng Hoa của SV nam và 
SV nữ như sau (xem Bảng 2): 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 11 (2019): 799-808
802 
Bảng 2. Tình hình sử dụng CLHT tiếng Hoa theo giới tính 
Nhóm chiến lược Giới tính Mean SD t p 
Nhóm chiến lược 
ghi nhớ 
Nam 3,3016 0,94425 -0,846 0,410 Nữ 3,5262 0,60158 
Nhóm chiến lược 
nhận thức 
Nam 3,7908 0,82517 -0,439 0,667 Nữ 3,8922 0,50306 
Nhóm chiến lược 
bù đắp 
Nam 3,2262 0,76964 -1,666 0,101 Nữ 3,5472 0,60480 
Nhóm chiến lược 
siêu nhận thức 
Nam 3,9524 0,90447 0,023 0,982 Nữ 3,9476 0,64810 
Nhóm chiến lược 
xúc cảm 
Nam 3,1429 1,05785 -0,516 0,608 Nữ 3,2704 0,75336 
Nhóm chiến lược 
xã hội 
Nam 4,2381 0,58731 1,474 0,145 Nữ 3,9151 0,76069 
Bảng 2 cho thấy SV nam có tần suất sử dụng nhóm chiến lược xã hội cao hơn SV nữ, 
có tần suất sử dụng nhóm chiến lược siêu nhận thức gần tương đương với SV nữ, song lại 
có tần suất sử dụng các nhóm chiến lược khác thấp hơn SV nữ. Kiểm định giả thuyết về trị 
trung bình của hai tổng thể – trường hợp mẫu độc lập cho thấy việc sử dụng CLHT tiếng 
Hoa của SV nam và SV nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05). Nói cách khác, giới 
tính không phải là nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng CLHT tiếng Hoa của SV dân tộc 
Hoa tại TPHCM. 
3.2.2.2. Mối quan hệ giữa tuổi tác và việc sử dụng CLHT tiếng Hoa 
Trong số các SV dân tộc Hoa tại TPHCM tham gia khảo sát, có 43 SV thuộc nhóm 
tuổi 18-20, chiếm tỉ lệ 64,2%, 24 SV thuộc nhóm tuổi 21-23, chiếm tỉ lệ 35,8%. Tình 
hình sử dụng CLHT tiếng Hoa của SV thuộc hai nhóm tuổi trên như sau (xem Bảng 3): 
Bảng 3. Tình hình sử dụng CLHT tiếng Hoa theo tuổi tác 
Nhóm chiến lược Giới tính Mean SD t p 
Nhóm chiến lược 
ghi nhớ 
18-20 3,4419 0,73722 -0,595 0,554 21-23 3,5463 0,58878 
Nhóm chiến lược 
nhận thức 
18-20 3,8555 0,64915 -0,292 0,771 21-23 3,8988 0,43724 
Nhóm chiến lược 
bù đắp 
18-20 3,4031 0,67772 -1,305 0,196 21-23 3,6181 0,58458 
Nhóm chiến lược 
siêu nhận thức 
18-20 3,9509 0,76953 0,036 0,971 21-23 3,9444 0,57502 
Nhóm chiến lược 
xúc cảm 
18-20 3,1899 0,88085 -0,718 0,475 21-23 3,3403 0,70107 
Nhóm chiến lược 
xã hội 
18-20 4,0543 0,74600 1,068 0,289 21-23 3,8542 0,71443 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Lưu Hớn Vũ
803 
Bảng 3 cho thấy SV thuộc nhóm tuổi 18-20 có tần suất sử dụng nhóm chiến lược siêu 
nhận thức, nhóm chiến lược xã hội cao hơn SV thuộc nhóm tuổi 21-23, song lại có tần suất 
sử dụng nhóm chiến lược ghi nhớ, nhóm chiến lược nhận thức, nhóm chiến lược bù đắp và 
nhóm chiến lược xúc cảm thấp hơn SV thuộc nhóm tuổi 21-23. Kiểm định giả thuyết về trị 
trung bình của hai tổng thể – trường hợp mẫu độc lập cho thấy, không có sự khác biệt có ý 
nghĩa trong việc sử dụng CLHT tiếng Hoa giữa SV thuộc nhóm tuổi 18-20 và SV thuộc 
nhóm tuổi 21-23 (p > 0,05). Nói cách khác, tuổi tác không phải là nhân tố ảnh hưởng đến 
việc sử dụng CLHT tiếng Hoa của SV dân tộc Hoa tại TPHCM. 
3.3. Mối quan hệ giữa thành tích học tập và việc sử dụng chiến lược học tập tiếng Hoa 
Chúng tôi sử dụng phân tích tương quan Pearson để kiểm định mối tương quan giữa 
thành tích học tập và việc sử dụng CLHT tiếng Hoa của SV dân tộc Hoa tại TPHCM. Kết 
quả như sau (xem Bảng 4): 
Bảng 4. Phân tích mối tương quan giữa thành tích học tập và CLHT tiếng Hoa 
Nhóm 
 chiến lược 
ghi nhớ 
Nhóm 
 chiến lược 
nhận thức 
Nhóm 
 chiến lược 
bù đắp 
Nhóm 
 chiến lược 
siêu nhận 
thức 
Nhóm 
 chiến lược 
xúc cảm 
Nhóm 
chiến lược 
xã hội 
Pearson 
Correlation 0,030 0,338 0,130 0,168 -0,042 0,102 
Sig. (2-tailed) 0,810 0,005 0,294 0,174 0,734 0,413 
Bảng 4 cho thấy việc sử dụng nhóm chiến lược nhận thức và thành tích học tập tiếng 
Hoa của SV dân tộc Hoa tại TPHCM có mối tương quan với nhau (p < 0,05). Điều này cho 
thấy tần suất sử dụng nhóm chiến lược nhận thức có ảnh hưởng nhất định đến thành tích học 
tập tiếng Hoa của SV dân tộc Hoa tại TPHCM. SV nào thường xuyên sử dụng nhóm chiến 
lược này sẽ có thành tích học tập tiếng Hoa cao hơn, ngược lại, những SV ít sử dụng nhóm 
chiến lược này sẽ có thành tích học tập tiếng Hoa thấp hơn. 
4. Thảo luận 
4.1. Tình hình sử dụng chiến lược học tập tiếng Hoa 
Kết quả điều tra cho thấy SV dân tộc Hoa tại TPHCM thường xuyên sử dụng nhóm 
chiến lược nhận thức, nhóm chiến lược siêu nhận thức và nhóm chiến lược xã hội, kế đến là 
nhóm chiến lược ghi nhớ và nhóm chiến lược bù đắp, ít sử dụng nhất là nhóm chiến lược 
xúc cảm. 
Nhóm chiến lược xã hội là một trong những nhóm chiến lược thường dùng nhất của 
SV dân tộc Hoa tại TPHCM. Kết quả này giống với các kết quả nghiên cứu của Jiang Xin 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 11 (2019): 799-808
804 
(2000) và Wang Yao-mei (2013). Jiang Xin (2000) và Wang Yao-mei (2000) đều cho rằng 
môi trường sống đã ảnh hưởng đến việc sử dụng nhóm chiến lược xã hội, làm cho nhóm 
chiến lược này có tần suất sử dụng cao. SV dân tộc Hoa tại TPHCM sinh sống trong cộng 
đồng người Hoa, phải sử dụng tiếng Hoa để giao tiếp với các cá thể khác trong cộng đồng, 
để đạt được mục đích giao tiếp, SV dân tộc Hoa cần sử dụng nhóm chiến lược xã hội. 
Nhóm chiến lược siêu nhận thức cũng là một trong những nhóm chiến lược thường 
dùng nhất của SV dân tộc Hoa tại TPHCM. Kết quả này giống với các kết quả nghiên cứu 
của Jiang Xin (2000), Lin Ke và Lu Xia (2005), Ding An-qi và Wu Si-na (2011). SV dân tộc 
Hoa tại TPHCM là những người đã trưởng thành, có mục đích học tập rõ ràng, có năng lực 
tự quản lí, tự giám sát và tự đánh giá tương đối cao. Đây chính là điều kiện tốt để vận dụng 
hữu hiệu nhóm chiến lược siêu nhận thức trong quá trình học tiếng Hoa. 
SV dân tộc Hoa tại TPHCM cũng thường xuyên sử dụng nhóm chiến lược nhận thức. 
Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Wu Yong-yi và Chen Yu (2005), song không 
giống với kết quả nghiên cứu của Jiang Xin (2000), Lin Ke và Lu Xia (2005). Polizer (1983) 
cho rằng, mô hình giảng dạy lấy người dạy làm trung tâm sẽ làm tăng tần suất sử dụng nhóm 
chiến lược nhận thức của người học, đồng thời làm giảm tần suất sử dụng nhóm chiến lược 
xã hội của người học; mô hình giảng dạy lấy người học làm trung tâm sẽ làm tăng tần suất 
sử dụng nhóm chiến lược xã hội, nhóm chiến lược xúc cảm của người học. Tần suất sử dụng 
các nhóm CLHT của người học cũng phần nào phản ánh triết lí, mô hình giảng dạy của giảng 
viên và nhà trường (Chen Lin & Li Ai-ling, 2017). Giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục 
tiếng Hoa tại TPHCM nói riêng đã sử dụng mô hình giảng dạy lấy người dạy làm trung tâm 
trong một thời gian dài. Có thể, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng SV dân tộc Hoa 
tại TPHCM thường xuyên sử dụng nhóm chiến lược nhận thức. 
SV dân tộc Hoa tại TPHCM không thường xuyên sử dụng nhóm chiến lược bù đắp. 
Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Lin Ke và Lu Xia (2005), không giống với 
các kết quả nghiên cứu của Jiang Xin (2000), Wu Yong-yi và Chen Yu (2005). Nhóm chiến 
lược bù đắp là các phương thức người học sử dụng để bù đắp những khiếm khuyết về kiến 
thức ngôn ngữ của mình, như dựa vào các thông tin trước sau của văn bản để đoán nghĩa của 
từ mới có trong văn bản, sử dụng các từ ngữ đã biết hoặc sử dụng các ngôn ngữ hình thể để 
diễn đạt ý nghĩa của một từ ngữ chưa được học... Điều đáng lưu ý là chiến lược “khi tôi 
không nghĩ ra được cách biểu đạt bằng tiếng Hoa, tôi sẽ tự tạo ra từ mới” có trị trung bình 
thấp nhất trong nhóm chiến lược bù đắp (Mean = 2,522). Có thể thấy, SV dân tộc Hoa tại 
TPHCM tích cực vận dụng các phương thức khác nhau để giao tiếp bằng tiếng Hoa, song 
cũng khá cẩn trọng trong việc tự sáng tạo ra từ mới. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Lưu Hớn Vũ
805 
SV dân tộc Hoa tại TPHCM cũng không thường xuyên sử dụng nhóm chiến lược ghi 
nhớ. Kết quả này giống với các kết quả nghiên cứu của Jiang Xin (2000), Lin Ke và Lu Xia 
(2005), Wu Yong-yi và Chen Yu (2005). Đây có thể là vì SV chưa được hướng dẫn cụ thể 
về cách thức sử dụng các chiến lược ghi nhớ. 
Nhóm chiến lược xúc cảm cũng là nhóm chiến lược ít được SV dân tộc Hoa tại 
TPHCM sử dụng. Kết quả này giống với các kết quả nghiên cứu của Jiang Xin (2000), Lin 
Ke và Lu Xia (2005), Wu Yong-yi và Chen Yu (2005), Wang Yao-mei (2013). Mặc dù nhân 
tố xúc cảm có ảnh hưởng rất lớn đối với việc học tiếng Hoa, song SV dân tộc Hoa tại TPHCM 
vẫn chưa ý thức được điều này. Trong quá trình học tiếng Hoa, SV không biết kiểm soát 
hoặc có thể không biết làm thế nào để kiểm soát các xúc cảm của mình. 
4.2. Mối quan hệ giữa các nhân tố cá thể và việc sử dụng chiến lược học tập 
tiếng Hoa 
Giới tính không ảnh hưởng đến việc sử dụng CLHT tiếng Hoa của SV dân tộc Hoa tại 
TPHCM. Kết quả này giống với các kết quả nghiên cứu của Jiang Xin (2000), Ding An-qi 
và Wu Si-na (2011), Chen Lin và Li Ai-ling (2017), không giống với các kết quả nghiên cứu 
của Oxford và Nyikos (1989), Li Qiang, Yao Yi-ru và Liu Nai-zhong (2011). Nghiên cứu 
của Oxford và Nyikos (1989) phát hiện SV nữ thường xuyên sử dụng CLHT hơn SV nam, 
đặc biệt là nhóm chiến lược xã hội. Nghiên cứu của Li Qiang, Yao Yi-ru và Liu Nai-zhong 
(2011) lại phát hiện, SV nữ thường xuyên sử dụng nhóm chiến lược bù đắp và nhóm chiến 
lược siêu nhận thức hơn SV nam. Qua đó cho thấy các kết quả nghiên cứu hiện nay vẫn có 
sự tranh luận về ảnh hưởng của giới tính đối với việc sử dụng CLHT, rất có thể trong mối 
quan hệ giữa giới tính và CLHT còn tồn tại các nhân tố trung gian. 
Tuổi tác cũng không ảnh hưởng đến việc sử dụng CLHT tiếng Hoa của SV dân tộc 
Hoa tại TPHCM. Kết quả này không giống với kết quả nghiên cứu của Wang Yao-mei 
(2013). Wang Yao-mei (2013) chia người học thành 3 nhóm tuổi: 18-20, 21-24, 25-29. Tác 
giả phát hiện có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc sử dụng nhóm chiến lược ghi nhớ, nhóm 
chiến lược bù đắp và nhóm chiến lược xã hội giữa các nhóm tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi 
chỉ có hai nhóm tuổi là 18-20 và 21-23, nếu bổ sung thêm nhóm tuổi 25-29, rất có thể sẽ có 
sự khác biệt có ý nghĩa trong việc sử dụng CLHT theo tuổi tác. 
4.3. Mối quan hệ giữa thành tích học tập và việc sử dụng chiến lược học tập tiếng Hoa 
Tần suất sử dụng nhóm chiến lược nhận thức có ảnh hưởng đến thành tích học tập 
tiếng Hoa của SV dân tộc Hoa tại TPHCM. Kết quả này giống với các kết quả nghiên cứu 
của Wu Yong-yi và Chen Yu (2005), Wang Yao-mei (2013). Tần suất sử dụng nhóm chiến 
lược nhận thức có quan hệ trực tiếp đến việc học tập và thụ đắc tiếng Hoa, việc sử dụng 
nhóm chiến lược này đòi hỏi phải có một trình độ tiếng Hoa nhất định, SV có thành tích học 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 11 (2019): 799-808
806 
tập càng cao sẽ càng dễ dàng vận dụng nhóm CLHT này, và ngược lại, SV có thành tích học 
tập kém sẽ khó vận dụng được nhóm chiến lược này, thậm chí không vận dụng được. 
5. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu cho thấy: i) Tần suất sử dụng chiến lược học tiếng Hoa của SV 
dân tộc Hoa tại TPHCM tương đối cao, nhóm chiến lược thường sử dụng nhất là nhóm chiến 
lược nhận thức, nhóm chiến lược siêu nhận thức và nhóm chiến lược xã hội, kế đến là nhóm 
chiến lược ghi nhớ và nhóm chiến lược bù đắp, nhóm chiến lược ít sử dụng nhất là nhóm 
chiến lược xúc cảm; ii) Các nhân tố cá thể như giới tính, tuổi tác không ảnh hưởng đến việc 
sử dụng CLHT tiếng Hoa của SV dân tộc Hoa tại TPHCM; và iii) Tần suất sử dụng nhóm 
chiến lược nhận thức có ảnh hưởng đến thành tích học tập tiếng Hoa của SV dân tộc Hoa tại 
TPHCM. 
Khi giảng dạy tiếng Hoa cho SV dân tộc Hoa, giảng viên cần chú ý bồi dưỡng cho SV 
việc sử dụng các CLHT, giúp SV giảm bớt các lo lắng trong học tập, hiểu rõ hơn về trạng 
thái xúc cảm của mình. Đồng thời, giảng viên cũng cần tăng cường bồi dưỡng nhóm chiến 
lược nhận thức cho SV, nâng cao mức độ sử dụng CLHT của SV. Ngoài ra, trong quá trình 
giảng dạy, giảng viên cần thường xuyên bồi dưỡng nhóm chiến lược siêu nhận thức cho SV, 
khuyến khích SV tự xây dựng kế hoạch học tập, tự đánh giá việc học tập của mình. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Chen Lin, & Li Ai-ling (2017). Learning Strategies of Indonesian - Chinese Learners in Different 
Learning Contexts [Bu tong Xuexi Qingjing zhong Yinni Liuxuesheng Hanyu Xuexi Celue 
Diaocha]. Overseas Chinese Education, (1). 
Din

File đính kèm:

  • pdfchien_luoc_hoc_tap_tieng_hoa_cua_sinh_vien_dan_toc_hoa_tai_t.pdf
Tài liệu liên quan