Chiếc dập ghim và mệnh đề quan hệ

Việc sử dụng các đồ vật nhằm miêu tả hay giải thích trong các môn học

đã trở nên khá quen thuộc đối với cả giáo viên và học sinh Việt Nam.

Nhưng sử dụng những đồ vật xung quanh sao cho hấp dẫn và phát huy

được hết tính hiệu quả của chúng thì không phải ai cũng làm được. Sau

đây, Global Education xin giới thiệu các bước của một bài giảng sử

dụng công cụ hữu hiệutrong môn tiếng Anh.

pdf3 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiếc dập ghim và mệnh đề quan hệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiếc dập ghim và mệnh đề quan 
hệ 
Việc sử dụng các đồ vật nhằm miêu tả hay giải thích trong các môn học 
đã trở nên khá quen thuộc đối với cả giáo viên và học sinh Việt Nam. 
Nhưng sử dụng những đồ vật xung quanh sao cho hấp dẫn và phát huy 
được hết tính hiệu quả của chúng thì không phải ai cũng làm được. Sau 
đây, Global Education xin giới thiệu các bước của một bài giảng sử 
dụng công cụ hữu hiệutrong môn tiếng Anh. 
Sử dụng chiếc dập ghim và vài tờ giấy để giải thích một tình huống ngữ 
pháp cụ thể với tên gọi: Chiếc dập ghim và các mệnh đề quan hệ 
Bước 1 
Trước tiên, bạn viết lên bảng hai câu có đại từ quan hệ: 
Ví dụ câu 1: "The man that I saw was crying." 
và câu 2: "The man that cried was taken to the police station." 
Như chúng ta thấy, câu thứ nhất có hai đại từ: "that" và "I" trong khi câu thứ 
hai chỉ có một đại từ "that" 
Bước 2 (Diễn giải câu 1) 
Bây giờ, bạn hãy lấy hai tờ giấy, mỗi tờ tượng trưng cho một câu đơn trước 
khi chúng được nối với nhau bằng đại từ quan hệ. 
Bạn giơ hai tờ giấy rời nhau cho cả lớp nhìn thấy, rồi dập ghim chúng lại với 
nhau hai lần(tượng trưng cho trường hợp trong câu 1) 
Bạn nhớ hãy giải thích cho học sinh ý nghĩa của mỗi tờ giấy và hành động 
bạn dập ghim chúng lại với nhau để chắc chắn rằng học sinh của bạn có thể 
hiểu và ghi nhớ tình huống. 
Bước 3 (Diễn giải câu 2) 
Sau đó, bạn tiếp tục lấy hai tờ giấy khác, giơ lên cho cả lớp xem rồi dập 
ghim chúng lại với nhau, nhưng chỉ dập một lần duy nhất (việc làm này 
tượng trưng cho trường hợp trong câu 2) 
Bước 4 (Giải thích yếu tố ngữ pháp trong câu 1) 
Sau đó, bạn hãy lấy hai tờ giấy đã được dập ghim hai lần trong trường hợp 1, 
giơ lên cho cả lớp xem. Trước sự chứng kiến của cả lớp, bạn tháo một chiếc 
ghim ra và chỉ cho cả lớp thấy, hai tờ giấy vẫn dính vào nhau. Vậy trong 
trường hợp 1, đại từ quan hệ "that" ở đây là không cần thiết, có thể bỏ đi 
được mà câu vẫn giữ được tính liên kết. 
Bước 5 (Giải thích yếu tố ngữ pháp trong câu 2) 
Bạn tiếp tục giải thích trường hợp thứ hai, bạn tháo chiếc ghim ra khỏi hai tờ 
giấy, lúc này cả lớp sẽ thấy hai tờ giấy bây giờ là hoàn toàn không dính vào 
nhau. Vậy nên, học sinh có thể thấy rõ, trong tường hợp 2, đại từ quan hệ 
"that" ở đây không thể bỏ đi được. 
Cách giải thích trên giúp học sinh hiểu rõ bản chất của việc tại sao trong một 
số câu có đại từ quan hệ, ta có thể bỏ đại từ quan hệ đi mà vẫn giữ được tính 
liên kết trong câu, trong khi có những câu sử dụng đại từ quan hệ mà ta 
không thể bỏ đi được. 
Vậy là bên cạnh những phương pháp giảng dạy truyền thống, những dụng cụ 
thường ngày xung quanh chúng ta cũng giúp cho bài học tiếng Anh thêm 
phần hứng thú và vui vẻ. Hơn nữa, nó còn giúp học sinh hiểu được bản chất 
của vấn đề một cách nhẹ nhàng và ghi nhớ chúng thật hiệu quả. 

File đính kèm:

  • pdfchiec_dap_ghim_va_menh_de_quan_he_1373.pdf
Tài liệu liên quan