Cấu trúc cụm động từ

I. Thế nào là cụm động từ?

Cụm động từ là các cụm từ có cấu trúc bao gồm một động từ và một tiểu từ (phó

từ, giới từ).

Ví dụ

Look up

You can look up any new words in your dictionary.

Anh có thể tra nghĩa bất cứ từ mới nào trong từ điển.

pdf8 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu trúc cụm động từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu trúc cụm động từ 
 I. Thế nào là cụm động từ? 
Cụm động từ là các cụm từ có cấu trúc bao gồm một động từ và một tiểu từ (phó 
từ, giới từ). 
Động 
từ 
Tiểu 
từ 
Ví dụ Dịch nghĩa 
Look up 
You can look up any new 
words in your dictionary. 
Anh có thể tra nghĩa bất cứ từ 
mới nào trong từ điển. 
Get through 
I tried to phone her but I 
couldn’t get through. 
Tôi đã cố gắng gọi cho cô ấy 
nhưng không thể nào kết nối 
được. 
Trong các ví dụ trên, khi các tiểu từ up, through kết hợp với từ động từ look, get 
tạo thành các cụm động từ có ý nghĩa khác hoàn toàn so với từ động từ ban đầu: 
Look: nhìn # Look up: tìm kiếm, tra cứu 
Get: nhận, bị, được # Get through: kết nối 
Do vậy, ý nghĩa của các cụm động từ không chịu ảnh hưởng bởi ý nghĩa của động 
từ. Việc học các cụm động từ cũng không nên đánh đồng với việc học các động từ 
và tiểu từ độc lập nhau, mà cần học cả cụm động từ đó với cách sử dụng của chúng 
trong từng văn cảnh. 
II. Ý nghĩa của các tiểu từ trong cụm động từ? 
Thông thường, các tiểu từ truyển tài nhiều ý nghĩa khác nhau khi nằm trong cụm 
động từ. Sau đây là các ý nghĩa phổ biến nhất của các tiểu từ thường xuyên được 
sử dụng trong cụm động từ. 
Tiểu từ Ý nghĩa Ví dụ Dịch nghĩa 
up 
Diễn đạt vị trí hướng lên 
trên hoặc ý kết thúc, hoàn 
thành tất cả. 
We ate all the food up. 
Chúng tôi ăn hết 
thức ăn rồi. 
down 
Diễn đạt vị trí hướng 
xuống dưới; hoặc hành 
động có xu thế giảm/chặn 
lại. 
We’ll have to cut 
down the expenses. 
Chúng ta sẽ phải cắt 
giảm chi tiêu. 
on Diễn đạt ý ở trên, dựa You should put on Cậu nên ăn mặc lịch 
trên. formal clothes in an 
interview. 
sự khi đến dự phỏng 
vấn. 
in 
Diễn đạt ý ở trong, xu 
hướng đi vào trong. 
Make sure to leave the 
office by 6:00 or you 
will be locked in. 
Nhớ là phải rời khỏi 
văn phòng trước 6h 
nếu không anh sẽ bị 
kẹt trong đó. 
out 
Diễn đạt vị trí phía ngoài 
hoặc ý hành động đến tận 
cuối/cạn kiệt. 
We couldn’t figure her 
out. 
Chúng tôi không tài 
nào hiểu nổi cô ấy. 
off 
Diễn đạt ý rời đi chỗ khác 
hoặc thay đổi trạng thái. 
I’ve sent off the letter 
you wrote to the 
newspaper. 
Tôi đã gửi cho cánh 
nhà báo bức thư mà 
anh viết rồi. 
for 
Diễn đạt mục đích hướng 
tới của hành động. 
He often asks his 
parents for money. 
Hắn vẫn thường 
xuyên hỏi xin tiền 
bố mẹ. 
with 
Diễn đạt ý có người hoặc 
vật cùng tham gia trong 
hành động. 
That shirt goes really 
well with your blue 
jacket. 
Chiếc áo sơ mi đó 
rất hợp tông với 
chiếc áo khoác xanh 
của cậu đấy. 
through 
Diễn đạt ý lần lượt cái 
này sang cái khác, hoặc 
từ đầu đến cuối. 
If you look through 
something, you read it 
quickly and not very 
carefully. 
Khi bạn đọc qua cái 
gì đó nghĩa là bạn 
đọc nhanh và không 
quá cẩn thận. 
back 
Diễn đạt ý trở lại/quay 
lại. 
Please send the shirt 
back if it is the wrong 
size. 
Hãy gửi lại chiếc áo 
nếu như sai cỡ. 
away 
Diễn đạt trạng thái rời đi, 
hoặc tạo ra khoảng cách. 
Put away your books, 
Peter! 
Cất mấy quyển sách 
đi, Peter. 
around 
about 
Diễn đạt hành động mang 
tính giải trí, không rõ 
mục đích, hoặc không 
cần quá tập trung. 
I hate the way he lies 
around all day 
watching TV. 
Tôi ghét thấy hắn 
cứ nằm vắt vẻo xem 
TV cả ngày. 
III. Phân biệt cụm động từ và động từ có giới từ đi kèm? 
Cụm động từ Cụm động từ giới từ 
Tiểu từ trong một cụm động từ luôn luôn được 
nhận trọng âm. 
Giới từ trong cụm động từ giới từ 
không được nhận trọng âm. 
Động từ và tiểu từ có thể đứng tách rời, tiểu từ 
có thể được chuyển xuống sau tân ngữ. 
We called up the teacher. (gọi) 
We called the teacher up. 
Động từ và giới từ phải luôn luôn 
đi liền nhau. 
We called on the teacher. (kêu 
gọi) 
We called the teacher on. 
Không thể đặt một trạng từ vào giữa động từ và 
tiểu từ. 
We called up the teacher early. 
We called early up the teacher. 
Có thể đặt một trạng từ vào giữa 
động từ và giới từ. 
We called early on the teacher. 
IV. Vị trí của tiểu từ trong cụm động từ? 
Như đã xét ở trên, các tiểu từ có thể đứng ngay sau động từ, hoặc có thể đứng sau 
tân ngữ (object). Trường hợp tân ngữ là đại từ (it, them, him, her, me) thì tiểu từ 
bắt buộc phải đặt sau tân ngữ này. 
The alarm woke up the children. 
(Đồng hồ báo thức làm bọn trẻ thức giấc.) 
The alarm woke the children up. 
The alarm woke them up. 
The alarm woke up them. 
V. Cách học cụm động từ hiệu quả? 
Xét về mặt ngữ pháp hay ý nghĩa, cụm động từ là một vấn đề khá phức tạp và khó 
hiểu đối với không ít học viên người Việt. Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích 
cho các bạn trong quá trình học cụm động từ. 
Học theo nhóm từ: có thể sắp xếp các cụm động từ theo nhóm các động từ, hoặc 
nhóm tiểu từ, hoặc nhóm chủ đề (xét theo trường nghĩa của cụm động từ). 
Nhật ký học tập: ghi chép và bổ sung thường xuyên vào sổ học tập theo cách 
riêng của bạn: các cụm động từ cần có tân ngữ (pick up, look after); các cụm động 
từ đi cùng với một danh từ (call off, set up + a meeting); hoặc các cụm động từ 
đồng nghĩa (go on, keep on) – trái nghĩa (get on, get off) 
Thực hành: Cố gắng thường xuyên vận dụng các cụm động từ đã học trong bài 
viết, bài nói (dịch Việt – Anh, học viết qua tranh, viết luận ngắn, thư phản hồi, 
luyện nói) để ghi nhớ và hiểu sâu hơn về cách sử dụng của các cụm động từ. 
Trong các bài học về cụm động từ tiếp theo, nhóm biên tập đã chủ động sắp xếp 
các cụm động từ theo nhóm chủ đề (Morning Activities, Classroom Activities) 
với hi vọng hỗ trợ tốt nhất cho các bạn trong việc học cụm động từ. 

File đính kèm:

  • pdfcau_truc_cum_dong_tu_3403.pdf