Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn bằng các bài nhạc Pop tiếng Anh

Phương pháp dạy phát âm về âm nối (liaisons) và âm rút gọn (elisions) qua nhạc pop tiếng Anh (English

pop songs) sau 9 tuần thực nghiệm có khả năng cải thiện kỹ năng phát âm của sinh viên. Chủ thể nghiên

cứu là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Mỗi nhóm là 30 sinh viên được chọn từ 423 sinh viên

năm 2 hệ cao đẳng ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sài Gòn. Tư liệu để dạy thực nghiệm là 9

bài nhạc pop tiếng Anh được thiết kế theo 3 dạng bài tập C-Test, Cloze-Test và Gap fill ngay trên lời

bài hát. Sinh viên vừa nghe nhạc vừa tìm ra các đáp án đúng chứa các âm nối và âm rút gọn. Phương

pháp nghiên cứu định lượng được vận dụng để thu thập số liệu từ pre-test và post-test.

pdf10 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn bằng các bài nhạc Pop tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 14 (39) - Thaùng 3/2016 
57 
Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của 
sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn 
bằng các bài nhạc pop tiếng Anh 
Improving liaisons and elisions through English pop songs for non English 
majored students at Sai Gon University 
ThS. Võ Thúy Linh 
Trường Đại học Sài Gòn 
M.A. Vo Thuy Linh 
 Sai Gon University 
Tóm tắt 
Phương pháp dạy phát âm về âm nối (liaisons) và âm rút gọn (elisions) qua nhạc pop tiếng Anh (English 
pop songs) sau 9 tuần thực nghiệm có khả năng cải thiện kỹ năng phát âm của sinh viên. Chủ thể nghiên 
cứu là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Mỗi nhóm là 30 sinh viên được chọn từ 423 sinh viên 
năm 2 hệ cao đẳng ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sài Gòn. Tư liệu để dạy thực nghiệm là 9 
bài nhạc pop tiếng Anh được thiết kế theo 3 dạng bài tập C-Test, Cloze-Test và Gap fill ngay trên lời 
bài hát. Sinh viên vừa nghe nhạc vừa tìm ra các đáp án đúng chứa các âm nối và âm rút gọn. Phương 
pháp nghiên cứu định lượng được vận dụng để thu thập số liệu từ pre-test và post-test. 
Từ khoá: âm nối, âm rút gọn, nhạc pop tiếng Anh, thực nghiệm 
Abstract 
The method of teaching liaisons and elisions through English pop songs can help to improve students’ 
pronunciation. The research subjects were divided into an experimental group and a controlled group. 
Each group has 30 students chosen from 423 college sophomores of the primary education major of Sai 
Gon University. The experimental materials were nine English pop songs with exercises on the lyrics 
with three kinds of exercises like C-Test, Cloze-Test and Gap fill. The participants listened and at the 
same time looked for the answers to liaisons and elisions. The quantitative approach was used to collect 
the data from pre-test and post-test. 
Key words: liaisons, elisions, English pop songs, experimental 
1. Đặt vấn đề 
Dạy tiếng Anh qua bài hát là một kỹ 
thuật thông dụng, nhưng nghiên cứu để 
ứng dụng dạy phát âm tại Trường Đại học 
Sài Gòn là một vấn đề cần quan tâm. Qua 
quan sát thực tế cho thấy rằng hiện nay 
sinh viên nói chung mắc lỗi phát âm nhiều. 
Sinh viên Trường Đại học Sài Gòn nói 
riêng, và đặc biệt là sinh viên không 
chuyên, kỹ năng nghe nói của họ rất thấp. 
Kết quả điểm số các buổi chấm thi và kiểm 
tra kỹ năng phát âm của sinh viên không 
 58 
chuyên chỉ đạt khoảng 5% phát âm đúng, tỉ 
lệ sinh viên đạt điểm 0 xấp xỉ 36%, số còn 
lại hầu như là điểm dưới trung bình. Ngoài 
việc phát âm sai nguyên âm (vowels), phụ 
âm (consonants), trọng âm (stress), ngữ 
điệu (intonation), âm nối (liaisons) và 
âm rút gọn (elisions) là 2 loại âm mà sinh 
viên mắc phải trầm trọng nhất. Đây là 
nguyên nhân gây cho việc học và thực 
hành kỹ năng giao tiếp của họ bằng tiếng 
Anh bị hạn chế. 
Phương pháp dạy truyền thống như ghi 
chép lên bảng, yêu cầu sinh viên lặp lại 
theo cách đọc của giáo viên mà không tự 
học hoặc luyện tập nhiều chưa thật sự phù 
hợp và hiệu quả tại các lớp học tiếng Anh 
hiện nay. Lý do là phương cách dạy như 
thế không giúp sinh viên nhớ lâu và chưa 
khơi dậy được tinh thần học tập tích cực 
của sinh viên bởi sinh viên cảm thấy chán 
nản và buồn ngủ với việc luôn phải làm 
theo sự điều khiển của giáo viên. 
Từ những vấn đề của việc dạy và học 
phát âm nói trên, một phương pháp mới 
sáng tạo hơn trong việc dạy phát âm cần 
được đề xuất. Và bài viết này nhằm giới 
thiệu một giải pháp mới góp phần để giải 
quyết vấn đề phát âm của sinh viên và cung 
cấp cho giáo viên thêm một cách dạy phát 
âm phù hợp mang lại hiệu quả hơn và có 
khả năng kích thích được tinh thần học 
phát âm của sinh viên hơn với tựa đề "Cải 
thiện phát âm về âm nối (liaisons) và âm 
rút gọn (elisions) của sinh viên không 
chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn bằng 
các bài nhạc pop tiếng Anh". 
2. Cơ sở lý luận của việc dạy âm nối 
và âm rút gọn qua nhạc Pop tiếng Anh 
Stevick (1978: 145) định nghĩa rằng 
"Phát âm là phương tiện chính mà qua đó 
chúng ta sử dụng ngôn ngữ để tạo sự chú ý 
của người khác. Nó là một quá trình vật 
chất hóa các tính năng liên quan đến hệ 
thống âm thanh/âm vị, cấu trúc âm tiết, âm 
điệu (trọng âm và ngữ điệu) trong khi 
những thông điệp bằng lời nói được hình 
thành". Kiến thức về phát âm rất đa dạng 
và quan trọng với nhiều thành tố tạo thành 
như phụ âm (consonants), nguyên âm 
(vowels), trọng âm (stress), âm điệu 
(rhythms), ngữ điệu (intonation), âm nối 
(liaisons), âm rút gọn (elisions),... Tuy 
nhiên, trong bài viết này âm nối và âm rút 
gọn được nghiên cứu và giới thiệu. 
Theo Cook (2013), âm nối là âm thanh 
được phát ra từ việc nối lại giữa hai âm gần 
nhau. Âm nối được xem như là một sự liên 
kết và tạo ra từ âm liên kết giữa phụ âm 
cuối của một từ và nguyên âm đầu của từ 
cạnh sau nó. Brinton (2009) nhận thấy nếu 
người học thực hành tốt các âm nối thì họ 
dễ dàng thông thạo kỹ năng nghe nói trong 
tiếng Anh. Âm rút gọn được Roach (2009) 
phát biểu là âm thanh đầy đủ của một số từ 
bị biến mất hay được nhập gọn lại ở một số 
cụm từ trong tiếng Anh (tr.113). Ví dụ: 
we’ll (we will), he’s (he is/he has), I’d (I 
would). Ông cũng nói rằng việc học âm rút 
gọn thật sự cần thiết vì lưu loát âm rút gọn 
rất quan trọng trong giao tiếp với người 
bản xứ. 
Ngoài ra, thực tế giao tiếp bằng tiếng 
Anh cho thấy rằng âm nối và âm rút gọn 
rất hay nhưng rất khó và cần được chú 
trọng nghiên cứu nhiều. Bởi vì âm nối là 
âm của 2 từ riêng biệt gần nhau nối kết lại 
với nhau (ví dụ: like it /laik it/, think about 
you /θiηk ə'baut ju:/) giúp cho câu được 
mượt mà dễ phát âm hơn và chuyên nghiệp 
hơn. Âm rút gọn là dạng một cụm 2-3 từ 
(ví dụ: I’ve (I have), Let’s (let us)) được rút 
gọn lại thành một âm để làm cho câu nói 
gọn gàng hơn. Tuy nhiên, cả 2 loại âm này 
đều rất khó để người học nhận ra dù với 
tốc độ nói không quá nhanh. Hơn nữa, các 
âm nối và âm rút gọn sẽ tạo ra cách phát 
59 
âm đã được liên kết và tĩnh lược không 
giống với phiên âm quốc tế của các từ. 
Điều này đòi hỏi người học phải luyện tập 
nhiều và tinh tế nhận ra những âm nối và 
âm rút gọn, có như thế thì kỹ năng nghe, 
nói mới đạt yêu cầu, khả năng giao tiếp 
mới thành công. 
Về cách thức dạy các âm nối cũng 
được Brinton (2009) đề cập là chú ý các 
âm liền kề đặc biệt của các từ trong câu, 
cũng như Murcia và Marianne (1996) đề 
nghị phương thức dạy âm nối và âm rút 
gọn là giao nhiệm vụ cho người học đọc 
các câu và gợi ý để người học lưu ý phát 
âm qua bốn yếu tố: (1) vị trí ổ răng và lưỡi 
(letter), (2) các vần nối (C_V), (3) giảm 
nguyên âm trong âm tiết không nhấn, và 
(4) đơn giản hóa cụm phụ âm. 
Theo từ điển Macmillan, nhạc pop 
tiếng Anh được hiểu như một loại âm nhạc 
chơi bằng nhạc cụ điện tử và rất phổ biến 
với nhiều người. Nhạc pop gồm các bài hát 
ngắn với lời nhạc sâu lắng và giai điệu đơn 
giản mà dễ nhớ. Lamb (2014) cũng đồng ý 
rằng nhạc pop, là loại nhạc phổ thông chủ 
đạo thời gian xuất hiện từ khoảng 1950. 
Nhạc pop rất phổ biến, có giai điệu du 
dương và dễ đi vào lòng người như Take 
me to your heart, Give a little love, Miss 
you, Only love, ... 
Việc dạy phát âm qua bài hát tiếng 
Anh cũng đã được nhiều nhà khoa học 
nghiên cứu và thể hiện quan điểm tích cực 
về phương pháp này. Nambiar (1993) cho 
rằng nhạc pop tạo động lực học tập cho 
người học trẻ vì âm nhạc có khả năng khơi 
dậy cảm xúc và khiến họ sẵn sàng hát theo 
lời bài hát, qua đó học được cách phát âm 
(tr. 336). Nhạc pop quen thuộc và có sức 
hút giải trí mạnh đến giới trẻ (Dubin, 
1975). Vì vậy, nhạc pop như một cánh cửa 
hướng đến ngôn ngữ mục tiêu mà người 
học muốn đạt được (Cheung, 2001). Theo 
Gatson (1968), âm nhạc mang nhiều lợi ích 
trong việc thúc đẩy tinh thần và tạo nên sự 
tự mãn cho người nghe. Bên cạnh đó, nhịp 
điệu của âm nhạc có tiềm năng độc đáo để 
làm tăng năng lượng cho người nghe khiến 
họ chú ý hơn, thích thú hơn để tiếp cận. 
Hơn nữa, nhạc pop có thể cung cấp nguồn 
thư giãn tinh thần cho người học và sự mới 
lạ trong việc truyền đạt kiến thức của 
người dạy (Võ Thúy Linh, 2015). Vì vậy, 
nhạc pop cung cấp công cụ giảng dạy hiệu 
quả tại các lớp ngôn ngữ (Griffee, 2010). 
Từ các lý thuyết đã nêu, việc dạy kỹ năng 
ngôn ngữ cho người học qua bài hát là vấn 
đề được nhiều quan điểm đồng thuận từ 
các nhà khoa học. Thật vậy, vấn đề dạy kỹ 
năng ngôn ngữ qua bài nhạc tiếng Anh đã 
có nhiều nhà nghiên cứu trước đó thực hiện 
như Lại Thanh Tình (2010), Engh (2013). 
Salcedo (2010), và Tavil & Isisag (2009). 
Các nhà khoa học này ủng hộ việc sử dụng 
bài hát như một công cụ giảng dạy tại các 
lớp học ngôn ngữ bởi âm nhạc vừa mang 
tính giải trí vừa có tính học thuật, có thể 
giúp người học vừa thưởng thức và tiếp thu 
kiến thức tốt. Họ đã minh chứng quan điểm 
chung này bằng những nghiên cứu về vận 
dụng bài hát để dạy phát âm về nguyên âm, 
phụ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh... 
Tuy nhiên, phương pháp dạy âm nối và âm 
rút gọn bằng nhạc pop tiếng Anh vẫn chưa 
được những nhà khoa học này và các công 
trình nghiên cứu khác đề cập nhiều. Vì vậy, 
bài viết này sẽ bàn về phương pháp dạy 
phát âm qua các bài nhạc pop và âm nối và 
âm rút gọn trong tiếng Anh là hai thành tố 
được tác giả chọn để tiến hành thực 
nghiệm. Câu hỏi nghiên cứu của vấn đề 
được đặt ra như sau: 
Việc sử dụng nhạc pop tiếng Anh để 
dạy phát âm âm nối và âm rút gọn làm cải 
thiện kỹ năng phát âm của người học ở 
mức độ nào? 
 60 
3. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế 
thực nghiệm 
3.1. Phương pháp nghiên cứu 
Chương trình thực nghiệm được tiến 
hành trong 9 tuần nằm trong khung thời 
gian của học kỳ I năm học 2014-2015 tại 
Trường Đại học Sài Gòn. Mẫu được chọn 
là 2 nhóm sinh viên chuyên ngành Giáo 
dục Tiểu học hệ cao đẳng. Mỗi nhóm gồm 
có 30 sinh viên, 1 nhóm là nhóm thực 
nghiệm được áp dụng dạy thực nghiệm âm 
nối và âm rút gọn qua các bài nhạc pop. 
Nhóm còn lại là nhóm đối chứng được dạy 
phát âm theo chương trình sách giáo khoa. 
Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên ra 2 
nhóm từ 14 nhóm tổng cộng gồm 423 sinh 
viên. Sinh viên tham gia đảm bảo các điều 
kiện cùng độ tuổi và trình độ về phát âm 
căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra và các 
bài thi về phát âm của trường từ học kỳ 
trước. Thông tin về năm sinh cung cấp độ 
tuổi của sinh viên được cung cấp từ Phòng 
Đào tạo qua các danh sách lớp học. 
Phương pháp thực nghiệm 
(experimental research) được sử dụng 
trong bài nghiên cứu này là loại hình 
nghiên cứu và đo lường hiệu quả của việc 
áp dụng các thử nghiệm trên các nhóm 
(Seliger và Shohamy, 1989). Tiếp thu quan 
điểm của Parkinson và Drislane (2011), tác 
giả sử dụng phương pháp định lượng để 
thu thập và phân tích số liệu từ kết quả của 
bài kiểm tra đầu (pre-test) và cuối khóa 
(post-test). Để chương trình thực nghiệm 
được tiến hành, tác giả đã thiết kế thực 
nghiệm như sau: 
Công cụ để lấy dữ liệu là bài kiểm tra 
đầu khóa (pre-test) và bài kiểm tra cuối 
khóa (post-test). Tài liệu để dạy thực 
nghiệm là 9 bài nhạc pop tiếng Anh, bao 
gồm các bài Proud of you, Miss you, Only 
love, Give a little love, The day you went 
away, Take me to your heart, That is love, 
Cry on my shoulder và Happy new year. 
Trước khi chương trình thực nghiệm 
được bắt đầu, sinh viên của cả 2 nhóm sẽ 
làm bài kiểm tra đầu khoá (pre-test). Pre-
test được thực hiện vào đầu chương trình là 
để tác giả đo và đảm bảo trình độ của 2 
nhóm là như nhau. Cấu trúc pre-test và 
post-test giống nhau gồm 2 phần nhận dạng 
(Recognition) có 26 mục trắc nghiệm và 
phát âm (Production) có 14 mục. Mục đích 
của tác giả là để kiểm tra trình độ và kỹ 
năng của người học trong nhận thức và 
thực hành phát âm tiếng Anh theo từ và 
câu. Khi chương trình dạy thực nghiệm kết 
thúc, sinh viên của 2 nhóm làm bài kiểm 
tra cuối (post-test) để giáo viên thu thập số 
liệu, so sánh kết quả và tìm ra sự khác biệt 
giữa 2 nhóm sau thực nghiệm. 
3.2. Thiết kế thực nghiệm 
Giáo viên là người thực tiếp thiết kế 
chương trình và dạy thực nghiệm cho cả 2 
nhóm thực nghiệm và đối chứng. Chương 
trình thực nghiệm được thực hiện như sau: 
3.2.1. Quy trình thiết kế tài liệu giảng dạy 
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 
Đầu tiên, giáo viên soạn một giáo án 
riêng để dạy phát âm các âm nối và âm rút 
gọn bằng 9 bài nhạc pop cho 9 buổi dạy 
thực nghiệm. Lời bài hát đựợc in ra giấy và 
được thiết kế bỏ trống các từ hoặc ký tự 
chứa các âm nối và âm rút gọn theo 3 dạng 
bài tập C-Test (bỏ trống một nữa từ), Cloze 
test (bỏ trống trọn 1 từ) và gap fill (trống 
1từ, trắc nghiệm với 3 đáp án) tương ứng 
mỗi dạng bài tập ứng với 3 bài hát. Các bài 
nhạc pop được chọn là những bài hát tiếng 
Anh phổ biến và quen thuộc với người học. 
Các bài hát được sắp xếp xen kẻ để xuất 
hiện đều đặn lần lượt 3 dạng bài tập C-Test 
- Cloze test - Gap fill với thứ tự bài hát từ 
rất quen thuộc, giai điệu trầm bổng nhẹ 
nhàng đến những bài hát ít quen thuộc hơn, 
có nhịp điệu nhanh hơn. Mỗi bài hát được 
61 
lược bỏ 10 chổ trống tại các vần, các kí tự, 
các từ có chứa các âm nối và âm rút gọn. 
Mỗi sinh viên nhóm thực nghiệm ở mỗi 
buổi sẽ nghe bài hát 2 lần, vừa nghe vừa 
hoàn thành bài tập trên lời bài hát. Giáo 
viên cung cấp kiến thức về âm nối và âm 
rút gọn cho sinh viên dựa vào các đáp áp 
đúng của các bài tập trên lời bài hát. Sau 
đó, giáo viên yêu cầu sinh viên tìm thêm 
các ví dụ khác để thực hành tại lớp các từ, 
cụm từ chứa âm nối và âm rút gọn trên lời 
bài hát. Lý do giáo viên muốn lấy các ví dụ 
ngay trên lời bài hát là để sinh viên nhận 
biết các từ, cụm từ chứa âm nối và âm rút 
gọn tương tự có sẵn và đảm bảo việc thực 
nghiệm phát âm của giáo viên và sinh viên 
được nghiêm túc thực hiện trên một tài liệu 
duy nhất là nhạc pop. 
Đối với nhóm đối chứng, giáo án dạy 
phát âm trong 9 tuần đươc giáo viên soạn 
theo chương trình sách giáo khoa 
International Express (new edition) of 
Keith Harding & Liz Taylor, Oxford 
University Press. Các bài 5, 6, 7 và 8 là 4 
trong 12 bài được giáo viên dạy thực 
nghiệm. Kiến thức về phát âm âm nối và 
âm rút gọn trong 4 bài học được giáo viên 
chia đều để dạy trong 9 buổi học. Tuy 
nhiên, việc phân bổ kiến thức về các thành 
tố phát âm trong sách cũng như trong 4 bài 
học này là không đồng đều và đầy đủ. Điều 
này đòi hỏi người dạy thực nghiệm phải tư 
duy để nhóm đối chứng sắp xếp 1 chương 
trình dạy phát âm hợp lý cân bằng về thời 
lượng đối với nhóm thực nghiệm. Về 
phương pháp dạy được giáo viên áp dụng 
kỹ thuật dạy thông thường, sinh viên thực 
hiện theo những gì giáo viên hướng dẫn và 
ghi chép. 
3.2.2. Tiến trình thực hiện 
Tiến trình thực hiện chương trình thực 
nghiệm trong 11 tuần. Tuần 1: Sinh viên 
làm pre-test. Tuần 2 đến tuần 10: giáo viên 
dạy thực nghiệm cả 2 nhóm. Tuần 11: sinh 
viên làm bài kiểm tra cuối. 
Tiến trình thực hiện đối với nhóm 
thực nghiệm: 
Bước 1: Giáo viên phát lời bài hát có 
chứa bài tập đến từng sinh viên. 
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn cách 
làm bài tập đối với từng dạng bài tập C-
Test, Cloze test hoặc Gap fill. 
Bước 3: Giáo viên bật máy nghe trình 
phát 2 lần bài nhạc pop tiếng Anh cần dạy 
của từng buổi. 
Bước 4: Sinh viên vừa nghe nhạc vừa 
làm bài tập. 
Bước 5: Giáo viên gọi 1 sinh viên bất 
kì lên bảng ghi đáp án. 
Bước 6: Giáo viên sửa các đáp án và 
yêu cầu sinh viên phát âm theo giáo viên. 
Bước 7: Giáo viên tiến hành dạy âm nối 
và âm rút gọn trên các từ, cụm từ đáp án. 
Bước 8: Giáo viên yêu cầu sinh viên 
phát âm lại tất cả các đáp án và tìm ví dụ 
khác tương tự có chứa âm nối và âm rút 
gọn ngay trên lời bài hát. 
Bước 9: Giáo viên yêu cầu sinh viên tự 
phát âm các ví dụ vừa tìm và sửa lỗi phát 
âm cho sinh viên. 
Bước 10: Giáo viên cho sinh viên thời 
gian ghi chép và ôn tập phát âm lại tất cả 
các từ cum từ chứa âm nối và âm rút gọn 
trong buổi thực nghiệm. 
Tiến trình thực hiện đối với nhóm 
đối chứng: 
Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài học 
phát âm của buổi học 
Bước 2: Giáo viên viết các từ chứa các 
âm nối, âm rút gọn lên bảng và đọc to 3 lần. 
Bước 3: Giáo viên yêu cầu sinh viên 
đọc theo giáo viên. 
Bước 4: Giáo viên ghi thêm từ 2-3 ví 
dụ các từ tương tự và đọc to. 
Bước 5: Giáo viên yêu cầu sinh viên tự 
đọc và giáo viên sửa lỗi. 
 62 
Bước 6: Giáo viên yêu cầu sinh viên 
làm việc theo cặp và tập luyện phát âm các 
từ và các cụm từ đã dạy. 
Bước 7: Giáo viên yêu cầu sinh viên tự 
luyện tập phát âm các từ đã học tại nhà. 
Các số liệu từ kết quả thực nghiệm sẽ 
được phân tích và so sánh bằng thuật toán 
ANOVA của phần mềm xử lý số liệu SPSS 
để biết được sự khác biệt về phát âm của 
sinh viên 2 nhóm giữa trước và sau chương 
trình thực nghiệm. Chỉ số Sig (2 tailed) nếu 
lớn hơn 0.05 thì kết quả sau thực nghiệm 
không có gì khác biệt so với ban đầu. Ngược 
lại, nếu chỉ số Sig (2 tailted) nếu nhỏ hơn 
0.05 thì kết quả phát âm trước và sau thực 
nghiệm là có sự khác biệt về trình độ phát 
âm về âm nối và âm rút gọn giữa 2 nhóm. 
4. Kết quả và thảo luận 
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 
“Việc sử dụng nhạc pop tiếng Anh để dạy 
phát âm âm nối và âm rút gọn làm cải thiện 
kỹ năng phát âm của người học ở mức độ 
nào?", kết quả pre-test và post-test được 
phân tích và so sánh tìm ra sự khác biệt 
giữa hai nhóm trước và sau khi thực 
nghiệm. Qua đó, mức độ sinh viên cải thiện 
được trong kỹ năng phát âm cũng được xác 
định. Kết quả của pre-test được thể hiện 
qua biểu đồ sau: 
Bảng 1. Tỉ lệ đáp án đúng âm nối và âm rút gọn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối 
chứng từ kết quả của bài kiểm tra đầu (pre-test). 
Loại âm Âm nối Âm rút gọn 
 Nhóm 
Hình thức 
Nhóm thực 
nghiệm 
Nhóm đối 
chứng 
Nhóm thực 
nghiệm 
Nhóm đối 
chứng 
Nhận thức 
(recognition) 
15% 18% 16% 16% 
Thực hành 
(production) 
12% 10% 12% 12% 
Bảng 2. So sánh kết quả bài kiểm tra đầu khoá (pre-test) về âm nối và âm rút gọn của 
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 
Independent Samples Test 
 Levene's 
Test for 
Equality of 
Variances 
t-test for Equality of Means 
F Sig. T Df Sig. 
(2-tailed) 
Mean 
Difference 
Std. Error 
Difference 
95% Confidence 
Interval of the 
Difference 
Lower Upper 
So_sanh_nhan
_thuc_am_noi
_va_am_rut_g
on_hai_nhom
_trong_pretest 
Equal 
variances 
assumed 
1.448 .234 .317 58 .753 .10000 .31568 -.53191 .73191 
Equal 
variances 
not assumed 
.317 55.153 .753 .10000 .31568 -.53260 .73260 
63 
Từ bảng 1, tỉ lệ câu trả lời đúng về 
nhận thức âm nối của nhóm thực nghiệm 
của nhóm đối chứng là 18%, âm rút gọn 
của 2 nhóm đều đạt 16%. Số phần trăm 
đáp án đúng của phần thực hành phát âm 
âm nối và âm rút gọn của nhóm thực 
nghiệm đều là 12%, của nhóm đối chứng 
là 10% và 12%. Các tỉ lệ thấp này cho 
thấy trình độ phát âm về âm nối và âm rút 
gọn của sinh viên 2 nhóm rất hạn chế. Hầu 
hết sinh viên gặp khó khăn khi nghe và 
nói tiếng Anh vì họ không thể nhận ra và 
phát âm các âm rút gọn và âm nối. Hầu 
như tỉ lệ phần trăm của các nhóm hầu như 
không chênh lệch nhau và đều rơi vào tình 
trạng chưa đạt 20%. Điều này cho thấy 
trình độ phát âm về âm nối và âm rút gọn 
của sinh viên 2 nhóm là hạn chế như nhau. 
Chỉ số Sig (2 tailed) ở bảng số 2 là 0.753 
lớn hơn 0.05, điều này nói lên rằng kỹ 
năng và trình độ phát âm của 2 nhóm thể 
hiện qua pre-test là không có sự khác biệt. 
Kết quả này thoã điều kiện nghiên cứu 
ban đầu vì trình độ sinh viên ngang nhau, 
tính khách quan trong nghiên cứu được 
đảm bảo. 
Kết quả bài kiểm tra cuối (post-test) 
được trình bày như sau: 
Bảng 3. Tỉ lệ đáp án đúng âm nối và âm rút gọn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối 
chứng từ kết quả của bài kiểm tra cuối (post-test). 
Loại âm Âm nối Âm rút gọn 
 Nhóm 
Hình thức 
Nhóm thực 
nghiệm 
Nhóm đối 
chứng 
Nhóm thực 
nghiệm 
Nhóm đối 
chứng 
Nhận thức 
(recognition) 
50% 21% 44% 18% 
Thực hành 
(production) 
2

File đính kèm:

  • pdfcai_thien_phat_am_ve_am_noi_va_am_rut_gon_cua_sinh_vien_khon.pdf
Tài liệu liên quan