Cách viết một luận đề ấn tượng
1. Tạo cho luận đề một khả năng gây tranh cãi:
Luận đề phải tạo ra được 1 nhận định có tính tranh luận. Để kiểm tra xem nhận
định của bạn có thể tranh cãi hay không, hãy tự đặt câu hỏi: Có lý lẽ gì để chứng
minh cho ý kiến đối lập không? Nếu không thì đó không phải là một luận đề, mà
chỉ là 1 sự thật hiển nhiên. Ví dụ:
CÁCH VIẾT MỘT LUẬN ĐỀ ẤN TƯỢNG 1. Tạo cho luận đề một khả năng gây tranh cãi: Luận đề phải tạo ra được 1 nhận định có tính tranh luận. Để kiểm tra xem nhận định của bạn có thể tranh cãi hay không, hãy tự đặt câu hỏi: Có lý lẽ gì để chứng minh cho ý kiến đối lập không? Nếu không thì đó không phải là một luận đề, mà chỉ là 1 sự thật hiển nhiên. Ví dụ: · Luận đề không gây tranh luận: "Computers are becoming an efficient mechanism for managing and transmitting information in large businesses." (Câu này chỉ nêu lên sự thật hiển nhiên.) · Luận đề gây tranh luận: "Heavy use of computers may disrupt family cohesion and increase divorce in society." (Đây là 1 luận đề gây tranh cãi vì sẽ có nhiều người không tin điều đó.) 2. Luận đề phải cụ thể: Luận đề cũng phải cụ thể. Tránh những khái quát chung chung, không rõ ràng. Luận đề cần chi tiết và rành mạch, để người đọc thấy được cái tại sao đằng sau lập luận của bạn. · Luận đề thiếu cụ thể: "We should not pass the microchip bill." (Luận đề chưa cụ thể. Đây chỉ là 1 nhận định về giá trị mà chưa cung cấp đủ lý lẽ cho độc giả.) · Luận đề cụ thể: "Because the microchip insert causes serious health hazards such as cancer and brain tumors to those who use it, the microchip should not be passed." (Luận đề đã cụ thể hơn nhiều. Người đọc có thể thấy rõ bài viết sắp nói về cái gì.) 3. Tránh liệt kê: Nếu luận đề liệt kê ra quá nhiều điểm, rất có thể bài luận của bạn sẽ hời hợt. Giả sử bạn có được 6 lý do tại sao nên dạy lập trình trong các khóa học ở trường, thì cũng đừng ôm đồm hết các kiến thức ấy trong 1 bài luận, hãy tập trung vào ít lý do để chúng có chiều sâu hơn, có thể thảo luận chỉ 2 hay 3 ý. Những bản liệt kê dài dằng dặc sẽ khiến bài viết của bạn nông cạn vì bạn không còn đủ chỗ để khai thác đầy đủ từng ý. Nếu bạn không biết nói gì nữa về 1 ý nào đó, hãy tiến hành lại các bước khai thác ý và nghiên cứu kỹ hơn. Tuy vậy, nếu bạn đang cần viết 1 bài dài hơn và cần bao quát hết các vấn đề đó thì vẫn phải tránh liệt kê trong câu luận đề, chỉ để độc giả thấy 1 ý khái quát về luận điểm của bạn, tránh cụ thể quá. · Liệt kê: "The microchip bill biologically damages the health of children, invades the privacy of independent teenagers, increases crime, turns children against their parents, induces a sense of robotry about the individual, and finally, may result in the possible takeover of the government." · Trọng tâm: "By surgically inserting circuitry similar to cell phone devices that has been known to cause headaches and fatigue, the microchip biologically endangers the health of children." 4. Sử dụng cấu trúc: “Mặc dù..., nhưng thực ra...” (Although...., actually...) Đây là 1 trong các cách tốt nhất để tìm ra cái gì đó mới mẻ và gây tranh cãi. Bạn đang nói với 1 người là những gì mà trước đấy người ấy tin là đúng thực ra không đúng đâu. Bạn đang nói: Này, anh nghĩ X phải không? Ồ, anh sai rồi, thực ra là Y cơ! Bất cứ khi nào bạn đi xa hơn những gì là hiển nhiên và mang đến cho người đọc 1 cái nhìn mới mẻ thì bạn sẽ gây chú ý cho họ. Không có cách nào giúp bạn thể hiện hiểu biết thấu đáo của mình về vấn đề hiệu quả hơn cấu trúc này.
File đính kèm:
- cach_viet_mot_luan_de_an_tuong_9186.pdf