Cách tự học tiếng Anh cho teen
Ngày nay, hẳn các em thiếu niên không còn băn khoăn về tầm quan trọng của tiếng
Anh nữa. Vậy chúng ta hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh để giúp nhau
đạt điểm cao môn tiếng Anh trên lớp, làm cho bố mẹ vui lòng còn có thể đạt học
bổng đi du học.
Cách tự học tiếng Anh cho teen Ngày nay, hẳn các em thiếu niên không còn băn khoăn về tầm quan trọng của tiếng Anh nữa. Vậy chúng ta hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh để giúp nhau đạt điểm cao môn tiếng Anh trên lớp, làm cho bố mẹ vui lòng còn có thể đạt học bổng đi du học. Ngày nay, hẳn các em thiếu niên không còn băn khoăn về tầm quan trọng của tiếng Anh nữa. Vậy chúng ta hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh để giúp nhau đạt điểm cao môn tiếng Anh trên lớp, làm cho bố mẹ vui lòng còn có thể đạt học bổng đi du học 1. Học bảng phiên âm tiếng Anh (các ký tự phát âm). Việc này sẽ giúp bạn phát âm chuẩn xác kể cả khi có hay không có giáo viên hướng dẫn. Hơn nữa, hiểu rõ quy luật của phiên âm tiếng Anh sẽ giúp bạn có thể dự đoán được cách phát âm của một từ mới mà bạn chưa gặp bao giờ. 2. Trở thành khán giả thường xuyên của 1 hay 1 vài kênh truyền hình Anh hoặc Mỹ. Ti vi là người thày dạy tiếng Anh thực tiễn tốt nhất và rẻ nhất. Ban đầu có thể bạn thấy không thể hiểu được họ đang nói gì, nhưng dần dần bạn sẽ quen với tốc độ và ngữ điệu tiếng Anh của người bản ngữ. Tiếp theo, bạn sẽ nắm bắt được ý chính của cuộc thảo luận hoặc bản tin. 3. Mang theo 1 cuốn từ điển Anh – Anh bỏ túi (chọn loại của các NXB lớn như Oxford, Longman, Cambridge, MacMilan) và hình thành thói quen tra cứu khi nghi ngờ về nghĩa, cách sử dụng hoặc cách phát âm của mỗi từ. Nếu dùng từ điển trên điện thoại hoặc máy tính, chọn audio dictionary để nghe được cả tiếng Anh Anh và Anh Mỹ. 4. Tích cực ghi chép, dùng bút nhiều màu và bút nhớ dòng để phân loại kiến thức trong quá trình ghi chép. 5. Xem phim có phụ đề tiếng Anh tối thiểu 3 lần/phim. Ví dụ: lần 1 – tắt hoàn toàn phụ đề, lần 2 – bật phụ đề tiếng Anh, lần 3 – bật phụ đề tiếng Việt. 6. Thuộc lời vài bài hát yêu thích, nghe kỹ cách phát âm và nối âm của ca sỹ. Tập hát sao cho thật giống với phát âm của họ. 7. Không gì tuyệt vời bằng phối hợp cả 5 giác quan khi học tiếng Anh. Vì thế, hãy tập viết nhật ký hàng ngày bằng tiếng Anh, mỗi ngày 1 đoạn ngắn khoảng 50 từ. Có thể rủ thêm bạn để luyện tập qua hình thức trao đổi email hàng ngày. 8. Tìm hiểu về văn hóa của các nước nói tiếng Anh. Ví dụ, người Mỹ thích những người tự tin, tuyên bố “I can do it!” (Tôi có thể), còn người Anh thì có cảm tình với những người có kỹ năng thực dụng và khiêm tốn. 9. Tập viết chính tả là một cách dễ dàng và hiệu quả giúp phát triển kỹ năng nghe và chính tả. Nhờ một người bạn đọc vài đoạn văn trong báo hoặc trong sách để bạn viết ra những gì bạn nghe được. So sánh những nội dung bạn viết với văn bản gốc. 10. Đọc tin tức hoặc báo tiếng Anh, chọn chủ đề bạn thực sự quan tâm. Thêm nữa, thói quen đọc sẽ tiết kiệm cho bạn được rất nhiều thời gian cho việc học từ vựng hay ngữ pháp. Thỉnh thoảng trong khi đọc, bạn có thể đọc to lên để rèn phát âm. 11. Kết bạn với người bản ngữ. Nhớ là đặt thật nhiều câu hỏi để kéo dài cuộc thoại giữa bạn và người nước ngoài. Khi người khác hỏi bạn, không chỉ trả lời ngắn gọn đầy đủ những thông tin cơ bản. Ví dụ, nếu có ai hỏi bạn “Bạn có thích sống ở Hà Nội không?” đừng chỉ trả lời “Có” hoặc “Không”, mà hãy giải thích tại sao. 12. Ứng dụng ngay từ vựng hoặc thành ngữ vừa mới học. Bạn sẽ không bao giờ quên khi liên tục sử dụng những từ mới. 13. Tham gia các diễn đàn, cộng đồng mạng và câu lạc bộ, đặt câu hỏi và trao đổi về ngữ pháp với các thành viên trong cộng đồng đó. 14. Nếu có điều kiện, nên sống một năm ở một nước nói tiếng Anh, hoặc sống với gia đình người bản xứ. 15. Đăng ký tham gia lớp học tiếng Anh tại 1 trung tâm tiếng Anh uy tín và có sĩ số lớp nhỏ để được giáo viên chỉ dẫn và sửa lỗi.
File đính kèm:
- doc41_2962.pdf