Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên không chuyên

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nhu cầu học tiếng Anh và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu

học tiếng Anh của sinh viên không chuyên Anh. Một trăm lẻ hai sinh viên đang học năm thứ 2

chuyên ngành Công nghệ thông tin (CNTT) tại một Trường Cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh

được mời trả lời bảng câu hỏi. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS. Kết quả nghiên

cứu cho thấy rằng sinh viên chuyên ngành CNTT có nhu cầu học tiếng Anh khá cao, và các yếu tố

như tự học, giảng viên giảng dạy TACN, và môi trường học và tài liệu học tập, và nghề nghiệp

tương lai có mối liên hệ tích cực với nhu cầu học tiếng Anh của các sinh viên chuyên ngành CNTT.

pdf12 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên không chuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100 Nguyễn Đ. N. Hà và Trần Q. Thao. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 100-111 
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU HỌC TIẾNG ANH 
CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN 
NGUYỄN ĐÌNH NHƯ HÀ1 và TRẦN QUỐC THAO2,* 
1Trường Cao đẳng Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh 
2Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 
*Email: tq.thao@hutech.edu.vn 
(Ngày nhận: 03/06/2019; Ngày nhận lại: 17/06/2019; Ngày duyệt đăng: 16/09/2019) 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nhu cầu học tiếng Anh và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu 
học tiếng Anh của sinh viên không chuyên Anh. Một trăm lẻ hai sinh viên đang học năm thứ 2 
chuyên ngành Công nghệ thông tin (CNTT) tại một Trường Cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh 
được mời trả lời bảng câu hỏi. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS. Kết quả nghiên 
cứu cho thấy rằng sinh viên chuyên ngành CNTT có nhu cầu học tiếng Anh khá cao, và các yếu tố 
như tự học, giảng viên giảng dạy TACN, và môi trường học và tài liệu học tập, và nghề nghiệp 
tương lai có mối liên hệ tích cực với nhu cầu học tiếng Anh của các sinh viên chuyên ngành CNTT. 
Từ khóa: Nhu cầu học tiếng Anh; Tiếng Anh không chuyên; Tiếng Anh chuyên ngành; Yếu 
tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh; Yếu tố 
Factors affecting non-English majors’ English learning needs 
ABSTRACT 
This study aims to investigate non-English majors’ English learning needs and the factors 
affecting their English learning needs. This study was conducted with responses from 102 second-
year non-English majors at one Ho Chi Minh City college. The data collected from the 
questionnaires were analyzed by SPSS. The findings indicated that there were fairly high needs 
for non-English majors. It was also seen that the factors including lecturers, learning autonomy, 
learning environment and learning materials, and future careers were positively correlated with 
non-English majors’ needs. 
Keywords: English learning needs; non-English majors; English for specific purposes; factors 
affecting English learning needs; factors 
1. Đặt vấn đề 
Thế giới đang bước vào thời kì tri thức, xã 
hội hóa phồn vinh ở thế kỉ XXI phải là một xã 
hội của tri thức và dựa vào tri thức, vào tư duy 
sáng tạo của con người. Điều này đòi hỏi người 
lao động cũng phải biết tự đổi mới kiến thức và 
năng lực của mình cho phù hợp với sự phát 
triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ. 
Người lao động phải có khả năng tự định 
hướng và vươn lên để thích ứng với đòi hỏi của 
xã hội. 
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc 
cách mạng 4.0, sinh viên khối ngành kỹ thuật 
và công nghệ nước ta có cơ hội được tiếp xúc 
hàng ngày với những thay đổi nhanh chóng của 
khoa học và công nghệ. Song song với những 
thay đổi trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, 
sự hiện diện của tiếng Anh càng đóng vai trò 
quan trọng hơn. Đặc biệt là tiếng Anh chuyên 
ngành với hàng loạt thuật ngữ khoa học, với 
Nguyễn Đ. N. Hà và Trần Q. Thao. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 100-111 101 
cách diễn đạt rất đa dạng trong các lĩnh vực 
khoa học kĩ thuật và công nghệ. Như vậy, vai 
trò của việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành 
ở các trường Đại học và Cao đẳng trong giai 
đoạn hiện nay là vô cùng to lớn và mang tính 
chất quyết định chất lượng của quá trình hội 
nhập quốc tế. Bên cạnh đó, tiếng Anh sẽ là công 
cụ mở đường để giúp người học sớm tiếp cận 
cơ hội làm việc ngay khi vừa mới tốt nghiệp. 
Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc đào tạo 
tiếng Anh chuyên ngành (TACN) cho sinh viên 
nước ta hiện nay chưa hợp lý dẫn đến sinh viên 
ra trường rất yếu kỹ năng này, ảnh hưởng đến 
sự phát triển nghề nghiệp (Đỗ Thị Xuân Dung 
& Cái Ngọc Duy Anh, 2010; Hoàng Văn Vân, 
2008). Nỗi lo các doanh nghiệp hiện nay là các 
kỹ sư của các Trường Đại học và Cao đẳng ra 
trường rất yếu tiếng Anh chuyên ngành và 
chính vì thế dẫn đến sự chậm tiến bộ trong công 
việc. Hầu hết các doanh nghiệp đều thể hiện 
quan ngại với khả năng tiếp cận công việc của 
các kỹ sư sau khi tốt nghiệp, bởi lẽ hầu hết 
những công việc đòi hỏi tính kỹ thuật đều sử 
dụng tiếng Anh và đặc biệt tiếng Anh chuyên 
ngành để phục vụ cho quá trình vận hành và 
hoạt động sản xuất. 
Cũng như các môn học khác, việc lĩnh hội 
tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên không 
chuyên sẽ là điều kiện giúp các em sớm đạt 
được công việc và vị trí mong muốn. Sau khi 
tốt nghiệp, với kiến thức chuyên môn giỏi và 
vốn tiếng Anh thông thạo, các kỹ sư sẽ dễ dàng 
chinh phục được các nhà tuyển dụng và tiếp 
cận công việc trở nên dễ dàng hơn. 
Với những vấn đề được đề cập, nghiên cứu 
này sẽ đi tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến 
việc học tiếng Anh của các sinh viên không 
chuyên. Nội dung các câu hỏi nghiên cứu sẽ 
được giải quyết như sau: 
1. Nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành 
của sinh viên không chuyên tại một 
Trường Cao đẳng ở Thành Phố Hồ Chí 
Minh như thế nào? 
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu 
học tiếng Anh chuyên ngành của sinh 
viên không chuyên tại một Trường Cao 
đẳng ở Thành Phố Hồ Chí Minh là gì? 
3. Các yếu tố ảnh hưởng có mối liên hệ với 
nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành 
của sinh viên không chuyên như thế nào? 
2. Cơ sở lý thuyết 
Trong phần này tác giả sẽ trình bày các vấn 
đề liên quan đến đề tài nghiên cứu: nhu cầu học 
tập và các yếu tố liên quan đến nhu cầu học tập; 
và trình bày đến các yếu tố ảnh hưởng đến nhu 
cầu học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên. 
2.1. Nhu cầu học tập 
Nhu cầu học tập là một trong những nhu 
cầu tinh thần đặc trưng của con người. Nhu cầu 
học tập là đòi hỏi và nhu cầu thiết yếu của 
người học nhằm lĩnh hội kiến thức, tri thức và 
những trải nghiệm thực tế có giá trị của những 
thế hệ đi trước để lại. 
Trong học thuyết nhu cầu Maslow (1970: 
trích bởi Cherry, 2018) chỉ ra nội dung về nhu 
cầu của con người bao gồm: nhu cầu cơ bản và 
nhu cầu bậc cao. Maslow cho rằng con người 
luôn đấu tranh và nỗ lực để thỏa mãn những 
nhu cầu khác nhau. Những nhu cầu cơ bản 
được ưu tiên chú trọng trước vì chúng sẽ là 
nguồn định hướng quan trọng để đạt được nhu 
cầu cao hơn. 
Trong mối liên hệ với nhu cầu học tiếng 
Anh của sinh viên không chuyên, việc học 
TACN được xem như là nhu cầu cơ bản và thiết 
yếu bởi lẽ các sinh viên đều có nhu cầu tìm 
kiếm được công việc tốt trong tương lai và được 
thể hiện năng lực ngoại ngữ của cá nhân song 
song với kiến thức chuyên ngành. Tác giả 
McLeod (2007) cho rằng chỉ khi những nhu cầu 
cơ bản được thỏa mãn thì người ta sẽ có thể đạt 
đến thang nhu cầu cao hơn và nhu cầu đó được 
gọi là nhu cầu tự thể hiện bản thân. Đặc biệt, 
trong thời đại công nghiệp 4.0, vốn TACN 
vững chắc sẽ giúp người học khẳng định được 
bản thân trong môi trường làm việc hơn. 
Mỗi người học cũng cần có những mục 
tiêu để đi đến và nhu cầu mong muốn để đạt 
được như: nhu cầu được hiểu và được thỏa mãn 
nội dung học tập, được học trong môi trường 
102 Nguyễn Đ. N. Hà và Trần Q. Thao. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 100-111 
đầy đủ tiện nghi, được phát biểu những kiến 
thức chuyên ngành bằng chính tư duy và sự 
hiểu biết bản thân, được tự khám phá và tìm 
hiểu kiến thức, được sử dụng kiến thức đã học 
vào công việc tương lai. 
Trong bối cảnh nghiên cứu này, tác giả xây 
dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu 
học tiếng Anh của sinh viên. Từ thực tế công tác 
giảng dạy và phỏng vấn thực tế tại các lớp học. 
Tác giả sẽ chú trọng phân tích và tìm hiểu mối 
liên hệ giữa các yếu tố: giảng viên giảng dạy 
TACN, môi trường học và tài liệu học tập, việc 
tự học và nghề nghiệp tương lai với nhu cầu học 
tiếng Anh của sinh viên không chuyên. 
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu 
học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên 
Giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành 
Năng lực và phẩm chất nhân cách của 
người giáo viên giảng dạy TACN chính là “tài” 
và “đức” và được thể hiện thông qua các giá trị 
về: lối sống, lập trường chính trị, xã hội, cái 
nhìn về nhân sinh quan, thế giới quan, thái độ 
và đặc biệt kiến thức vững chắc về chuyên 
ngành đang giảng dạy Goonetilleke (1989). 
Giáo viên giảng dạy TACN cần thiết phải 
có sự chuẩn bị thấu đáo về việc giảng dạy các lý 
thuyết, hiểu được mong đợi của người học và 
nắm bắt được sự thay đổi liên tục của công nghệ 
(Madhavilantha, 2014, p.7). Theo tác giả 
Goonetilleke (1989) đề cập rằng “không dễ dàng 
để tìm kiếm được một giáo viên chuyên ngành 
hiểu biết tốt lĩnh vực của người học.” (p.45) 
Tuy nhiên một số thực tế về đội ngũ giáo 
viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành vẫn 
còn nhiều bất cập. Theo tác giả Đỗ Thị Xuân 
Dung và Cái Ngọc Duy Anh (2010) phần lớn 
giáo viên chuyên ngành là những người có kiến 
thức chuyên môn giỏi nhưng chưa được tập 
huấn về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ. 
Milavic (2006) cho rằng giáo viên giảng dạy 
TACN vừa phải là một giáo viên giảng dạy 
tiếng Anh tốt vừa là một chuyên gia trong lĩnh 
vực đảm nhận. 
Giáo viên giảng dạy TACN có những vai 
trò khác nhau (Swales, 1988) trong đó phải đề 
cập đến vai trò của Nhà giáo dục. Những giáo 
viên giảng dạy TACN phải thường xuyên cập 
nhật thông tin đến các lĩnh vực chuyên ngành 
cả về tiếng Anh, và chuyên ngành giảng dạy, 
có phương pháp sư phạm hợp lý trong việc 
kiểm tra, đánh giá người học và đặc biệt xử lý 
tốt các tình huống sư phạm xảy ra trong lớp học. 
Môi trường học và tài liệu học tập 
Môi trường học và tài liệu học tập đóng 
góp một phần quan trọng trong việc lĩnh hội 
kiến thức của người học. Môi trường học tập là 
những yếu tố bên trong và bên ngoài lớp học 
có thể ảnh hưởng đến việc tiếp nhận kiến thức 
của người học. Môi trường học tập vì thế cực 
kì quan trọng đối với giáo viên và sinh viên. 
Bởi lẽ, môi trường học tập ảnh hưởng đến cách 
người dạy truyền đạt kiến thức như thế nào và 
người học tiếp nhận kiến thức ra sao. Theo 
Dudley-Evans và St. John (1998) các môi 
trường học tập TACN phải thể hiện được lĩnh 
vực chuyên ngành của người học. Việc trang bị 
các thiết bị dạy học, sử dụng đường truyền kết 
nối Internet, hệ thống âm thanh lớp học và các 
hình ảnh trực quan không thể thiếu trong các 
lớp học TACN. 
Bên cạnh đó tài liệu học tập phục vụ cho 
việc giảng dạy TACN đóng vai trò cũng rất cần 
thiết. “Tài liệu học tập là bất cứ điều gì có thể 
sử dụng để giúp giảng dạy. Đó có thể là giáo 
trình, sách bài tập, CD, các tạp chí, sách báo và 
hình ảnh, đoạn văn bản được viết trên bảng mà 
thể hiện nội dung bài học” (Tomlinson,1998). 
Đối với sinh viên chuyên ngành tài liệu TACN 
phải luôn được cập nhật thường xuyên để theo 
kịp với những xu thế và công nghệ mới. 
Yếu tố tự học 
Yếu tố tự học xuất phát từ những nhu cầu 
cần lĩnh hội kiến thức của người học, như 
Knowles (1975) mô tả “Tự học là một quá trình 
mà người học tự lĩnh hội kiến thức mà không 
có sự trợ giúp của người khác, họ tự xác định 
nhu cầu, hình thành mục tiêu, xác định nguồn 
tài liệu học tập, xây dựng chiến lược học tập và 
tự đánh giá kết quả học tập.” Theo Knowles 
(1975), có 3 lý do cho việc tự học như sau: tự 
Nguyễn Đ. N. Hà và Trần Q. Thao. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 100-111 103 
học giúp người học nhanh tiếp thu kiến thức, tự 
học là bản năng vốn có của người học và tự học 
là cần thiết vì kiến thức luôn thay đổi và phát 
triển từng ngày. 
Trong định nghĩa của Little (1991), yếu tố 
tự học được xem như khả năng tự chủ kiến thức, 
phản ánh vấn đề, đưa ra quyết định và hành 
động độc lập. Trong việc học TACN, người 
học cần phải có khả năng hoạt động động độc 
lập, tự tìm hiểu và đánh giá tài liệu chuyên 
ngành mà không cần sự trợ giúp của giáo viên. 
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng nếu 
người học có cái nhìn đúng đắn về việc tự học 
và tự lĩnh hội kiến thức thì việc tiếp thu và nâng 
cao khả năng tiếng Anh chuyên ngành sẽ trở 
nên dễ dàng hơn. 
Yếu tố nghề nghiệp tương lai 
Nghề nghiệp ổn định là sự kỳ vọng của hầu 
hết các sinh viên khi ra trường. Tuy nhiên trong 
thực tế tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên vẫn còn 
đang là vấn đề nan giải cho các nhà quản lý. 
Ngày 24/12/2015, Bộ Lao động - Thương binh 
và Xã hội cho biết tính đến quý 3 của năm 2015 
cả nước có 1 triệu 130 ngàn người ở độ tuổi lao 
động bị thất nghiệp. 
Bên cạnh đó, để cạnh tranh tốt trong thời 
đại công nghiệp 4.0 ngoài kiến thức chuyên 
ngành sinh viên phải đạt được những kỹ năng 
cần thiết khác để có thể làm việc tốt và tìm 
kiếm được cơ hội việc làm phù hợp. Trong đó 
tiếng Anh là công cụ hiệu quả giúp sinh viên 
dễ dàng tìm kiếm công việc trong hầu hết các 
loại hình doanh nghiệp. Lưu Quý Khương 
(2008) tiến hành một nghiên cứu về nhu cầu 
học tiếng Anh chuyên ngành điện – điện tử tại 
Trường Cao đẳng công nghiệp Huế với kết quả 
76,6% sinh viên khi được hỏi về mục đích học 
tiếng Anh chuyên ngành, họ đều có câu trả lời 
là để giao tiếp tại nơi làm việc. Nguyễn Thế 
Hân, Ngô Thị Hoài Dương, Trần Thị Huyền và 
cộng sự (2016) tiến hành khảo sát vai trò tiếng 
Anh trong công việc tương lai, có 97% sinh 
viên đánh giá rất quan trọng. 
2.3. Lịch sử nghiên cứu 
Trong bài nghiên cứu nhu cầu học tiếng Anh 
chuyên ngành của sinh viên chuyên ngành Du 
lịch tại Trường Đại học Constanta, Lavinia (2007) 
đã chỉ ra rằng có 92.6% sinh viên học tiếng Anh 
để phục vụ cho nghề nghiệp tương lai. Các sinh 
viên được khảo sát cho thấy rằng họ nhận thức rõ 
về sự cần thiết phải phát triển kĩ năng tiếng Anh 
để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. 
Trong bài nghiên cứu về động cơ học tập tiếng 
Anh của Navickiené V. và các cộng sự (2015) về 
động cơ học tiếng Anh – cụ thể tiếng Anh chuyên 
ngành tại trường Đại học Klaipeda, tác giả đã 
khảo sát được có đến 95% sinh viên học tiếng 
Anh chuyên ngành vì nó cần thiết cho sự nghiệp 
tương lai và nâng cao trình độ. 
Lan, Khaun và Singh (2011) đã tiến hành 
nghiên cứu về việc xác định năng lực và kĩ năng 
ngôn ngữ mà các sinh viên đại học cần phải đáp 
ứng tại công sở. Kết quả nghiên cứu cho thấy 
rằng tiếng Anh được sử dụng rộng rãi tại các cơ 
quan làm việc vì hầu hết các nhiệm vụ cụ thể 
được thực hiện hầu hết bằng tiếng Anh. 
Các khóa học tiếng Anh chuyên ngành 
giúp người học định hướng được các kĩ năng 
tiếng Anh cần thiết cho nghề nghiệp tương lai 
mà người học sẽ gặp phải trong môi trường làm 
việc. Widdowson (1998) khẳng định rằng 
“Tiếng Anh tổng quát thiếu tính cụ thể và thiếu 
mục đích hơn tiếng Anh chuyên ngành.” Bởi lẽ 
tiếng Anh tổng quát chỉ giúp người học tiếp cận 
những kiến thức cơ bản nhất trong tiếng Anh, 
trong khi đó tiếng Anh chuyên ngành sẽ giúp 
người học sớm đạt được vị trí làm việc ổn định 
hơn với năng lực và kĩ năng ngoại ngữ của mình. 
Chính vì thế, việc xác định mục đích học 
tập cụ thể cũng như tìm kiếm công việc tương 
lai ổn định, được sử dụng và trau dồi tiếng Anh 
thường xuyên trong công việc sẽ giúp người 
học có động cơ học tập đúng đắn hơn. Bên cạnh 
đó nhận thức tầm quan trọng về TACN sẽ giúp 
người học chuẩn bị tốt cho các vị trí làm việc 
đòi hỏi sử dụng tiếng Anh sau này. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Nơi nghiên cứu 
Nghiên cứu này được thực hiện tại một 
Trường Cao đẳng ở Thành phố Hồ Chí Minh 
104 Nguyễn Đ. N. Hà và Trần Q. Thao. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 100-111 
trực thuộc Bộ Công Thương và trường được 
thành lập năm 1976. Số lượng chỉ tiêu tuyển 
sinh hàng năm của Trường là 4,300 sinh viên, 
với 10 khoa đào tạo chuyên ngành: Ngoại ngữ, 
Kế toán – tài chính, Quản trị kinh doanh, Cơ 
khí, Cơ khí động lực, Điện - điện tử, Công nghệ 
thông tin, Công nghệ hóa học và thực phẩm, 
Dệt may, và Da giày. 
Trong thời gian 3 năm học tại Trường, các 
sinh viên khối ngành kinh tế và kĩ thuật được 
học 3 học phần Anh văn căn bản và 1 học phần 
tiếng Anh chuyên ngành. Khoa Ngoại ngữ phụ 
trách đảm nhận giảng dạy học phần tiếng Anh 
căn bản và tiếng Anh chuyên ngành. Học phần 
TACN được giảng dạy vào học kì 2 của năm 
thứ 2 với thời lượng giảng dạy là 30 tiết. 
3.2. Đối tượng khảo sát 
102 sinh viên được phát bảng hỏi nghiên 
cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học 
tiếng Anh chuyên ngành. Đối tượng khảo sát là 
các sinh viên năm thứ 2 đang theo học các lớp 
tiếng Anh chuyên ngành Tin. Tất cả sinh viên 
đều đã hoàn thành chương trình tiếng Anh phổ 
thông 7 năm (từ lớp 6 – 12), trong đó có 67.3% 
sinh viên đang ở trình độ Trung cấp và 32.7% 
sinh viên có trình độ Sơ cấp. Bên cạnh đó tác 
giả cũng dựa vào điểm tổng kết các học phần 
Anh văn căn bản để đánh giá rõ hơn về trình độ 
tiếng Anh của các sinh viên, có đến 41.7% sinh 
viên có thang điểm tổng kết từ 5.0 – 6.0, 45% 
sinh viên có thang điểm tổng kết từ 6.0 – 7.0 và 
13.3% sinh viên có thang điểm tổng kết trên 7.0. 
3.3. Công cụ nghiên cứu 
Bảng câu hỏi được thiết kế dựa theo mục 
đích nghiên cứu bao gồm 2 phần: phần 1 là 
những câu hỏi về thông tin của đối tượng 
nghiên cứu và phần 2 là các câu hỏi liên quan 
đến các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng 
Anh của sinh viên không chuyên. Nó gồm 36 
câu theo 5 mức độ từ hoàn toàn không đồng ý 
đến hoàn toàn đồng ý và được chia thành 5 
nhóm câu hỏi. Bảng 1 cho thấy hệ số 
Cronbach’s Alpha của bảng hỏi thiết lập được 
sử dụng trong trường hợp nghiên cứu này từ 
mức .75 trở lên. Điều này có nghĩa là bảng câu 
hỏi có độ tin cậy cao. 
Bảng 1 
Hệ số Cronbach’s Alpha của bảng hỏi nghiên cứu 
 Số lượng câu hỏi Cronbach’s Alpha 
Nhu cầu học TACN 7 .75 
Giảng viên giảng dạy TACN 10 .87 
Môi trường học và tài liệu học tập 6 .88 
Tự học của sinh viên 7 .61 
Nghề nghiệp tương lai 6 .84 
3.4. Phương pháp lấy dữ liệu và tích dữ liệu 
Để thu thập dữ liệu, bảng hỏi được phát 
đến các sinh viên đang theo học tại lớp tiếng 
Anh chuyên ngành Tin trong khoảng thời gian 
2 tuần. Sinh viên có 15 phút đầu giờ học để đọc 
và đưa ra lựa chọn phù hợp cho từng thông tin 
được hỏi. 
Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng 
phần mềm SPSS (phần mềm thống kê phân tích 
dữ liệu) phiên bản 22. Chỉ số trung bình được 
phân tích theo: hoàn toàn không đồng ý (1.00 - 
1.80); không đồng ý (1.81 - 2.60); không ý kiến 
(2.61 - 3.40); đồng ý (3.41 - 4.20) và hoàn toàn 
đồng ý (4.21 - 5.00). 
4. Kết quả và bàn luận 
4.1. Kết quả 
4.1.1. Nhu cầu học tiếng Anh của sinh 
chuyên chuyên ngành CNTT 
Theo Bảng 2 cho thấy chỉ số trung bình 
của nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên 
Nguyễn Đ. N. Hà và Trần Q. Thao. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 100-111 105 
chuyên ngành CNTT là 3.67 (S.D=.60). Điều 
này có nghĩa là sinh viên chuyên ngành CNTT 
có nhu cầu học tiếng Anh khá cao. 
Bảng 2 
Chỉ số trung bình của nhu cầu học tiếng Anh 
của SV chuyên ngành CNTT 
N = 102 
M S.D. 
Nhu cầu học tiếng Anh 3.67 .60 
Trong đó: N: tổng số; M: Trung bình; S.D: Độ lệch chuẩn 
Cụ thể, kết quả khảo sát ở Bảng 3 đề cập 
về nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên chuyên 
ngành CNTT, sắp sỉ ¾ (câu 1.6: 74.5%) sinh 
viên cho rằng nhu cầu học TACN vì muốn 
cập nhật các tài liệu bằng tiếng Anh và có đến 
67.6% (câu 1.5) sinh viên muốn giao tiếp 
thường xuyên bằng tiếng Anh với giáo viên 
chuyên ngành và 72.5% (câu 1.1) muốn sử 
dụng tiếng Anh trong công việc tương lai. Điều 
đó cho thấy các em đã xác định rõ nhu cầu học 
tập đúng đắn của bản thân đối với việc học 
TACN. 
Bên cạnh đó các sinh viên cũng đã thể hiện 
được quan điểm không đồng ý ở mức độ rất 
thấp khi được hỏi về nhu cầu sử dụng tiếng Anh 
để tìm kiếm công việc lương cao và muốn sử 
dụng tốt các kỹ năng tiếng Anh (8.9%, câu 1.3 
và 1.4). Đây là một tín hiệu đáng quan tâm bởi 
lẽ các em đã nhận thức được việc trau dồi kiến 
thức tiếng Anh của bản thân cho các công việc 
tương lai sau này. 
Bảng 3 
Mức độ đồng ý về nhu cầu học tiếng Anh của SV chuyên ngành CNTT 
Nội dung 
Mức độ đồng ý (%) 
(N=102) 
Nhu cầu học tiếng Anh 1 2 3 4 5 
1.1. Bạn muốn được thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong 
công việc tương lai 
4.9 2.9 19.7 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_nhu_cau_hoc_tieng_anh_cua_sinh_vien.pdf
Tài liệu liên quan