Các lỗi thường gặp trong bài viết số 2, bài thi cuối kỳ tiếng Anh 3 của sinh viên Trường đại học y - Dược - Đại học Thái Nguyên và đề xuất giải pháp

Nghiên cứu này khảo sát các lỗi phổ biến trong Phần 2, Bài thi Viết cuối Học phần 3, của sinh viên

trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên dựa trên các tiêu chí theo Khung năng lực ngoại

ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (VSTEP) về Mức độ hoàn thành yêu cầu đề bài, Từ vựng, Ngữ

pháp, và Bố cục của bài viết. Các nguyên nhân gây ra lỗi cũng được tính đến và một số giải pháp

để nâng cao chất lượng của các bài viết đã được đề xuất. Phương pháp nghiên cứu định tính và

định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này kèm theo sự vận dụng đúng quy trình của một

nghiên cứu về việc phân tích lỗi được đưa ra bởi nhà ngôn ngữ học Corder (1973). Dữ liệu thu

thập được từ 226 bài viết cho thấy rõ sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, việc dùng sai các cấu trúc

ngôn ngữ, sự thiếu liên kết kiến thức ngôn ngữ và xã hội. Kết quả của nghiên cứu có tính ứng dụng

cao cho quá trình dạy và học kỹ năng Viết. Việc nhận diện và phân tích các lỗi trong các bài viết

khi được đánh giá theo Khung tham chiếu VSTEP cũng mang đến một cái nhìn toàn diện hơn cho

giảng viên và sinh viên trong quá trình học tập để đạt đến trình độ B1 và sau B1.

pdf6 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các lỗi thường gặp trong bài viết số 2, bài thi cuối kỳ tiếng Anh 3 của sinh viên Trường đại học y - Dược - Đại học Thái Nguyên và đề xuất giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 209(16): 42 - 47 
 Email: jst@tnu.edu.vn 42 
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG BÀI VIẾT SỐ 2, 
BÀI THI CUỐI KỲ TIẾNG ANH 3 CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
Y - DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 
Nguyễn Thị Hồng Nhung* 
Trần Thị Quỳnh Anh, Đào Hồng Phương 
Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này khảo sát các lỗi phổ biến trong Phần 2, Bài thi Viết cuối Học phần 3, của sinh viên 
trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên dựa trên các tiêu chí theo Khung năng lực ngoại 
ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (VSTEP) về Mức độ hoàn thành yêu cầu đề bài, Từ vựng, Ngữ 
pháp, và Bố cục của bài viết. Các nguyên nhân gây ra lỗi cũng được tính đến và một số giải pháp 
để nâng cao chất lượng của các bài viết đã được đề xuất. Phương pháp nghiên cứu định tính và 
định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này kèm theo sự vận dụng đúng quy trình của một 
nghiên cứu về việc phân tích lỗi được đưa ra bởi nhà ngôn ngữ học Corder (1973). Dữ liệu thu 
thập được từ 226 bài viết cho thấy rõ sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, việc dùng sai các cấu trúc 
ngôn ngữ, sự thiếu liên kết kiến thức ngôn ngữ và xã hội. Kết quả của nghiên cứu có tính ứng dụng 
cao cho quá trình dạy và học kỹ năng Viết. Việc nhận diện và phân tích các lỗi trong các bài viết 
khi được đánh giá theo Khung tham chiếu VSTEP cũng mang đến một cái nhìn toàn diện hơn cho 
giảng viên và sinh viên trong quá trình học tập để đạt đến trình độ B1 và sau B1. 
Từ khóa: Các lỗi của kỹ năng viết; khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam; kỹ năng 
viết; nguyên nhân các lỗi khi viết; nâng cao kỹ năng viết. 
Ngày nhận bài: 12/11/2019; Ngày hoàn thiện: 19/11/2019; Ngày đăng: 02/12/2019 
COMMON ERRORS IN STUDENTS’ WRITING PART II, 
3
RD
 TERM FINAL EXAM, IN THAI NGUYEN UNIVERSITY 
OF MEDICINE AND PHARMACY, AND SOLUTIONS 
Nguyen Thi Hong Nhung
*
Tran Thi Quynh Anh, Dao Hong Phuong
TNU - University of Medicine and Pharmacy 
ABSTRACT 
The study was conducted to assess the common writing errors in Part 2, 3
rd
 Term Final Exam, of 
students at Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy basing on the criteria of 
Vietnamese Standardized Test of English Proficiency (VSTEP): Task Fulfillment, Vocabulary, 
Grammar, and Organization. In the process, the causes of errors were taken into account and some 
solutions to enhance the quality of students‟ written works were proposed. The qualitative and 
quantitative method were used in this study, adopting Corder (1973) Steps of error analysis. Data 
collected from 226 pieces of writing clearly revealed the influence of mother tongue, 
overgeneralization, and the limitation of sociolinguistics. The findings of this study are highly 
applicable to the process of teaching and learning Writing skill. The identification and analysis of 
errors in writing when evaluated in the VSTEP Reference Frame also provide a more 
comprehensive view for teachers and students during the learning process to reach level B1 and 
after B1 level. 
Keywords: Writing errors; Vietnamese standardized test of english proficiency; writing skill; 
causes of writing errors; writing skill enhancement. 
Received: 12/11/2019; Revised: 19/11/2019; Published: 02/12/2019 
* Corresponding author. Email: nguyennhungdhtn@gmail.com 
Nguyễn Thị Hồng Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 209(16): 42 - 47 
 Email: jst@tnu.edu.vn 43 
1. Đặt vấn đề 
Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, việc dạy và 
học tiếng Anh đã luôn luôn chú trọng vào 
việc phát triển đầy đủ và đồng đều cả bốn kỹ 
năng cơ bản nhằm nâng cao tính hiệu quả của 
quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh. Trong đó, 
kỹ năng Viết là kỹ năng đòi hỏi nhiều sự 
luyện tập và tổng hợp kiến thức, đang ngày 
càng trở thành một kỹ năng quan trọng trong 
việc thúc đẩy sự tri nhận của người học đối 
với ngôn ngữ thứ hai [1]. Do vậy, việc phát 
hiện và phân tích các lỗi trong các bài viết 
đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung 
cấp cho người dạy cái nhìn tổng quan và sâu 
sắc về sự tiến bộ và sự thiếu hụt trong quá 
trình tiếp thu và vận dụng ngôn ngữ [2]. 
Theo phương pháp truyền thống, việc đánh 
giá kỹ năng viết của người học thường được 
thông qua việc hoàn thành câu sử dụng từ gợi 
ý, điền từ hay viết một đoạn văn. Tuy nhiên, 
do nhu cầu giao tiếp ngày càng đa dạng, 
người học ngày nay đã tiếp cận với nhiều 
định dạng viết khác nhau và viết thư điện tử 
đang là sự lựa chọn rộng rãi bởi tính thực tế 
và sự đáp ứng yêu cầu của người học ở mức 
độ B1 theo khung tham chiếu Châu Âu 
(CEFR). Nhiều nghiên cứu về phương pháp 
giảng dạy ngoại ngữ đã lấy định dạng của bài 
viết thư điện tử để phát triển kỹ năng viết [3] 
và tiến hành phân tích các lỗi của người học 
ngoại ngữ. Trong nghiên cứu này, bối cảnh để 
tiến hành khảo sát và phân tích các lỗi ở kỹ 
năng Viết tiếp tục được thực hiện trên các thư 
điện tử được viết bằng tiếng Anh, nhưng dưới 
góc độ của các tiêu chí theo Khung năng lực 
ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam 
(VSTEP). Nghiên cứu sẽ cung cấp một phân 
tích ngôn ngữ rõ ràng cho giáo viên và sinh 
viên trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ 
năng Viết cũng như đưa ra các gợi ý nhằm 
nâng cao chất lượng của các bài viết. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 
2.1.1. Khảo sát và tìm ra những lỗi phổ biến 
trong các bài viết của sinh viên 
Các tiêu chí để đánh giá bao gồm: 
• Mức độ hoàn thành yêu cầu của đề bài. 
• Từ vựng. 
• Ngữ pháp. 
• Bố cục của bài viết. 
2.1.2. Xác định nguyên nhân chủ yếu gây ra 
các lỗi trong bài viết. 
2.1.3. Giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất 
lượng của bài viết. 
2.2. Đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên 226 bài 
viết thư điện tử, Phần 2 trong bài thi kết thúc 
học phần tiếng Anh 3 của sinh viên trường 
Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên. Các 
bài viết được viết bởi các sinh viên của các 
Chuyên ngành khác nhau như Y đa khoa, 
Dược, Y học dự phòng..., do vậy đảm bảo 
được tính khách quan và độ phổ rộng. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp nghiên cứu định tính và định 
lượng được sử dụng trong nghiên cứu này 
kèm theo sự vận dụng đúng quy trình của một 
nghiên cứu về việc phân tích lỗi được đưa ra 
bởi nhà ngôn ngữ học Corder [4]: 
- Thu thập dữ liệu 
- Nhận diện các lỗi 
- Miêu tả các lỗi 
- Giải thích các lỗi 
- Đánh giá/ Sửa lỗi. 
2.4. Thu thập dữ liệu 
Trong nghiên cứu này, mỗi bài viết được lựa 
chọn và phân tích một cách có chủ đích dựa 
trên yêu cầu về việc sinh viên không bỏ trống 
bài hay chỉ viết được một vài chữ không đủ 
để tiến hành khảo sát và phân tích. Số lượng 
các lỗi được tổng hợp và tính phần trăm để 
tìm ra sự phổ biến xuất hiện. Phương pháp 
này của Corder cũng đã được áp dụng bởi 
nhiều nghiên cứu trước đây như Chastian, 
1990[5]; Frantzen, 1995 [6]; Kobayashi & 
Rinnert, 1992; Kroll, 1990 [7]. 
Sau khi được thu thập, các lỗi này được phân 
loại dựa theo các tiêu chí đánh giá của Khung 
năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam. 
Việc khảo sát từ các nghiên cứu đi trước, từ 
sách xuất bản và từ các cuộc phỏng vấn và xin 
Nguyễn Thị Hồng Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 209(16): 42 - 47 
 Email: jst@tnu.edu.vn 44 
góp ý của các giảng viên tiếng Anh trong và 
ngoài Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái 
Nguyên, đã tìm ra được một số nguyên nhân 
phổ biến sắp xếp theo nhóm các lỗi thường 
gặp, và từ đó các giải pháp được đề xuất. 
2.5. Xử lý dữ liệu 
Dữ liệu thu thập từ các bài viết được phân tích 
theo các bước bằng cách sử dụng phần mềm 
phân tích thống kê cho các nghiên cứu điều tra 
xã hội học (SPSS). Phương pháp phân tích 
miêu tả cũng được sử dụng. Các lỗi và ví dụ 
minh họa của từng loại lỗi được thể hiện trong 
các bảng biểu ở các phần dưới đây. 
3. Kết quả và bàn luận 
3.1. Mức độ hoàn thành yêu cầu của đề bài 
(Task Fulfilment) 
Có tất cả 226 bài viết được khảo sát và hầu 
hết các bài viết đều viết đủ số từ theo yêu cầu 
của đề bài; tuy nhiên, trong đó có 32 bài viết 
chiếm khoảng 14% chỉ đạt đến mức điểm 2 
trên thang điểm 10 của VSTEP (Biểu đồ 1). 
Một vài bài viết có nội dung không đề cập 
đến yêu cầu của bài hoặc gây hiểu nhầm hoàn 
toàn với người đọc. Các ý kiến đưa ra cũng 
rất hạn chế và không có tính liên kết. 
13%
35%38%
14%
Mức độ hoàn thành yêu cầu của 
đề bài (Task Fulfilment)
Band 5
Band 4
Band 3
Band 2
Biểu đồ 1. Task fulfilment 
164 bài viết chiếm khoảng 73% được đánh giá 
là có Mức độ hoàn thành yêu cầu của đề bài ở 
mức 3 – 4 theo Khung tham chiếu và thường 
có các lỗi như không phát triển ý hoặc chưa đủ 
trong các ý kiến đưa ra bàn luận. Các bài viết 
có sự cố gắng giải quyết các vấn đề của đề bài 
nhưng không rõ ràng và nhiều bài viết không 
có kết luận. Thêm vào đó, việc lặp lại các ý 
tưởng là tương đối phổ biến. Chỉ có 30 bài viết 
chiếm khoảng 13% trong khung tham chiếu, và 
khi xem xét các bài viết này thì lỗi phổ biến là 
các ý kiến chính chưa được phát triển đầy đủ. 
Kết quả của nghiên cứu này cũng khá tương 
đồng với kết quả khảo sát bài viết trong một 
nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi 
Nguyen Thi Ngoc Quynh (2018) [8], Nguyễn 
Thanh Tâm (2016) [9]. 
3.2. Ngữ pháp (Grammar) 
Thống kê từ dữ liệu thu thập được cho thấy 
với sự đánh giá về Ngữ pháp thì phổ biến nhất 
là sự xuất hiện của các lỗi về Thì của động từ, 
sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ, dùng các 
câu học thuộc, và sử dụng nhiều câu đơn. 
Biểu đồ 2 dưới đây cho thấy có sự cách biệt 
tương đối lớn giữa những bài viết được đánh 
giá ở mức 6 điểm và mức 5 điểm, và điểm 
khác nhau mấu chốt là ở việc sử dụng được 
các loại câu phức đúng ngữ cảnh, đúng Thì. 
Biểu đồ 2. Grammar 
Các bài viết được khảo sát đạt mức điểm 4 
chiếm nhiều nhất và có sự cách biệt rất lớn 
với các mức điểm còn lại. Dữ liệu tổng hợp 
cho thấy, những bài viết này đều có chứa 
những cấu trúc đơn giản ở mức độ được chấp 
nhận và đôi khi có cố gắng sử dụng một vài 
câu phức nhưng chưa thành công. Các bài viết 
này cũng chứa các lỗi về Thì, giới từ nhưng 
không gây sự khó hiểu đối với người đọc. Ở 
mức 3 điểm, các bài viết có sự xuất hiện rất rõ 
rệt của việc chỉ sử dụng các câu đơn kèm theo 
đó là một vài câu được học thuộc sẵn không 
liên quan đến đề bài như “My name’s Thu and 
I am a student of class 02”. 
Theo Nguyễn Thanh tâm (2016), do sự đa 
dạng về cấu trúc và Thì trong tiếng Anh cũng 
Nguyễn Thị Hồng Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 209(16): 42 - 47 
 Email: jst@tnu.edu.vn 45 
như sự thiếu hụt trong kiến thức ngữ pháp cơ 
bản nên sinh viên thường tạo nên những câu 
sai ngữ pháp. Và, các lỗi về Thì và các hiện 
tượng khác đôi khi gây khó hiểu với người 
đọc, ví dụ như câu „Yesterday I have read a 
novel’ thì phải được viết là „Yesterday I read a 
novel‟. Kiến thức về cách sử dụng động từ To 
be không phải là một hiện tượng phức tạp của 
ngữ pháp tiếng Anh, tuy nhiên không phải do 
vậy mà sinh viên tránh được lỗi này. Việc 
thường xuyên không sử dụng đúng dạng của 
động từ To be sau chủ ngữ, hoặc thiếu động từ 
này khiến cho các bài viết bị đánh giá ở mức 
điểm không cao cho mảng ngữ pháp, ví dụ như 
ở câu „It’s make me feel‟ nên được viết là „It 
makes me feel‟, hay câu „They unhappy.‟ nên 
được viết là „They are unhappy.‟. Các bài viết 
được yêu cầu viết trong khoảng 50 từ, nhưng 
việc sử dụng các câu học thuộc không cần thiết 
khiến cho nội dung bài viết bị ảnh hưởng, ví 
dụ như „How are you? I am fine. I hope you 
are fine.‟ (11 từ); „I am very happy to receive 
your letter, and thanks for your letter. Your 
idea is very great.‟ (18 từ); hay „My name’s 
Thu and I am a student of class 02.‟ (11 từ), 
mặc dù, theo quan điểm của nhiều người, 
những câu này làm cho bài viết email mang 
sắc thái tự nhiên hơn. 
3.3. Từ vựng (Vocabulary) 
3%
20%
41%
26%
10%
Từ vựng
(Vocabulary)
Band 7
Band 6
Band 5
Band 4
Band 3
Biểu đồ 3. Vocabulary 
Theo số liệu được cung cấp trong Biểu đồ 3, 
khoảng 26% các bài viết được đánh giá ở mức 
điểm 4 theo VSTEP, và ở những bài viết này 
sinh viên chỉ kiểm soát được việc sử dụng các 
từ đơn giản và đôi khi sự lựa chọn từ chưa 
chính xác. Với lượng từ vựng phong phú, và 
hệ thống chữ cái được sắp xếp khác với hệ 
thống chữ tiếng Việt, lựa chọn từ tiếng Anh 
cho bài viết thực sự gây trở ngại cho người 
học ngoại ngữ, ví dụ như ở câu „Each book 
has a deep massage .‟ cần được viết là „Each 
book has a deep message.‟ Hay câu „Extually, 
it has a happy ending.‟ Nên được viết là 
„Actually, it has a happy ending.‟. Số liệu 
khảo sát được cũng đưa ra một cái nhìn khả 
quan về việc sử dụng từ vựng của sinh viên 
Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái 
Nguyên khi có tới 41% số bài viết có thể 
được chấm ở mức 5 theo Khung tham chiếu 
với lượng từ vựng phong phú: decendent, 
anatomy, consider, science book, modern 
facilities, và bắt đầu có sự sử dụng của các 
cụm từ: figure out, a big fan of, get rid of, full 
of. Tuy nhiên ở những bài viết này, lỗi chính 
tả và sai từ loại vẫn rất phổ biến, ví dụ „many 
difficult‟ nên được viết là „many difficulties‟, 
„She is a wonderfur woman.‟ nên viết là „She 
is a wonderful woman.‟, hay „I am really in to 
books.‟ Nên là „I am really into books.‟. 
Thêm vào đó, các cụm từ đôi khi bị sử dụng 
lặp đi lặp lại. Kết quả khảo sát này cũng đưa 
ra quan điểm tương đồng với một vài nghiên 
cứu trước đây như của Hui-mien Tan (2006) 
[10] trên bài viết của 95 sinh viên. Một điều 
đáng chú ý ở đây là khoảng 3% các bài viết 
được đánh giá ở mức điểm 7 với lượng từ 
vựng phong phú, trải rộng từ danh từ, động 
từ, tính từ, đến trạng từ, liên từ. 
3.4. Bố cục của bài viết (Organization) 
Theo Hội đồng Anh (British Council), chúng 
ta sẽ cảm thấy yêu thích hơn với những bài 
nói hoặc bài viết mà nội dung hay các ý tưởng 
trong các câu được liên kết với nhau một cách 
hợp lý, và do vậy việc sử dụng các liên từ là 
rất quan trọng và chúng sẽ mang lại cho các 
bài viết một phong cách ở mức cao hơn. 
39%
61%
Bố cục của bài viết 
(Organization)
Band 4
Band 3
Biểu đồ 4. Organization 
Nguyễn Thị Hồng Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 209(16): 42 - 47 
 Email: jst@tnu.edu.vn 46 
Dữ liệu trong Biểu đồ 4 dưới đây cho thấy chỉ 
có khoảng 39% số bài viết đạt ở mức 4 theo 
Khung tham chiếu về tính lô gic cho các thông 
tin và sự liên kết giữa các câu trong bài viết. 
Các bài viết được khảo sát cho thấy các ý 
tưởng của bài viết đã có được sự liên kết bởi 
việc sử dụng của một số liên từ ở cấp độ đơn 
giản như and, but, so, because, tuy nhiên 
không có nhiều liên từ nào ở cấp độ cao hơn 
như moreover, however, therefore . Một vài 
cấu trúc liên kết câu có được dùng nhưng 
chưa chính xác, ví dụ như „They are not only 
good for my study but also they give me a lot 
of information.‟. Ở trong câu này, hai mệnh 
đề đều không có lỗi sai về ngữ pháp, và tác 
giả có cố gắng dùng phương tiện từ „not only 
– but also‟ để liên kết câu và ý nhưng cách 
dùng lại sai khiến cho nghĩa của câu chưa 
thoát ý, và ý của mệnh đề phía trước với ý của 
mệnh đề sau gần như bị trùng lặp. Đây là một 
ví dụ điển hình cho lỗi về lập luận có liên kết 
nhưng không chính xác và mạch lạc về phát 
triển ý. Câu này có thể sửa như sau „They are 
not only interesting but also educational.‟. 
Ngoài ra, gần như ở tất cả các bài viết, thông 
tin đều không được sắp xếp theo các đoạn văn 
mà tất cả được đưa về chung một đoạn lớn dù 
nội dung có khác biệt, ví dụ: 
„Reading books is one of the interesting ways 
that I can get rid stress. Since I was a little girl, 
I have always been keen on science book which 
is full of knowledge. I am reading animals book. 
The more I read, the more I understand 
developing of them. Do you like animals?....‟ 
Ở bài viết này, tạm bỏ qua vấn đề về các lỗi 
chính tả hay cách chọn từ, thì nhìn qua đoạn 
văn có vẻ rất tốt về ngữ pháp với „have been; 
am reading‟, tuy nhiên, tác giả bài viết 
đang nói về science book lại chuyển sang 
animal book rồi lại hỏi về animal. Sẽ tốt hơn 
nếu các ý tưởng được phát triển đầy đủ với 
các thông tin hỗ trợ và phân đoạn nhằm giúp 
cho người đọc theo dõi và hiểu dễ dàng ý của 
tác giả hơn. 
 Khoảng 61% các bài viết được đánh giá ở 
mức điểm 3 cho thấy một thực trạng không 
tích cực trong việc sắp xếp và đảm bảo tính 
bố cục của bài viết. Ở những bài viết này, chỉ 
có một hoặc hai liên từ như „because; 
although; but‟ hay đôi khi gặp một câu phức 
như „I am very surprise when you are reading 
a novel.‟; tuy nhiên, nghĩa của câu này lại trúc 
trắc gây khó hiểu. Nhiều bài viết chỉ chứa 
đựng các câu đơn, ví dụ như „How are you? I 
hope fine. I am reading a book. It is love 
story. Can you know book’s name? Uhm, it is 
Romeo and Juliet. It is very interesting‟. 
4. Kết luận 
Dựa trên sự phân tích dữ liệu thu thập được, 
nghiên cứu này đã chỉ ra các lỗi mà sinh viên 
trường Đại học Y Dược - Đại học Thái 
Nguyên mắc phải đều trải đều trên cả bốn tiêu 
chí đánh giá theo Khung 6 bậc về năng lực sử 
dụng ngoại ngữ dành cho Việt Nam. 
Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến đó là sự 
ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt. Việc sử 
dụng tiếng Việt một cách trôi chảy và hiệu 
quả trong đời sống hằng ngày đã khiến cho 
sinh viên áp dụng cách dùng từ, ngữ pháp, và 
liên kết câu tương tự như khi họ giao tiếp 
bằng tiếng Việt. Trong tiếng Việt, các động từ 
không thay đổi hình thức từ cho dù thời gian 
hay chủ ngữ của hành động có thay đổi. Thêm 
vào đó, sự giao tiếp hàng ngày vẫn có thể 
được thực hiện một cách rất hiệu quả với các 
câu đơn và không cần có sự sử dụng của 
nhiều liên từ. Nguyên nhân thứ hai được đưa 
ra đó là sự hạn chế về nền tảng của kiến thức 
ngôn ngữ Anh, từ Ngữ pháp đến các Từ loại. 
Việc không thường xuyên đọc các văn bản 
bằng tiếng Anh đã ảnh hưởng không tích cực 
tới sự suy nghĩ và sáng tạo trong khi viết và 
cả trong khi nói bằng tiếng Anh. Nguyên 
nhân sau cùng được đề cập đến đó là việc học 
kỹ năng Viết của sinh viên chưa được thực 
hiện đúng quy trình và sự luyện tập chưa 
được coi trọng đúng mức. 
Chuyên gia tư vấn tài chính cấp cao Võ Tá 
Hân, cựu Chủ tịch Hội doanh nhân Canada ở 
Singapore, chia sẻ kinh nghiệm trên Tạp chí 
Vnexpress về một phương pháp có thể giúp 
Nguyễn Thị Hồng Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 209(16): 42 - 47 
 Email: jst@tnu.edu.vn 47 
cải thiện kỹ năng viết là “Mỗi ngày dành ít 
nhất 15 phút, ngồi viết một mạch bằng tiếng 
Anh tất cả những gì bạn nghĩ, xong rồi xé bỏ 
trang giấy ấy đi". Đây cũng là một gợi ý thú 
vị cho người học tiếng Anh trong quá trình 
học và rèn luyện kỹ năng Viết. 
Hội đồng Anh (British Council) cũng từng 
đưa ra gợi ý rằng, ngoài sự cần thiết được 
trang bị về ngữ pháp và từ vựng, người học 
cần tập suy nghĩ về vấn đề sau đó học cách 
sắp xếp các ý tưởng đó một cách hợp lý trước 
khi bắt đầu viết. Thêm vào đó, nếu người học 
có thể tạo thành một thói quen viết nhật ký 
bằng tiếng Anh hay viết các đoạn văn ngắn 
hay thư điện tử tới bạn hoặc Thầy/ Cô của 
mình thì kỹ năng Viết sẽ được cải thiện nhanh 
hơn và theo chiều hướng tự nhiên hơn. 
Trong quá trình học và rèn luyện kỹ năng 
Viết, người học không thể tránh được việc 
mắc lỗi, và lỗi thường được coi như một dấu 
hiệu không tích cực của việc học; tuy nhiên, 
quan điểm và cách nhìn nhận về sự xuất hiện 
của các lỗi trong các bài viết nên được thay 
đổi, và việc sửa lỗi có thể trở thành một phần 
cần thiết, hữu ích trong tiến trình rèn luyện kỹ 
năng Viết. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. S. Lewis, “British Council in Madrid, Spain”. 
[Online]. Available: https://www.teaching 
english.org.uk/article/teens-writing-skills. 
[Accessed November 12, 2019]. 
[2]. H. Ringbom, The role of first language in 
foreign language learning, U.S.A.: Multilingual 
Matters, Ltd., 1987. 
[3]. C. Sorace, “Computer pen pals: Wri

File đính kèm:

  • pdfcac_loi_thuong_gap_trong_bai_viet_so_2_bai_thi_cuoi_ky_tieng.pdf
Tài liệu liên quan