Các bước nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên đại học điện lực thông qua thực hành vlog
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học tiếng Anh, đặc biệt là rèn luyện kỹ năng nói để giúp sinh viên đạt được mức
độ tự tin và hiệu quả trong giao tiếp là vấn đề luôn được người dạy và người học quan tâm.
Thực tế, khi nghiên cứu về thực trạng dạy và học tiếng Anh tại các Trường Đại học nói chung
và Đại học Điện lực nói riêng, sinh viên luôn gặp nhiều khó khăn và trở ngại trong phát triển
kỹ năng nói. Để tăng cường hiệu quả hoạt động dạy học kỹ năng nói, bài báo này giới thiệu
các bước thực hành mô hình Vlog trong phát triển kỹ năng nói với nhiều ưu thế nổi trội cho
sinh viên và giảng viên tại trường Đại học Điện lực, đồng thời đưa ra một số đề xuất để nâng
cao hiệu quả tự học, tự rèn luyện kỹ năng nói
21Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion CÁC BƯỚC NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC THÔNG QUA THỰC HÀNH VLOG STEPS TO IMPROVE ENGLISH SPEAKING SKILLS FOR STUDENTS OF ELECTRIC POWER UNIVERISITY THROUGH VLOG-BASED PRACTICE Hoàng Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Hồng Vân* Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 4/11/2019 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/5/2020 Ngày bài báo được duyệt đăng: 27/5/2020 Tóm tắt: Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh, đặc biệt là rèn luyện kỹ năng nói để giúp sinh viên đạt được mức độ tự tin và hiệu quả trong giao tiếp là vấn đề luôn được người dạy và người học quan tâm. Thực tế, khi nghiên cứu về thực trạng dạy và học tiếng Anh tại các Trường Đại học nói chung và Đại học Điện lực nói riêng, sinh viên luôn gặp nhiều khó khăn và trở ngại trong phát triển kỹ năng nói. Để tăng cường hiệu quả hoạt động dạy học kỹ năng nói, bài báo này giới thiệu các bước thực hành mô hình Vlog trong phát triển kỹ năng nói với nhiều ưu thế nổi trội cho sinh viên và giảng viên tại trường Đại học Điện lực, đồng thời đưa ra một số đề xuất để nâng cao hiệu quả tự học, tự rèn luyện kỹ năng nói. Từ khoá: Thực hành Vlog, Kỹ năng nói tiếng Anh, giao tiếp hiệu quả, Đại học Điện lực Abstract: In the wake of industrial revolution 4.0, ultilizing information technology in teaching and learning English, especialy practicing speaking skills to help learners achieve a certain level of confi dence and eff ective communication is an important matter that both teachers and learners are seriously concerned about. As a matter of fact, university students in general and particularly those at Electric Power University are facing several obstacles and diffi culties while learning English, especially in speaking skills. In order to enhance the effi ciency of teaching and learning speaking, this article introduces steps to use Vlog practice model in teaching and drilling speaking skills with advantages for students and lecturers at the Electric Power University, and at the same time, suggestions to improve the eff ectiveness of self-study and self-training speaking skills are recommended. Keywords: Vlog based practice, English speaking skills, eff ective communication, Electric Power University. * Trường Đại học Điện lực Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 67 (5/2020) 21-30 22 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 1. Đặt vấn đề Việc học Tiếng Anh có rất nhiều mục đích, trong đó mục đích để người học có thể trao đổi trực tiếp với người nước ngoài trong các giao dịch, hội họp, phỏng vấn, nghe giảng luôn được coi trọng. Tuy nhiên, thực tế khi học tiếng Anh như là một môn học không chuyên ở Trường Đại học như Trường Đại học Điện lực, sinh viên thường gặp nhiều khó khăn nhất là trong kỹ năng nói. Thông thường, họ có thể đọc, hiểu và viết tốt nhưng khi nói tiếng Anh lại chưa đạt hiệu quả cao. Lí do là vì học trong môi trường phi ngôn ngữ ít nhiều dẫn đến việc hạn chế cơ hội để rèn luyên kỹ năng nói. Trong khi đó, kỹ năng nói là một kỹ năng sản sinh ra ngôn ngữ mà người học cần phải rèn luyện thường xuyên mới phát triển và đạt được mức độ tự tin và hiệu quả giao tiếp nhất định. Hơn nữa, trong việc học tập tiếng Anh ở bậc Đại học theo cơ chế tín chỉ thì sinh viên càng cần phải phát huy tối đa năng lực tự học, tự rèn luyện và học tập suốt đời. Chính vì vậy, giảng viên tiếng Anh cần ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên của mình xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện kỹ năng nói. Có nhiều phương pháp để tạo ra tình huống cho sinh viên nói tiếng Anh, trong đó sử dụng công nghệ là một cách hữu hiệu để giúp sinh viên học tiếng Anh phục vụ học thuật và giao tiếp hiệu quả. Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, thì việc học ngoại ngữ ngày càng có nhiều thuận lợi. Nhiều ứng dụng ra đời nhằm giúp người học khám phá kiến thức bằng nhiều cách học sáng tạo và ưu việt; trong đó, Vlog được xem là một trong những hình thức có thể áp dụng cho việc thực hành ngoại ngữ. Hiệu quả của Vlog đối với việc tự học, tự rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên sẽ được nghiên cứu trong đề tài này bằng phương pháp nghiên cứu hành động. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm về kỹ năng nói Có nhiều khái niệm khác nhau về kỹ năng nói. Tuy nhiên, tác giả chỉ đưa ra một số khái niệm liên quan đến bài viết. Nói là một hành động tạo ra âm thanh để nhằm mục đích chuyển tải biểu đạt ý tưởng và cảm xúc của mình thông qua việc sử dụng ngôn ngữ nói và các yếu tố phi ngôn ngữ. Về mặt lý thuyết, theo O’Grady (1996), nói đó là một hoạt động trí óc, là một quá trình tâm lý mà người nói đặt một khái niệm tinh thần vào một hình thức ngôn ngữ nào đó như từ, cụm từ và câu được sử dụng để truyền tải một thông điệp đến người nghe. Vì vậy, việc sản xuất ra lời nói là quá trình người nói biến khái niệm tinh thần của họ thành lời để truyền tải thông điệp đến người nghe trong tương tác giao tiếp. Theo Brown (1994) và Burns & Joyce (1997), nói là quá trình tương tác nhằm tạo nên ý nghĩa liên quan đến việc tiếp nhận, xử lý thông tin. Hình thức và ý nghĩa của lời nói phụ thuộc vào các yếu tố bối cảnh bao gồm bản thân những người tham gia, kinh nghiệm sống của họ, môi trường và mục đích của việc nói. Tóm lại trong ngôn ngữ nói yêu cầu các kỹ năng, cấu trúc và quy ước riêng khác với ngôn ngữ viết (Burns & Joyce, 1997; Carter & McCarthy, 1995; Cohen, 1996). Người nói tốt được xem là người biết cách tổng hợp các kỹ năng và kiến thức để thành công trong từng hoạt động nói cụ thể. Theo Burns & Joyce, 1997 các kiến thức 23Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion và kỹ năng cần đề cập đến bao gồm quá trình tạo ra âm thanh, trọng âm, nhịp điệu và ngữ điệu của lời nói một cách rõ ràng, cấu trúc ngữ pháp chính xác, biết lựa chọn từ vựng phù hợp phù hợp với chủ đề đang thảo luận và phù hợp với bối cảnh, kết hợp sử dụng cử chỉ hoặc ngôn ngữ cơ thể. 2.2. Sử dụng Vlog đối với hoạt động dạy học Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), trên toàn thế giới hiện nay, việc tích hợp công nghệ thông tin vào giảng dạy ngoại ngữ có rất nhiều ưu thế để phát triển: giảm chi phí, thời gian, và công sức học tập, giúp nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho sinh viên trên cơ sở ứng dụng web, và các công cụ đa phương tiện truyền thông như hình ảnh, âm thanh, video Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo ngữ cảnh cho giảng dạy ngôn ngữ giúp tạo hứng thú, phát triển năng lực giao tiếp, mở rộng kiến thức cho sinh viên, cải thiện sự tương tác giữa người dạy và người học. VLog là viết tắt của video và blog; blog là viết tắt của web và log. Vlog là một nền tảng cho phép lưu tài liệu kỹ thuật số và là một hình thức xuất bản trực tuyến, mà tất cả mọi người có thể truy cập web với các ứng dụng tạo video đơn giản chẳng hạn như máy tính, webcam hoặc một điện thoại di động có chức năng quay video để tạo và đăng bài (Molyneaux et al., 2008). Theo Brokamp et al. (2012), Vlog là một dạng blog để mọi người có thể chia sẻ thông tin hoặc ý tưởng của mình trên một trang mạng. Đối với việc dạy học tiếng Anh, Vlog được coi là một giải pháp tích cực trong việc cải thiện chất lượng nói tiếng Anh cho người học và các hoạt động dạy học bởi những lí do sau: - Vlog giúp sinh viên chia sẻ dễ dàng các ý tưởng, chia sẻ và mô tả ý kiến theo cách họ cảm thấy thoải mái nhất. - Giảng viên có thể thay đổi các hình thức bài giảng sử dụng nhiều giác quan hơn để giúp sinh viên có thể hiểu và thấy được một cách rõ ràng và đặc biệt đối với những sinh viên có xu hướng học theo hình thức trực quan. - Giúp sinh viên hiểu các chủ đề trừu tượng một cách dễ dàng thông qua xem đi xem lại video nhiều lần. - Cơ hội chia sẻ ý tưởng rộng rãi, sinh viên có thể học hỏi được nhiều chính từ những người Vlogger chuyên nghiệp hoặc chính từ bạn bè của mình. Chính điều này đã giúp cho sinh viên có được khả năng hợp tác với người khác đồng thời đảm bảo tính cá nhân riêng tư. - Sinh viên có thể sử dụng Vlog để thực hiện một tập hợp các bài luyện tập nói của mình qua một giai đoạn học tập. Giảng viên và hoặc chính người học sẽ thấy và đánh giá được sự tiến bộ về các mặt của người học qua một thời gian. - Vlog cho phép sinh viên học tập và rèn luyện kỹ năng nói của mình ở mọi lúc, mọi nơi, tại một thời điểm và địa điểm thuận lợi cho mình, tạo cảm hứng sáng tạo chứ không nhất thiết ở trong môi trường trong lớp học. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Bối cảnh nghiên cứu Ngay từ năm thứ nhất sinh trường 24 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion Đại học Điện lực được lựa chọn học một trong ba ngoại ngữ đó là tiếng Anh, tiếng Trung hoặc tiếng Nhật như là một môn học bắt buộc. Chương trình tiếng Anh gồm tiếng Anh 1 (4 tín chỉ) và tiếng Anh 2 (3 tín chỉ). Giáo trình chính là Life - Pre- Intermediate (Vietnam edition) của John Hughes, Helen Stepheson, Paul Dummett (2016). Hai học phần tiếng Anh bắt buộc này được bố trí học toàn bộ vào năm thứ nhất. Kết thúc mỗi học phần sinh viên thi trắc nghiệm trên máy tính để làm cơ sơ đánh giá kiến thức với trọng số là 70%, còn lại 30% giảng viên đánh giá quá trình qua các bài kiểm tra và bài tập giao sinh viên thực hiện trong thời gian học phần. Năm thứ 2 trở đi sinh viên bắt đầu học chuyên ngành và chuẩn đầu ra của sinh viên khi ra trường đạt bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, tương đương B1 theo khung tham chiếu chung Châu Âu, tương đương IELTS 4.5. Kết quả khảo sát đầu học kỳ cho thấy thực trạng và những khó khăn, trở ngại của sinh viên khi học tập kỹ năng nói như sau: - Ý thức của sinh viên về học tập môn tiếng Anh: 76% chưa có kế hoạch học tập cho môn ngoại ngữ và chưa xác định được mục tiêu học tập cho môn học này để đáp ứng chuẩn đầu ra. 100% sinh viên có thể truy cập được vào mạng Iternet từ máy tính hoặc điện thoại thông minh, chỉ có 27% sinh viên sử dụng các tiện ích từ đó vào việc học tiếng Anh của mình. 81,8% sinh viên chưa đủ tự tin để có thể thực hiện các giao tiếp cơ bản như làm quen, giới thiệu bản thân, gia đình 55% sinh viên chưa có cơ hội hoặc chưa bao giờ giao tiếp được bằng tiếng Anh với người nước ngoài. Trong 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết sinh viên cho biết những kỹ năng khó nhất đối với họ là Nghe-Nói (73%). Tuy nhiên phân bổ thời gian học và rèn luyện kỹ năng nói của sinh viên khá hạn chế, sinh viên chủ yếu dành thời gian để hoàn thành các bài tập về đọc viết, ngữ pháp, phần đa sinh viên hầu như không có lý do để nói tiếng Anh sau khi ra khỏi lớp học. Có một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong khả năng giao tiếp của sinh viên, là do môi trường phi ngôn ngữ, không có điều kiện cho người học được giao tiếp thường xuyên. Các bài thi cuối kỳ trong suốt chương trình học của họ thường chỉ tập trung vào các kỹ năng đọc viết và kiến thức ngữ pháp dẫn đến việc người học chú trọng vào đạt điểm số trong kỳ thi mà ít chú ý đến kỹ năng nói. Kỹ năng nói là kỹ năng sản sinh đòi hỏi nhiều yếu tố sáng tạo, cần ý tưởng, cần vốn từ vựng và kiên trì rèn luyện trong khi đó đa phần hoạt động nói ở trên lớp thông thường chưa được giảng viên chú trọng. Giảng viên thường chú ý nhiều hơn vào kỹ năng đọc, từ vựng và ngữ pháp, các hoạt động rèn luyện kỹ năng nói trên lớp chưa được đầu tư thiết kế và làm hấp dẫn gây hứng thú học tập cho sinh viên. Từ những kết quả khảo sát trên có thể thấy sinh viên có rất ít môi trường ngôn ngữ để rèn luyện nói hiệu quả, ý thức, động cơ học tập chưa cao, sinh viên cảm thấy chán nản, không có phương pháp và thiếu hứng thú với việc rèn luyện kỹ năng nói. Trên thực tế, nhu cầ u về tiế ng Anh ngày càng trở nên cần thiết cho học chuyên môn và làm việc, không thể để hiện tượng học 10 năm tiếng Anh mà không thể nói được tiếng Anh. Với mục đích nhằm tạo ra một môi trường học có động lực, ý nghĩa, sáng tạo, gần gũi hơn giữa người học và người 25Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion dạy, nhóm nghiên cứu đã thực nghiệm áp dụng mô hình Vlog để rèn luyện kỹ năng nói cho sinh viên năm thứ nhất. 3.2. Mục đích của nghiên cứu Nghiên cứu này là nhằm giới thiệu sử dụng Vlog như là một công cụ để tăng cường việc rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên. Nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc tự học, tự rèn luyện. 3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu tập trung về lý luận về giảng dạy kỹ năng nói, thực trạng dạy học kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên tại trường Đại học Điện lực; phân tích các kết quả từ thực hành Vlog đối với việc cải thiện phát âm, độ lưu loát và tự tin trong nói tiếng Anh của sinh viên. Đánh giá các tác động của Vlog đối với quá trình rèn luyện nói tiếng Anh của nhóm gồm 55 sinh viên năm thứ nhất (2019) tại trường Đại học Điện lực thuộc chuyên ngành Tự động hoá và điều khiển thiết bị công nghiệp (39 sinh viên) và chuyên ngành Hệ thống điện (16 sinh viên). Những sinh viên này đều thuộc khối ngành Kỹ thuật, 100% là sinh viên nam, sinh viên đã học xong chương trình tiếng Anh phổ thông 10 năm. 3.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu ở đây là phương pháp nghiên cứu hành động bắt đầu từ việc lập kế hoạch, hành động, quan sát và phản ánh việc thực hành kĩ năng nói tiếng Anh qua các Vlog của sinh viên. Các công cụ thu thập dữ liệu gồm: nhật ký giảng viên, phỏng vấn ghi âm, phiếu điều tra. Nhật ký giảng viên: Nhật kí giảng viên bao gồm việc ghi lại quá trình thực hành Vlog đang tiến hành và những phản hồi. Phỏng vấn: Nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên sau khi thực hiện Vlog và việc sử dụng tiếng Anh của họ sau khi thực hành trên Vlog. Khảo sát điều tra nhằm để tổng hợp dữ liệu sau khi thực hiện việc sử dụng Vlog cho sinh viên. 3.5. Các bước thực hiện áp dụng Vlog cho sinh viên Để triển khai áp dụng Vlog, nhóm nghiên cứu trực tiếp là giảng viên đã khai thác ứng dụng Flipgrid. Giảng viên và sinh viên hợp tác để thiết kế, phát triển và thực hiện 6 chủ đề rèn luyện kỹ năng nói dựa trên các chủ đề trong giáo trình Life để sinh viên xây dựng Vlog. Những chủ đề này mang tính gắn kết các bài học trên lớp với phần hực hành ở nhà. Sau khi có sự chuẩn bị và rèn luyện kĩ lưỡng, sinh viên sẽ quay video và tải lên Flipgrid. Các bước xây dựng Vlog với các hoạt động theo trình tự như sau: Các bước xây dựng Vlog Nội dung các hoạt động Thực hiện Lên ý tưởng 1. Lên ý tưởng về nội dung và cách nói 2. Chọn chủ đề nói phù hợp 3. Tham khảo một số Vlog của người khác 4. Tra từ điển hoặc tra cứu Internet 5. Ghi các lưu ý Giảng viên và sinh viên Triển khai kế hoạch 1. Lập dàn bài cho ý chính và ý kèm theo 2. Viết kịch bản trước khi quay video Sinh viên Luyện nói rành mạch 1. Luyện tập trước khi quay 2. Quay video bài nói và tải lên sau khi kiểm tra lại Sinh viên 26 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Vlog giúp tạo động lực, tăng cường tự tin, sáng tạo và là kênh phản hồi hữu ích cho người học Sau một tuần giao nhiệm vụ cho clip đầu tiên, sinh viên đã rất hào hứng và nỗ lực tối đa để thực hiện clip của mình, có 87% đã upload bài đúng hạn. Đối với những chủ đề yêu thích, sinh viên đã thực hiện quay và gửi vào Flipgrid cho giảng viên ngay trong ngày sau khi được giao nhiệm vụ, chẳng hạn như clip #2: Mô tả cách sử dụng một thiết bị trong nhà/ hoặc các bước làm một món ăn. Đây là một dấu hiệu cho thấy sinh viên đã có ý thức và hứng thú về việc tự học tự rèn luyện ngoài thời gian lên lớp và có ứng dụng công nghệ. Một yếu tố nữa có thể là do các chủ đề bài nói liên quan đến bản thân và cuộc sống xung quanh làm sinh viên thấy gần gũi và hứng thú. Quan sát các video tiếp theo sinh viên đã tìm cách cải thiện chất lượng sau khi tham khảo các video mẫu, biết đưa vào các hiệu ứng để video sinh động hơn. Một khi sinh viên có động lực học sẽ trở nên sáng tạo và học tập hiệu quả hơn, từ đó kích thích sinh viên tự tin nói tiếng Anh nhiều hơn. Trong quá trình thực hiện và sau mỗi video clip sinh viên sẽ nhận được các phản hồi từ phía các bạn trong lớp và giảng viên, điều này có vai trò tác động đến động lực, tính tự tin của người học. Quan trọng nhất là chính bản thân sinh viên có thể tự phản hồi; tức là, có thể tự khắc phục các lỗi của mình sau khi tự xem lại bài nói của mình. Trả lời câu hỏi: bạn cảm thấy như thế nào sau khi xem lại clip của mình? SV cho biết: em đã tự nhận ra được những chỗ em đang nói sai và sẽ luyện tập để khắc phục các lỗi đó. Qua quan sát từng clip cho thấy một số sinh viên đã biết sửa sai sau khi nhận được phản hồi và tự phản hồi trong quá trình thực hiện Vlog. Một trong những ví dụ cho thấy việc sinh viên có thể sửa lỗi ngôn ngữ của mình là đã biết sửa cách phát âm những âm tiết cuối trong mỗi từ, ví dụ như các âm: /t/, /d/, /s/, /k/. Đây cũng là những âm mà người học Việt Nam thường hay bị mắc lỗi. Không chỉ giảng viên là đóng vai quan trọng trong quá trình học ngôn ngữ tiếng Anh, mà chính bản thân sự thể hiện ngôn ngữ qua các video trên Vlog đã giúp sinh viên rất nhiều trong việc phát triển sự tự chủ. Sinh viên cảm thấy thoải mái hơn khi nói tiếng Anh. Sinh viên cho biết luôn được giảng viên khuyến khích và dần dần trở nên không cảm thấy xấu hổ, e ngại khi quay các Videos và diễn đạt các suy nghĩ của mình. Một sinh viên cho biết “Bí quyết để lấy tự tin của em là luyện tập nhiều lần đến khi thành thạo”. Để có được các bài nói hoàn thiện, thời gian sinh viên luyện nói tiếng Anh tăng lên, 90,9% sinh viên quay đến lần thứ hai, trong đó có 56,3% luyện nói đến lần thứ ba và 27% đã phải luyện tập đến trên bốn lần. Sinh viên đã thể hiện được tính kiên nhẫn và niềm vui của mình Kiểm tra rà soát 1. Nghe lại bài nói trước khi đăng tải 2. Kiểm tra lại bài nói qua các tiêu chí: nội dung, cách sắp xếp ý và cách sử dụng ngôn ngữ. Sinh viên, bạn bè Đánh giá 1. Đánh giá nội dung, cách tổ chức ý và sử dụng ngôn từ của Vlog. 2. Làm lại Vlog (nếu cần thiết) Giảng viên và sinh viên 27Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion khi hoàn thành mỗi bài tập, ngay cả khi nó được coi là nhiệm vụ bắt buộc trong lớp học. “Sinh viên rất vui vẻ và tự tin về việc tạo ra Vlog của mình trông các bạn sinh viên rất vui” - Nhật kí giảng viên. Thực tế, sử dụng Vlog như một công cụ cải thiện môi trường học tập và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía sinh viên, giúp sinh viên chủ động hơn trong quá trình học tập và tăng cường động cơ học tập. Sinh viên sẵn sàng tự giác hợp tác để tạo ra sản phẩm của mình mà không quá bị phụ thuộc vào việc đánh giá kết quả như là một yêu cầu bắt buộc đối với từng bài. Do đó, sinh viên đã thể hiện được sự cam kết khi lập kế hoạch, thiết kế, sáng tạo và thực hiện các video clips của mình sau các bài học với nhiều ý tưởng sáng tạo. 4.2. Vlog giúp nâng cao kĩ năng nói tiếng Anh cho sinh viên thông qua môi trường thực hành rèn luyện thường xuyên liên tục Vlog là cầu nối giúp sinh viên ý thức về quá trình học tập ở trường và rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anh trong môi trường riêng của mình ở nhà. Sự tích hợp đó thể hiện trên cả hai bình diện; đó là, nâng cao ý thức rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anh như một quá trình liên tục và gắn môi trường riêng của cá nhân sinh viên với môi trường lớp học. Như là một yếu tố tất yếu, việc sinh viên càng thực hành nói nhiều thì họ càng cải thiện được kĩ năng nói và tr
File đính kèm:
- cac_buoc_nang_cao_ky_nang_noi_tieng_anh_cho_sinh_vien_dai_ho.pdf