Biện pháp quản lí dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Trung học cơ sở huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội

Abstract: In order to well implement the Resolution No. 29-NQ/TW which about fundamental

and comprehensive innovation of education, each teacher needs to innovate teaching methods

according to students’ competencies development. The article presents a number of management

measures of teaching English according to students’ competency approach at secondary schools in

Phuc Tho district, Hanoi City. Research results can be applied into practice in some other localities

with similar conditions

pdf5 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp quản lí dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh ở các trường Trung học cơ sở huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường, trước tiên dưới Ban Giám hiệu là có các lãnh đạo 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 65-68; 24 
68 
mở rộng (tổ trưởng, bí thư đoàn trường, ban thanh tra nhân 
dân...), sau đó là toàn thể cán bộ GV, nhân viên trong nhà 
trường. Lãnh đạo mở rộng này cần phải được Ban Giám 
hiệu nhà trường đào tạo, giúp đỡ, hướng dẫn cụ thể trong 
quản lí chuyên môn của tổ mình. Khi lãnh đạo mở rộng đã 
vững vàng về năng lực, đây là cơ sở để cố vấn giúp cho 
Ban Giám hiệu nhà trường quản lí tốt hoạt động dạy học. 
Bên cạnh đó, Ban Giám hiệu nhà trường cũng phải có mục 
tiêu nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho GV để hoàn thành 
tốt nhiệm vụ của nhà trường, đặc biệt là dạy học môn 
Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực. 
Sau mỗi năm học, tất cả các nhà trường cấp THCS 
huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội đều phải có ý kiến với lãnh 
đạo Phòng Giáo dục của huyện về vấn đề dạy học môn 
tiếng Anh xem quá trình thực hiện có phù hợp với mục 
tiêu, phương pháp, nội dung hay không. Nếu có khúc 
mắc gì thì phải có ý kiến với cấp trên để xem xét khắc 
phục cho năm sau vào dịp GV học tập chuyên môn đầu 
năm học hoặc gửi hòm thư của các nhà trường. 
Nếu có điều kiện tốt hơn thì hàng năm, Ban Giám 
hiệu các nhà trường phối hợp với phòng giáo dục của 
huyện mời GV nước ngoài có kinh nghiệm về huyện trao 
đổi về phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp 
cận năng lực HS nhằm giúp cho GV nâng cao được 
chuyên môn, đổi mới phương pháp phù hợp với HS. 
- Điều kiện thực hiện biện pháp: Phòng giáo dục của 
huyện cũng cần có kiến nghị với cấp trên quản lí về 
chuyên môn hàng năm nên cho đại diện GV tiếng Anh đi 
học tập kinh nghiệm ở nước ngoài đặc biệt là các nước 
có sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để họ có điều kiện tìm 
hiểu thêm văn hóa của nước bạn, học tập về phương pháp 
dạy học tiếng Anh đặc biệt là theo tiếp cận năng lực. Sau 
đó về huyện, GV được đại diện đó sẽ truyền đạt lại những 
kinh nghiệm của chuyến học tập kinh nghiệm. 
2.2.3. Biện pháp nâng cao vai trò của tổ bộ môn trong 
quản lí dạy học môn Tiếng Anh theo theo hướng phát 
triển phẩm chất, năng lực học sinh 
- Mục tiêu thực hiện: Trong các nhà trường, các tổ 
chuyên môn là đầu mối giúp việc cho hiệu trưởng. Hiệu 
trưởng muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì trước 
hết các tổ chuyên môn cũng phải hoàn thành tốt công 
việc của mình. Chuyên môn là một mảng quan trọng nhất 
của các nhà trường. Kế hoạch dạy học thành công hay 
không, chất lượng giảng dạy có tốt và đạt hiệu quả cao 
hay không đều phần lớn phụ thuộc vào việc thực hiện 
nhiệm vụ dạy học của các tổ nhóm chuyên môn. Vì thế, 
cần nâng cao vai trò của các tổ bộ môn là biện pháp trong 
quản lí dạy học tiếng Anh để đạt hiệu quả cao trong giảng 
dạy môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực HS. 
- Hình thức và tiến trình thực hiện: 
Trước khi bước vào năm học, sở giáo dục và phòng 
giáo dục phải có kế hoạch tập huấn về chuyên môn cho 
các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn về hoạt động 
chuyên môn trong năm học, cần bổ sung và điều chỉnh 
cho phù hợp với từng năm học. Vì vậy mà mỗi tổ trưởng, 
nhóm trưởng phải thấy được nhiệm vụ của mình để triển 
khai hoạt động dạy học cho phù hợp. 
Bản thân mỗi tổ trưởng, nhóm trưởng cần nhận thức 
được tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ là hết sức 
cần thiết. Khi đã bồi dưỡng thì sẽ nâng cao được năng 
lực phục vụ cho quản lí dạy học và việc giảng dạy trực 
tiếp của mình. Đồng thời, cần thường xuyên tiếp cận với 
công nghệ thông tin và ứng dụng vào dạy học nhất là dạy 
học tiếng Anh theo tiếp cận năng lực. 
Mỗi tổ trưởng tổ bộ môn phải tự nghiên cứu về mục 
tiêu, tìm tòi đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học 
cho phù hợp, có như thế mới giúp đồng nghiệp của mình 
dạy học đúng định hướng và đạt mục tiêu đề ra. 
Tổ trưởng tổ bộ môn triển khai công việc nhất là 
chuyên môn của tổ mình cần rõ ràng, thống nhất, khoa 
học. Có như thế việc dạy học môn Tiếng Anh mới đạt 
hiệu quả cao. 
Tổ trưởng tổ bộ môn cũng cần động viên GV của tổ 
mình đi tập huấn chuyên môn nghiệp vụ đầy đủ, nhắc 
nhở thành viên của tổ mình xử lí tình huống sư phạm 
khéo léo, làm đúng quy chế của ngành, hoàn thành tốt 
mọi nhiệm vụ được giao. 
- Điều kiện thực hiện biện pháp: 
Tổ trưởng bộ môn kiến nghị với Ban Giám hiệu nhà 
trường về việc tạo điều kiện cho GV tiếng Anh được học 
tập như học cao học, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, 
nâng cao trình độ cho GV. Bên cạnh đó cũng đề nghị 
người phụ trách về đồ dùng dạy học chuẩn bị trước cho 
GV trước khi lên lớp. 
Để tổ trưởng tổ bộ môn phát huy vai trò của mình thì 
mỗi GV trong tổ cũng biết lắng nghe, chia sẻ những khó 
khăn của tổ trưởng. Đồng thời, mỗi GV phải cố gắng hết 
khả năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đó cũng 
là cách giúp tổ trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 
3. Kết luận 
Từ thực trạng quản lí dạy học tiếng Anh theo tiếp cận 
năng lực HS của các trường THCS huyện Phúc Thọ, TP. 
Hà Nội, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp 
phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh, 
đồng thời nâng cao năng lực quản lí của cán bộ quản lí 
nhà trường. Những biện pháp quản lí dạy học tiếng Anh 
theo tiếp cận năng lực này góp phần cải tiến chất lượng 
giảng dạy môn Tiếng Anh. Những biện pháp này đưa ra 
(Xem tiếp trang 24) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 19-24 
24 
- Điều kiện thực hiện biện pháp: + Chuẩn bị đầy đủ 
các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho 
hoạt động NDCST, tạo điều kiện thuận lợi cho GV, NV 
yên tâm công tác; + Cần có sự phối hợp giữa CBQL, GV, 
NV trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là vai trò của GV khi 
trực tiếp thực hiện các thao tác trong NDCST. 
3. Kết luận 
Các nhóm biện pháp được đề xuất dựa vào tiếp cận 
các chức năng QL như lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, 
kiểm tra. Một trong những nguyên tắc định hướng cho 
việc đề xuất các biện pháp là đảm bảo tính thực tiễn và 
tính khả thi. Vì thế, hai nhóm biện pháp có mối quan hệ 
qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Tăng cường thực hiện các 
chức năng QL có đạt hiệu quả hay không còn chịu sự tác 
động của các yếu tố tạo thuận lợi cho công tác QL; trong 
đó, yếu tố thuộc về nhà QL và những cá nhân thực hiện 
có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và là yếu tố 
quan trọng nhất. Tác động vào những yếu tố này sẽ tạo 
điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công và có hiệu 
quả trong hoạt động NDCST tại trường MN NCL. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
[2] Bộ GD-ĐT (2016). Công văn số 4358/BGDĐT-
GDMN ngày 06/09/2016 về việc Hướng dẫn thực hiện 
nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2016-2017. 
[3] Bộ GD-ĐT (2017). Công văn số 3835/BGDĐT-
GDMN ngày 22/08/2017 về việc Hướng dẫn thực hiện 
nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017-2018. 
[4] Thành ủy TP. Hồ Chí Minh (2017). Công văn số 
854-CV/TU ngày 27/11/2017 về chỉ đạo tăng cường 
công tác quản lí nhà nước, rà soát, kiểm tra, chấn 
chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em 
tại các cơ sở mầm non ngoài công lập. 
[5] UBND TP. Hồ Chí Minh (2017). Công văn số 
7427/KH-UBND ngày 02/12/2017 về việc kiểm tra, 
chấn chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại các 
cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. 
[6] UBND quận Tân Bình (2017). Kế hoạch số 
267/KH-UBND-VX ngày 22/12/2017 về việc kiểm 
tra, chấn chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại 
các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. 
[7] Phòng GD-ĐT quận Tân Bình (2018). Kế hoạch số 
300/KH-GDĐT-MN ngày 28/03/2018 về việc kiểm 
tra hoạt động các trường mầm non ngoài công lập 
năm học 2017-2018. 
[8] Bộ GD-ĐT (2018). Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên 
“Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo 
đức nghề nghiệp cán bộ quản lí và giáo viên mầm non 
năm học 2018-2019”. NXB Giáo dục Việt Nam. 
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH... 
(Tiếp theo trang 68) 
phù hợp với đặc điểm địa bàn của huyện Phúc Thọ, TP 
Hà Nội. Vì thế, các nhà trường có thể vận dụng linh hoạt 
để quản lí dạy học ở trường mình. Đồng thời, đây cũng 
là giải pháp thúc đẩy các nhà trường xây dựng cơ sở vật 
chất, trang thiết bị đầy đủ khang trang hơn, nhằm phục 
vụ việc dạy và học của nhà trường. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
[2] Chính phủ (2008). Quyết định số 1400/QĐ-TTg 
ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc 
phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ 
thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”(gọi 
tắt là Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020). 
[3] Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012). Kế 
hoạch số 90/KH-UBND ngày 21/06/2012 về Kế 
hoạch nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho 
giáo viên, học sinh phổ thông, giáo dục chuyên 
nghiệp, giáo dục thường xuyên theo Đề án “Dạy và 
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân 
giai đoạn 2008-2020”. 
[4] Nguyễn Văn Huy (2017). Quản lí hoạt động dạy học 
theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại 
Trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi - Ba Đình, 
Hà Nội. Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 2, tr 50-55. 
[5] Trần Trung Dũng (2016). Quản lí hoạt động dạy học 
ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát 
triển năng lực học sinh. Luận án tiến sĩ Khoa học 
Giáo dục, Trường Đại học Vinh. 
[6] Đỗ Thị Thanh Thuỷ (chủ biên) - Nguyễn Thành 
Vinh - Hà Thế Truyền - Nguyễn Thị Tuyết Hạnh 
(2017). Quản lí hoạt động dạy học trong trường phổ 
thông. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[7] Lê Văn Hùng (2016). Thực trạng quản lí dạy học 
môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực tại các trường 
trung học cơ sở quận Kiến An - Hải Phòng. Tạp chí 
Quản lí Giáo dục, số 6, tr 43-46. 

File đính kèm:

  • pdf13nguyen_thanh_hai_8344_2148340.pdf
Tài liệu liên quan