Bí quyết giúp dịch tiếng Anh thật hay
Mỗi ngôn ngữ khác nhau thì đều có cách diễn đạt khác nhau về một vấn đề. Nhiều
khi nó xuất hiện nhiều idiom, nhiều cụm từ ghép. Vậy thì bạn không thể hiểu được
nghĩa của chúng nếu không dùng từ điển nguyên gốc tiếng Anh.
Bí quyết giúp dịch tiếng Anh thật hay Mỗi ngôn ngữ khác nhau thì đều có cách diễn đạt khác nhau về một vấn đề. Nhiều khi nó xuất hiện nhiều idiom, nhiều cụm từ ghép. Vậy thì bạn không thể hiểu được nghĩa của chúng nếu không dùng từ điển nguyên gốc tiếng Anh. Thứ nhất, các cuốn sách và/hoặc CD cần trang bị ngay: 1) Oxford advanced learner’s dictionary 7th edition. 2) Oxford collocations dictionary 3) Bách khoa toàn thư Encarta, Britannica, Wikipedia.org 4) Từ điển Lạc Việt (chỉ nên dùng như một công cụ để tham khảo và hỗ trợ cho Oxford advanced learner’s dictionary mà thôi). Thứ hai, tác dụng của các tài liệu trên: 1) Một sai lầm thường thấy khi các bạn viết tiếng Anh là nó rất khó hiểu đối với người bản ngữ vì bạn dịch word for word ý tưởng của bạn từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Tuy nhiên, câu tiếng Việt đó của bạn cũng sai luôn về ngữ pháp. Do vậy hãy dùng cuốn từ điển này để tra mẫu câu và xem người Anh viết như thế nào để ta nói và viết chuẩn hơn. Mỗi ngôn ngữ khác nhau thì đều có cách diễn đạt khác nhau về một vấn đề. Nhiều khi nó xuất hiện nhiều idiom, nhiều cụm từ ghép. Vậy thì bạn không thể hiểu được nghĩa của chúng nếu không dùng từ điển nguyên gốc tiếng Anh. Tôi lấy ví dụ như cụm Seeing eyes dog, FYI mà các bạn trong diễn đàn đã hỏi. 2) Tại sao lại phải dùng Oxford Collocations Dictionary? Tôi xin lấy một ví dụ cụ thể để minh họa. Trong diễn đàn có bạn hỏi, dịch câu "công ty tôi có đủ năng lực để làm công việc này." Tôi đã trả lời là Our compay has proven ability to do this work. Tại sao tôi lại cho từ proven vào trước ability? Trong khi đó, ở trong câu tiếng Việt không đả động gì đến từ Proven cả. Tôi xin giải thích như sau, tôi nắm được từ chính ở đây là abilitỵ Vậy tôi kết hợp tra luôn từ điển Oxford Collocations. Tôi đã tra được một loạt các tính từ trong tiếng Anh luôn đi kèm với ability là gì, vậy là tôi nhặt ra và dịch trôi chảy. Như vậy là cách viết đó rất English. 3) Hãy biến mình thành một đứa trẻ 3 tuổi. Vì sao? Ví một đứa trẻ 3 tuổi thì thường hỏi mọi thứ mà nó không hiểu và yêu cầu người lớn giải đáp. Tuy nhiên kỹ năng này cứ bị thui chột theo thời gian vì người lớn đã vô tình vùi dập đi niềm đam mê học hỏi của đứa trẻ bằng các câu trả lời đại loại như: Hỏi làm gì? Sao mày ngu thế? Có thế mà cũng phải hỏi à? ..... Bách khoa toàn thư chính là người thầy vĩ đại của mỗi chúng ta. Mỗi khái niệm mỗi thắc mắc của các bạn đều được ông thầy này giải đáp khá chi tiết. Tôi xin lấy một ví dụ: Thỉnh thoảng bạn có nghe nói đến tăng trưởng GDP không bền vững. Vậy có khi nào bạn hỏi ngược lại rằng: vì sao lại tăng trưởng không bền vững không? Để xác định được câu trả lời cho câu hỏi này, bạn phải xác định mình cần tìm thông tin gì để trả lời cho câu hỏi đó. Ở đây rõ ràng bạn phải tìm hiểu GDP là cái gì và các yếu tố chi phối GDP. Hãy vào en.wikipedia.org đánh vào GDP. Bạn sẽ có câu trả lời. Xin lưu ý với các bạn là bản bách khoa toàn thư Encarta 2007 và Britannica 2007, mỗi loại có 5 đĩa. Còn Wikipedia là bách khoa toàn thư trực tuyến, miễn phí. 4) Tại sao chỉ nên dùng từ điển Lạc Việt hay các từ điển Anh-Việt khác để tham khao? Như các bạn đã biết, từ điển Lạc Việt hay bất cứ từ điển Anh-Việt nào khác đều dựa trên định nghĩa tiếng Anh của các từ trong Oxford để phiên ra một từ tương ứng trong tiếng Việt. Tuy nhiên nhiều khi việc dịch thuật không chính xác, dẫn đến các bạn dịch cũng không chính xác theo. Tôi xin lấy một ví dụ đó là từ Outsourcing: nghĩa là chuyển một phần hoặc toàn bộ công việc của một công ty sang một nước hay vùng khác có giá nhân công rẻ hơn nhằm tạo ra sức cạnh tranh. Báo chí của ta lại dịch là gia công. Nghĩa đó không bao trùm được ý của từ này. Tôi xin nói thêm một điều đó là: vì sao chúng ta dịch chưa hay? Thứ nhất: là do tiếng Việt của các bạn chưa tốt. Khi các bạn dịch một văn bản thuộc một lĩnh vực nào đó thì hãy cố gắng đọc lấy vài văn bản thuộc lĩnh vực tương đương bằng tiếng Việt để lấy từ vựng và đồng thời học luôn văn phong thể hiện của họ. Thứ hai: Dịch thuật nhiều khi khá cứng nhắc. Có một số cụm từ cố định mà bạn nên học thuộc lòng luôn. Ví dụ như: Department of Commerce: Bộ thương mại Mỹ Department of State: Bộ ngoại giao Mỹ Còn các bộ của Việt Nam thì lại dịch là Ministry Ví dụ: Ministry of Trade, Ministry of Foreign Affairs...
File đính kèm:
- doc66_419.pdf