Bí kíp luyện nghe Tiếng Anh
Thường thường, nếu có chữ nào mặc dầu bạn sẽ biết nếu người ta viết nó xuống
nhưng nhận không ra khi nghe trên radio, đó là vì bạn phát âm chữ đó không đúng.
Một trong những lý do khiến bạn thấy khó bắt kịp một câu nói của người nói tiếng
Anh là vì trong khi người ta nói chưa dứt câu thì bạn đã tìm cách đặt câu để trả lời.
Bí kíp luyện nghe tiếng anh Thường thường, nếu có chữ nào mặc dầu bạn sẽ biết nếu người ta viết nó xuống nhưng nhận không ra khi nghe trên radio, đó là vì bạn phát âm chữ đó không đúng. Một trong những lý do khiến bạn thấy khó bắt kịp một câu nói của người nói tiếng Anh là vì trong khi người ta nói chưa dứt câu thì bạn đã tìm cách đặt câu để trả lời. Nghe là một kĩ năng hết sức quan trọng trong giao tiếp với bất kì ngôn ngữ nào. Để nghe tốt, điều tất yếu là phải nghe nhiều. Cố gắng tạo ra môi trường tiếng Anh cho chính mình. Bạn luyện tập bằng cách nghe tiếng Anh, nghe một bài, nghe đi nghe lại và lặp lại theo bài đó vài lần xem có hiểu thêm không. Thời gian đầu, để tránh việc chán, nhứt đầu vì nghe không hiểu, bạn có thể nghe khi đang làm việc hay chơi…. Tuy nhiên, phải tự cam kết với mình phải nghe những bài bạn đã được học và đã hiểu nghĩa, ít nhất 15′ mỗi ngày. Khi nghe & xem, bạn chú ý lắng nghe cách sắp xếp từ, cách sử dụng ngôn ngữ tùy theo hoàn cảnh như thế nào. Nên nghe các chủ đề khác nhau để trau dồi kiến thức phổ thông và vốn từ vựng… Nhưng phải nghe và học hết Từ Mới trong một chủ đề, hết chủ đề này đế chủ đề khác. Bạn có thể nghe một chương trình về khoa học, đời sống, thể thao, cuộc sống hoang dã, lịch sử, địa lý, du lịch… Đề tài càng phong phú càng tốt. Tuy nhiên, bạn cũng nên chọn những đề tài mà mình quan tâm, yêu thích để tránh sự nhàm chán. Thường thường, nếu có chữ nào mặc dầu bạn sẽ biết nếu người ta viết nó xuống nhưng nhận không ra khi nghe trên radio, đó là vì bạn phát âm chữ đó không đúng. Một trong những lý do khiến bạn thấy khó bắt kịp một câu nói của người nói tiếng Anh là vì trong khi người ta nói chưa dứt câu thì bạn đã tìm cách đặt câu để trả lời. Trong lúc phân vân ấy, bạn không thể tập trung tư tưởng để lắng nghe người ta nói gì. Bây giờ vì bạn đã học viết rất kỹ, nên bạn sẽ không lo ngại gặp khó khăn gì khi đặt một câu tiếng Anh để trả lời. Do đó bạn có thể tập trung tư tưởng hoàn toàn để lắng nghe người ta nói. Ngoài ra có khi người ta phát âm ráp hai ba chữ với nhau, bạn không cần phải tìm cách phân tách ra từng chữ một. Chỉ cần biết hễ người ta phát âm như thế là có nghĩa gì, mục đích của kĩ năng nghe là để nắm bắt thông tin và nội dung của bài nghe. Chính vì vậy, trong lúc nghe, bạn nên giữ tinh thần thư giãn, thoải mái, đừng quá căng thẳng, đừng tự ép mình phải nghe rõ từng câu, từng chữ. Nếu không nghe kịp thì bạn cứ bình tĩnh và cố gắng bắt nhịp lại với bài nghe. Vì thành công, chính phục kiến thức của bạn. Hãy học mà chơi, chơi mà học nhé !^^
File đính kèm:
- doc26_4221.pdf