Bàn luận về thành ngữ
Thành ngữ là những câu nói mà không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông
thường. Ý nghĩa của một thành ngữ rất khác với ý nghĩa của từng chữ một trong
câu.
Bàn luận về thành ngữ Thành ngữ là những câu nói mà không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông thường. Ý nghĩa của một thành ngữ rất khác với ý nghĩa của từng chữ một trong câu. Thành ngữ là những câu nói mà không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông thường. Ý nghĩa của một thành ngữ rất khác với ý nghĩa của từng chữ một trong câu. Ví dụ: “chiếc xe màu đỏ đập vào mắt tôi.” Chúng ta biết rằng một chiếc xe không thể đập vào mắt tôi và mắt người ta cũng không thể bị chiếc xe văng trúng. Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của thành ngữ “đập vào mắt tôi” là gì để có thể hiểu được ý của câu nói. Hay thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường ko thể giải thích một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó. Vì dụ: một nắng hai sương, bình chân như vại Vậy phân biệt thành ngữ và tục ngữ như thế nào Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân. Ex: Đói cho sạch, rách cho thơm Nếu chỉ dựa vào các định nghĩa như trên thì ta khó phân biệt được thành ngữ và tục ngữ . 1tác giả đã phân biệt 1cách khái quát như sau: Thành ngữ - Bình diện nghiên cứu: Cụm từ cố định tương đương với 1từ - Chức năng văn học: Chức năng thẩm mỹ - Hình thức tư duy lôgic: Diễn đạt khái niệm, khái quát các hiện tượng riêng rẽ - Chức năng của các hình thức ngôn ngữ: Chức năng định danh thực hiện bởi các từ ngữ–> hiện tượng thuộc lĩnh vực ngôn ngữ Tục ngữ - Bình diện nghiên cứu: Câu hoàn chỉnh - Chức năng văn học: Chức năng thẩm mỹ – Chức năng nhận thức – Chức năng giáo dục - Hình thức tư duy lôgic: Diễn đạt phán đoán,khẳng định 1 thuộc tính của hiện tượng” - Chức năng của các hình thức ngôn ngữ: Chức năng thông báo thuộc lĩnh vực hoạt động nhận thức –> hiện tượng ý thức xã hội, văn hoá tinh thần của nhân dân.
File đính kèm:
- doc18_1441.pdf