Áp Dụng Phương Pháp Dạy Dịch Thuật Đối Với TOEFL iBT hoặc IELTS

Góc nhìn mới về phương pháp học Tiếng Anh Du Học. Tôi xin có một vài ý kiến

tham khảo đối với các bạn học IELTS và TOEFL_iBT như sau:A. Khái quát 03

Phương pháp dạy và học IELTS và TOEFL_iBT.Đề thi IELTS và TOEFL_iBT

dùng để nhằm kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào cho một số trường cao đẳng và

đại học của một số nước trên thế giới đối với thí sinh thuộc các nước không nói

tiếng Anh “non-speaking English countries”.

pdf7 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp Dụng Phương Pháp Dạy Dịch Thuật Đối Với TOEFL iBT hoặc IELTS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Áp Dụng Phương Pháp Dạy Dịch Thuật 
Đối Với TOEFL iBT hoặc IELTS 
Góc nhìn mới về phương pháp học Tiếng Anh Du Học. Tôi xin có một vài ý kiến 
tham khảo đối với các bạn học IELTS và TOEFL_iBT như sau:A. Khái quát 03 
Phương pháp dạy và học IELTS và TOEFL_iBT.Đề thi IELTS và TOEFL_iBT 
dùng để nhằm kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào cho một số trường cao đẳng và 
đại học của một số nước trên thế giới đối với thí sinh thuộc các nước không nói 
tiếng Anh “non-speaking English countries”.Đặc biệt các đề thi TOEFL_iBT 
(“Internet Based Test hay còn được gọi là Next Generation TOEFL”) hiện nay 
không còn quá chú trọng vào kiểm tra ngữ pháp mà tập trung nhiều vào 4 kỹ năng 
cơ bản: Đọc, Nghe, Nói và Viết. . Đề thi của IELTS thì vẫn ít thay đổi nhưng cũng 
bỏ ngữ pháp và tập trung vào 4 kỹ năng như tôi vừa nêu trên đây.Để đạt đủ số 
điểm mong muốn của IELTS và TOEFL_iBT, người học và dạy hiện nay, theo như 
tôi biết, thì tập trung vào 4 phương pháp dạy và học cơ bản.1. Phương pháp học từ 
dễ đến khó – tôi tạm gọi là Xây Dựng Các Kỹ Năng ( Skill building process) + 
Giai đoạn 1: Trước tiên dạy và học Ngữ Pháp từ cơ bản đến nâng cao, tập các bài 
đọc, nghe, nói, và viết từ dễ đến khó. (kiểu TOEFLcũ PBT_Paper Based Test). 
Đây là kiểu dạy và học phổ biến nhất. + Giai đoạn 2: Đi vào dạy và học 
TOEFL_iBT để chuẩn bị cho các kỳ thi. 2. Phương pháp dạy và học theo lối Kiểm 
tra – Tạm gọi là Kiểm tra – Kinh nghiệm (Testing Experience process) Phương 
pháp này gần như không chia thành giai đoạn, khoá học gần như vĩnh viễn vì giáo 
viên mỗi ngày phát một bài kiểm tra mới. Làm các bài kiểm tra nhiều lần và đúc 
rút kinh nghiệm thông qua quá trình đó. + Giáo viên phát tài liệu và yêu cầu học 
viên làm bài trong một khoảng thời gian ấn định. Sau khoảng thời gian đó, giáo 
viên giải thích về đáp án của các bài làm. 3. Phương pháp dạy và học kết hợp của 
cả hai phương pháp 1. và 2. + Đó là lối thực hành hay gọi chính xác hơn là làm các 
đề thi IELTS hoặc TOEFL từ dễ đến khó. Từ ngữ pháp cơ bản đến nâng cao, và 
xây dưng các kỹ năng thông qua các giáo trình từ dễ đến khó. B. Bàn về 3 phương 
pháp học và giảng dạy đã nêu phía trên Như tôi đã nêu phía trên các kỳ thi IELTS 
và TOEFL_iBT hiện nay đều không có phần thi ngữ pháp và không chú trọng 
nhiều về ngữ pháp. Các đề thi chủ yếu nhằm vào kiểm tra các kỹ năng có tinh 
thông hay không, ví dụ phần đọc hiểu và nghe hiểu của TOEFL_iBT ngoài phần 
các câu hỏi về cơ bản (như vốn từ vựng ra), có các câu hỏi về ý nghĩa của những 
câu mơ hồ hoặc khó hiểu nhất trong bài. Những câu hỏi thường hỏi về ý hiểu và độ 
tinh tế về mặt ngôn ngữ của người đi thi. + Để làm tốt đề thi này chúng ta cần phải 
có những yếu tố sau: a. Có đủ vốn từ và cấu trúc (theo từng đặc thù) của IELTS 
hoặc TOEFL. b. Có đủ tầm kiến thức cơ bản về nhiều lĩnh vực theo yêu cầu chung 
trong các đề thi của IELTS hoặc TOEFL c. Có đủ kinh nghiệm đọc hiểu và nghe 
hiểu các dạng bài. d. Có đủ kinh nghiệm viết và nói các chủ đề theo từng đặc thù 
của IELTS hoặc TOEFL_iBT. Trong khi đó, phương pháp 1 và 3 lại chú trọng quá 
nhiều vào phần Ngữ Pháp. Đành rằng Ngữ pháp là Cơ bản cho mọi kỹ năng, nhưng 
chuyên quá sâu vào Ngữ Pháp để dùng vào kỳ thi IELTS hoặc TOEFL là mất thời 
gian và công sức một cách không cần thiết. Cái đích của mọi ngôn ngữ là đi đến 
hiểu và dùng tốt ngôn ngữ đó. Đúng với nghĩa “Ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy”. 
Phương pháp 2, nhằm xây dựng các kỹ năng theo lối “Thực hành” “Trăm hay 
không bằng tay quen”. Tuy nhiên các đề thi chỉ hỏi 1 câu hay 1 đoạn trong bài, 
cách “Thực hành” này vẫn thiếu tính toàn diện một cách trầm trọng. Đề thi sẽ 
không bao giờ ra trùng với các đề trước. Bên cạnh đó, nếu cũng một bài đọc hiểu 
hoặc nghe hiểu nhưng người ta hỏi các câu khác hoặc tổng quát của cả bài thì thí 
sinh hầu hết không trả lời đúng. Một vài người thi đạt học bổng MBA, MA ở một 
số nước trên thế giới tuy nhiên sau đó lại gặp phải khó khăn trong khi nghe giảng 
hoặc đọc tài liệu. Thậm chí, có người học MA ở Mỹ về Việt Nam vẫn cứ hiểu và 
dịch United States Federal Reserve Bank USFSB là Cục Dự Trữ Liên Bang. Nhân 
tiện đây tôi mạn phép nói thêm về từ cụm từ USFSB này: Cục dự trữ có chức năng 
chính là dự trữ ngoại tệ mạnh nhằm điều tiết tỷ giá hối đoái, song, USFSB lại có 
chức năng chính là điều tiết chính sách tiền tệ như tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái 
Thiết nghĩ nên phải hiểu và dịch là Ngân Hàng Trung Ương Mỹ. Hoặc từ “Ngân 
Hàng Nhà Nước Việt Nam” thì không hiểu ai lại dịch là “Vietnam State Bank”: 
State là Tiểu Bang trong tiếng Anh, và có nghĩa là Nước trong tiếng Mỹ, vậy thì 
đúng ra phải là Vietnam’s Central Bank chứ? 4. Áp dụng phương pháp dạy dịch 
thuật đối với IELTS và TOEFL_iBT. Do đặc thù của kỳ thi IELTS hoặc 
TOEFL_iBT là dành cho các học viên thuộc những nước không nói tiếng Anh nên 
theo ý kiến của một số người thì chúng ta nên học TOEFL_iBT và IELTS theo 
hướng dịch thuật. Ưu điểm của việc dạy Tiếng Anh Du Học theo hướng Dịch 
thuật: 1. Hiểu và sử dụng thành thạo Tiếng Anh và Tiếng Mẹ Đẻ (mother tongue 
language) nhờ dựa vào tiếng Mẹ Đẻ. Không bị quy luật “1 đổi 1” (Học 1 từ tiếng 
Anh mới = quên dần 1 từ Mẹ Đẻ) chi phối như cách dạy kiểu “không được nói 
tiếng Việt trong lớp”. Trong khi Hiểu và sử dụng một cách chắc chắn và mạch lạc 
hơn so với cách học chỉ toàn tiếng Anh mơ hồ. Như câu ngạn ngữ cổ của người 
Việt “văn dốt còn hơn lỏng chữ” của các cụ ngày xưa nhằm chỉ những người biết 
nhiều chữ Hán nhưng không rõ nghĩa, qua thời gian thì người “hay chữ” thường bị 
mơ hồ về nghĩa và yếu về “cảm nhận” ngôn ngữ. Tiện đây tôi xin nói thêm đôi lời 
về “cảm nhận từ và ngữ trong Tiếng Anh”, ví dụ, khi ta nói “cái bàn” thì cảm nhận 
của chúng ta rất rõ về một mặt phẳng nằm trên 4 chân, nhưng khi nói “table” thì 
phải sau một vài giây định thần mới biết đó là “1 mặt phẳng trên 4 chân”. 2. Về 
bản chất Đọc hiểu và Nghe hiểu chính là Dịch Xuôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt. + 
Đây là Phương pháp học từ mới và cấu trúc nhanh nhất, hiệu quả nhất nhờ dựa trên 
vốn liếng tiếng Mẹ Đẻ trong mối quan hệ so sánh, đối xứng với tiếng Anh. Và chắc 
không cần phải nêu tầm quan trọng của từ “Từ là máu thịt của ngôn ngữ”, thì chắc 
các bạn cũng hình dung ra: Quy cho cùng, IELTS và TOEFL_iBT cũng chỉ hỏi 
xung quanh 1 lượng từ và cấu trúc khoảng 10.000 từ cho đến 15.000 từ mà thôi. + 
Như chúng ta đã biết Dịch Xuôi chính là dịch từ Tiếng Nước Ngoài ra tiếng Mẹ 
Đẻ. Nếu như dịch được chính xác một văn bản đồng nghĩa với việc người dịch phải 
hiểu tài liệu hoặc nội dung đó tương đương với tác giả. Bản chất của phần Đọc 
hiểu chính là Biên Dịch Xuôi (Dịch tài liệu từ Anh sang Việt), Phần Nghe Hiểu 
chính là Phiên Dịch Xuôi (Nghe và dịch thành lời từ Anh sang Việt. Vì sao vậy? 
Vì chính yêu cầu Nghe Hiểu và Đọc Hiểu có mục đích chính là kiểm tra người dự 
thi xem độ nghe hay đọc hiểu như thế nào. 3. Nói và Viết chính là Kỹ năng 
Phiên_Biên Dịch Ngược. (Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi và một số giáo viên 
dạy dịch thì hầu hết những người dịch giỏi đều có khả năng viết, nói tiếng Anh 
tốt). Sở dĩ để nói và viết tiếng Anh thành thạo, chúng ta phải có vốn từ tương đối 
rộng và phải đã quen, sẵn có mẫu trong đầu và sử dụng tiếng Anh như tự nhiên như 
hơi thở của mình rồi chứ không đợi đến lúc đó mới nghĩ thì vừa tốn thời gian vừa 
bị gián đoạn khi nói. Cho dù tự nghĩ ra chăng nữa thì form đó cũng không chuẩn. 
Đây cũng là lý do lý giải rất nhiều người học các lớp nghe nói Tiếng Anh giao tiếp 
như vẫn bất lực trước các chủ đề của IELTS và TOEFL_iBT do các câu hỏi mang 
tính chất học thuật và chuyên ngành nhiều hơn. + Thông thường một người hiểu và 
vận dụng tốt từ và cấu trúc khoảng 3 bộ sách của TOEFL_iBT hoặc IELTS thì có 
nghĩa là người đó có khả năng làm bất kì một đề thi Tiếng Anh Du Học nào. Tốc 
độ hiểu, dịch và sử dụng của một người bình thường là 10 trang A4, (cỡ chữ 14, lề 
trái 3,5 cm, lề phải 2,5 cm, Top: 2,5cm, Bottom: 2,5 cm) là quy định chuẩn đối với 
nhân viên dịch của 1 công ty dịch thuật bất kỳ nào trên địa bàn Hà Nội hoặc thành 
phố Hồ Chí Minh. Chúng ta chỉ cần dịch được 10 trang/1 ngày thì một tháng đã có 
300 trang rồi? Cả quyển BARRON’S TOEFL_iBT (là quyển khó nhất và dầy nhất) 
cũng chỉ = 812 trang cả tựa đề và chú giải. Trung bình chỉ 2,7 tháng thì một người 
dịch tiếng Anh trung bình dịch xong. Với đơn vị 1,5 năm – 2 năm thì có thể dịch 
xong và hiểu chắc toàn bộ 8,88 ~9 quyển sách dày hơn 800 trang như BARRON’S 
TOEFL_iBT. Trong khi đó, mức độ hiểu và sử dụng nếu chú ý và có phương pháp 
ôn tập tốt thì có độ chắc về vốn từ vựng đọc hiểu và nghe hiểu rất cao. Và theo ý 
kiến cá nhân tôi thì đọc hiểu, và nghe hiểu là đầu tàu kéo toàn bộ các kỹ năng khác 
lên. + Bên cạnh đó, giữa tiếng Việt và Tiếng Anh có một khoảng cách văn hoá và 
cách sử dụng ngôn ngữ, ví dụ để biểu đạt ý: “ Cái phòng này có 5 chiếc ghế” thì 
không thể viết: “This room has five chairs” mà phải là “There are five chairs in this 
room”. Chúng ta chỉ cần san lấp khoảng cách đó thì kể như không còn khó trong 
khi dịch xuôi và ngược nữa. Tốc độ của một người dịch lành nghề đạt 12-15 
trang/1ngày. Bài viết này không phủ nhận những ưu điểm trong phương pháp 1,2 
và 3. Phương pháp 4 chỉ là gợi ý, tham khảo. Chúc các bạn thành công trong học 
tập và may mắn trong các kỳ thi. 

File đính kèm:

  • pdfap_dung_phuong_phap_day_dich_thuat_doi_voi_toefl_ibt_hoac_ielts_5893.pdf
Tài liệu liên quan