Tình trạng đa giải pháp âm vị học

Đứng trước một hiện tượng âm thanh, do những xuất phát điểm khác

nhau mà nhà âm vị học có thể có những kiễn giải riêng của mình về sự tồn

tại hiện tượng âm thanh nào đó. Ví dụ: A. de Rhodes (1651) cho rằng (qua

hệ thống chữ quốc ngữ mà ông sáng lập) các phụ âm cuối C2 đi sau các

nguyên âm trước là các âm ngạc cứng /-/ hoặc /-c/: đinh, đích. Nhưng, sau

300 năm, cũng với hiện tượng này, Đoàn Thiện Thuật và Cao Xuân Hạo lại

cho rằng đó chính là các phụ âm ngạc nói chung. Do bị ảnh hưởng bởi tính

chất trước của nguyên âm có trong vần mà những âm này đã biến thành

những âm ngạc cứng là:

/-ŋ/ → /-/; /-k/ → /-c/.

 

pdf3 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng đa giải pháp âm vị học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình trạng đa giải pháp âm vị học 
Đứng trước một hiện tượng âm thanh, do những xuất phát điểm khác 
nhau mà nhà âm vị học có thể có những kiễn giải riêng của mình về sự tồn 
tại hiện tượng âm thanh nào đó. Ví dụ: A. de Rhodes (1651) cho rằng (qua 
hệ thống chữ quốc ngữ mà ông sáng lập) các phụ âm cuối C2 đi sau các 
nguyên âm trước là các âm ngạc cứng /-/ hoặc /-c/: đinh, đích. Nhưng, sau 
300 năm, cũng với hiện tượng này, Đoàn Thiện Thuật và Cao Xuân Hạo lại 
cho rằng đó chính là các phụ âm ngạc nói chung. Do bị ảnh hưởng bởi tính 
chất trước của nguyên âm có trong vần mà những âm này đã biến thành 
những âm ngạc cứng là: 
/-ŋ/ → /-/; /-k/ → /-c/. 
Đó là hai giải pháp âm vị đối với phụ âm cuối tiếng Việt. Giải thuyết của 
A. de Rhodes cũng như giải thuyết của Đoàn Thiện Thuật và Cao Xuân Hạo, 
về mặt chân lí là ngang nhau. Nghĩa là chúng đều “đúng” như nhau, vì 
những điểm phê phán đối với A. de Rhodes về tính không nhất quán của giải 
pháp này lại không tính đến những hiện thức hoá khác nhau của các âm vị 
này ở các miền khác nhau trên đất nước. Mặt khác, người ta không nhầm lẫn 
khi ghi chữ quốc ngữ trong thực tế. Điều này chứng tỏ giá trị thực tiễn rất 
cao của giải pháp A. de Rhodes. Cũng tương tự như vậy, khi bàn về các 
nguyên am dài và ngắn trong tiếng Việt, A. de Rhodes và các nhà âm vị học 
hiện đại (Lê Văn Lí, Nguyễn Phan Cảnh, Cao Xuân Hạo, Đoàn Thiện Thuật, 
B. Emeneau, L.C. Thompson) đều cho rằng có một hiện tượng ngắn và 
dài ở giữa các nguyên âm. Ví dụ: 
/ă/ trong “ăn“ 
/a/ trong “an“ 
Tuy nhiên, Nguyễn Bạt Tuỵ lại cho rằng sự ngắn dài đó chỉ là ảo giác của 
chúng ta về nguyên âm, do chỗ nguyên âm là thành phần chứa nhiều năng 
lượng nhất, làm đỉnh của âm tiết nên hầu như tất cả các vấn đề của âm tiết 
đều tập trung ở nguyên âm. Sự khác biệt giữa /ă/ và /a/ là do sự kết hợp chặt 
hay lỏng, căng hay lơi giữa nguyên âm ấy với các phụ âm sau nó. Bằng 
chứng là, trong các âm tiết mở (khi phụ âm cuối là /zero/) không có sự đối 
lập ngắn/dài ở nguyên âm. Về mặt lí thuyết, đây là một quan điểm học thuật 
rất tiến bộ bởi vì từ những lí thuyết rất tiến bộ của Jakobson (1912) đến 
Goldsmith (1978) thì vấn đề tiếp hợp chỗ nối giữa hai âm đã tạo thành một 
đặc điểm nét khu biệt trong hệ thống nét khu biệt của âm vị học. Nét này có 
tên là laxness/tenseness(căng/lơi) hay còn gọi là nét lỏng/chặt mà các cấu âm 
nguyên âm tiếng Anh có sự thể hiện rất rõ nét. 
Ngay từ 1934, Y.R. Chao (Triệu Nguyên Nhiệm) đã nhận thức được tình 
trạng đa giải pháp này đối với một hệ thống âm vị học. Ông cho rằng: Miễn 
là các nhà âm vị học không sai phạm về các logic suy luận, còn thì các hệ 
thống âm vị học mà họ đã thiết lập cho một ngôn ngữ đều bình đẳng với 
nhau về giá trị chân lí. Việc giải pháp này là “đúng” hơn những giải pháp 
khác suy cho cùng là một sự căn cứ trên giá trị sử dụng của giải pháp đó mà 
thôi. Vì vậy, những sự phê bình những giải pháp âm vị học một cách quá 
nặng nề như cuốnNgữ âm tiếng Việt (Đoàn Thiện Thuật) là một điều rất 
không nên. Âm vị học tiếng Việt mở rộng cho rằng, mỗi một giải pháp âm vị 
học đã có đề có những hạt nhân chân lí của chúng, đều chứng tỏ một cách 
tiếp cận của nhà âm vị học đối với thực tế tiếng Việt. Vì vậy, chúng ta nên 
khai thác những điểm mạnh của giải pháp đó hơn là chúng ta phủ nhận sạch 
trơn những vấn đề âm vị học mà tiền nhân đã làm. Để có thể dung nạp được 
tất cả những ý tưởng đó, cần một khung lí thuyết âm vị học đủ bao dung và 
khai thác được khả năng ứng dụng cho từng giải pháp. Đó chính là lí do ra 
đời chuyên đề âm vị học tiếng Việt mở rộng. 

File đính kèm:

  • pdftim_hieu_ve_he_thong_trac_nghiem_anh_ngu_quoc_te_ielts_0354.pdf
Tài liệu liên quan