Thực tế sử dụng tài liệu bổ trợ tại các lớp tiếng Anh cơ bản bậc 3/6 ở khoa tiếng Anh chuyên ngành Trường đại học ngoại ngữ, Đại học Huế

Bài báo phản ánh thực tế và hiệu quả sử dụng tài liệu giảng dạy bổ trợ của giảng viên cho các

lớp tiếng Anh cơ bản bậc 3/6 ở Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học

Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các giáo trình đang sử dụng chưa đáp ứng đủ yêu cầu giảng dạy

tại khoa Tiếng Anh Chuyên ngành, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Việc sử dụng tài liệu bổ

trợ chủ yếu nhằm mục đích bổ trợ sinh viên trong kỳ thi năng lực ngoại ngữ tiếng Anh dành cho khối

sinh viên không chuyên của Đại học Huế. Ngoài ra tài liệu bổ trợ có nội dung đa dạng, hấp dẫn mang

lại những hiệu quả đáng kể trong việc dạy, học và kiểm tra đánh giá

pdf17 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tế sử dụng tài liệu bổ trợ tại các lớp tiếng Anh cơ bản bậc 3/6 ở khoa tiếng Anh chuyên ngành Trường đại học ngoại ngữ, Đại học Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TẾ SỬ DỤNG TÀI LIỆU BỔ TRỢ TẠI CÁC LỚP 
TIẾNG ANH CƠ BẢN BẬC 3/6 Ở KHOA TIẾNG ANH 
CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, 
ĐẠI HỌC HUẾ 
 Nguyễn Hà Quỳnh Như*, Hồ Hiền Quyên 
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế 
Nhận bài: 10/05/2019; Hoàn thành phản biện: 20/06/2019; Duyệt đăng: 20/08/2019 
Tóm tắt: Bài báo phản ánh thực tế và hiệu quả sử dụng tài liệu giảng dạy bổ trợ của giảng viên cho các 
lớp tiếng Anh cơ bản bậc 3/6 ở Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học 
Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các giáo trình đang sử dụng chưa đáp ứng đủ yêu cầu giảng dạy 
tại khoa Tiếng Anh Chuyên ngành, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Việc sử dụng tài liệu bổ 
trợ chủ yếu nhằm mục đích bổ trợ sinh viên trong kỳ thi năng lực ngoại ngữ tiếng Anh dành cho khối 
sinh viên không chuyên của Đại học Huế. Ngoài ra tài liệu bổ trợ có nội dung đa dạng, hấp dẫn mang 
lại những hiệu quả đáng kể trong việc dạy, học và kiểm tra đánh giá. 
Từ khóa: Tài liệu bổ trợ, tài liệu thực, kì thi năng lực ngoại ngữ, tiếng Anh không chuyên 
1. Đặt vấn đề 
 Trong những năm gần đây việc giảng dạy tiếng Anh dành cho các khối sinh viên không chuyên ngữ 
đang dần dần chiếm được sự quan tâm vượt trội từ các nhà nghiên cứu giáo dục khi trọng tâm giảng dạy 
ngoại ngữ chuyển hướng sang trang bị các kỹ năng giao tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã 
hội hiện đại. Luôn được chứng minh là một trong những yếu tố quyết định gắn liền với sự thành công trong 
giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, tài liệu giảng dạy cũng như sử dụng nguồn tài liệu 
bổ trợ để phát triển tài liệu giảng dạy thu hút khá nhiều sự quan tâm của những nhà ngôn ngữ và giáo dục 
trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. 
 Là ngôn ngữ của văn hóa, chính trị, kinh tế xã hội, tiếng Anh vẫn luôn là ngôn ngữ nhận được sự lựa 
chọn hàng đầu của các sinh viên khối không chuyên trong chương trình đào tạo ngoại ngữ của họ. Dù có 
số lượng người học khổng lồ, chất lượng của các lớp học tiếng Anh B1 - bậc 3/6 (theo khung đánh giá năng 
lực ngoại ngữ Châu Âu) ở Khoa tiếng Anh Chuyên ngành trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế phần 
lớn vẫn ở trong tình trạng chưa thật sự đạt kết quả mong muốn. Kết quả ở các kỳ thi cấp chứng chỉ đầu ra 
cho sinh viên khối lớp không chuyên vẫn chưa đạt được tỷ lệ đạt cao. Thực tế là giáo trình đang được sử 
dụng chưa đáp ứng kịp với nhu cầu cụ thể của người học cũng như người dạy trong việc truyền tải các nội 
dung kiến thức cần thiết. Để giải quyết vấn đề này, điều chỉnh và thiết kế nguồn tài liệu bổ sung sử dụng 
song song với giáo trình chính thức được xem như là biện pháp hợp lý nhất với hầu hết các giảng viên trong 
Khoa. 
Tuy nhiên, cho đến nay nhiều giảng viên vẫn còn đang gặp nhiều trở ngại trong quá trình điều chỉnh, 
bổ sung, mở rộng nguồn tài liệu giảng dạy để thay đổi môi trường dạy học đang bị thiếu tính tích cực trầm 
trọng để từng bước thỏa mãn được động cơ, nhu cầu của người học. Điều quan trọng hơn là đem nội dung 
giảng dạy và hệ thống kiểm tra đánh giá lại gần nhau hơn để việc dạy và học đạt chất lượng cao hơn cũng 
như tỷ lệ đạt chứng chỉ ngoại ngữ cho chương trình đào tạo đại học đang được áp dụng ở Đại học Huế khả 
* Email: nhqnhu@hueuni.edu.vn 
quan hơn trước. Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài “Thực tế sử dụng nguồn tài liệu bổ trợ tại các lớp tiếng 
Anh cơ bản B1 (Bậc 3/6) ở Khoa tiếng Anh Chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế”. 
Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích trả lời các câu hỏi sau đây: 
1. Tại sao giảng viên cần phải sử dụng tài liệu bổ trợ trong các lớp TACB B1? 
2. Tiêu chí lựa chọn tài liệu bổ trợ của giảng viên là gì? 
3. Việc sử dụng tài liệu bổ trợ đem lại hiệu quả như thế nào trong quá trình giảng dạy và học tập? 
Nghiên cứu này chỉ liên quan đến việc thu thập các thông tin cần thiết nhằm làm rõ thực tế sử dụng 
tài liệu bổ trợ trong các lớp tiếng Anh cơ bản B1 (bậc 3/6) ở Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành, Trường Đại 
học Ngoại ngữ, Đại học Huế hiện nay. Từ đó, vấn đề hiệu quả thu được sau khi sử dụng tài liệu bổ trợ cũng 
được xem xét nhưng chỉ trên khía cạnh nhu cầu riêng biệt của người học và nội dung của giáo trình hiện 
tại. 
2. Cơ sở lý luận 
 Tài liệu giảng dạy luôn nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của các giáo viên ở Khoa tiếng Anh chuyên 
ngành trường Đại học Ngoại ngữ. Với thực tế bất cập liên quan đến nội dung giáo trình giảng dạy và kiểm 
tra đánh giá chất lượng đầu ra của sinh viên không chuyên, cũng như việc sử dụng nguồn tài liệu bổ trợ 
ngoài giáo trình quy định ngày càng phổ biến trong các nhóm lớp tiếng Anh B1 (bậc 3/6), nhóm tác giả đưa 
ra tổng quan các vấn đề liên quan đến phát triển tài liệu, sử dụng tài liệu bổ trợ trong quá trình dạy học như 
là cơ sở lý luận của nghiên cứu này. 
2.1. Tổng quan về phát triển tài liệu trong giảng dạy ngôn ngữ 
2.1.1. Định nghĩa tài liệu dạy học 
 Là thành phần quan trọng nhất trong các chương trình ngôn ngữ. Tài liệu dạy học được hiểu như “ 
bất kỳ thứ gì được sử dụng bởi người dạy và người học để làm cho việc học một ngôn ngữ trở nên thuận 
lợi, dể dàng hơn”(Tomlinson, 1998, tr. 2) Hay nói một cách khác, chúng có thể là bất kỳ thứ gì được sử 
dụng để mở rộng kiến thức ngôn ngữ của người học. Clarke (1989) cho rằng hầu hết chúng ta quy ước tài 
liệu dạy học là sách giáo khoa. Tuy nhiên, tài liệu dạy học có thể được phân thành nhiều loại như sau: 
- Tài liệu in: sách giáo khoa, tranh ảnh, báo, tạp chí, bài tập 
- Tài liệu nghe: cát sét, đĩa CD 
- Tài liệu nghe nhìn: DVD, phim 
- Tài liệu tương tác: tài liệu bổ trợ từ các phần mềm máy tính hay các trang web 
- Tài liệu “thực tế”: những tài liệu không được soạn cho mục đích giảng dạy 
- Tài liệu sáng tạo: sách giáo khoa hoặc tài liệu đã được phát triển 
- Tài liệu được tạo bởi người dạy 
- Tài liệu được tạo bởi người học 
- Tài liệu là người học 
2.1.2. Định nghĩa Phát triển tài liệu dạy học 
Theo Tomlinson (1998, tr. 2), «Phát triển tài liệu là bất cứ thứ gì do các tác gia, thầy cô, học sinh 
tạo ra nhằm cung cấp các nguồn tư liệu ngôn ngữ đầu vào và cũng để khai thác tối đa các nguồn này một 
cách hiệu quả với người tiếp nhận nhất. Phát triển tài liệu liên quan đến tất cả các quá trình được người 
dạy tạo ra và sử dụng trong dạy học ngôn ngữ bao gồm đánh giá, điều chỉnh, thiết kế, sản xuất, khai thác 
và nghiên cứu». Như vậy có thể thấy được rằng, một giáo viên ngoại ngữ giỏi cũng chính là một người phát 
triển tài liệu dạy học từng giờ từng phút trong môi trường nghề nghiệp của họ với chỉ duy nhất một mục 
đích cải thiện, nâng cao chất lượng giảng dạy của mình thông qua sách vở, một bài hát, một mẫu chuyện, 
một bản tin hay đơn giản chỉ là một bức tranh, một câu nói. 
Quá trình phát triển tài liệu bao gồm nhiều giai đoạn, tuy nhiên, không thể thiếu hai yếu tố chính: 
Đánh giá và Điều chỉnh. 
2.1.3. Đánh giá tài liệu 
Chúng ta đều ngầm thừa nhận một quan điểm rằng đánh giá tài liệu cũng là nhiệm vụ không thể thiếu 
của các giáo viên ngôn ngữ. Bên cạnh công việc giảng dạy, thầy cô dạy ngoại ngữ cần được trau dồi thêm 
kỹ năng đánh giá tài liệu giảng dạy một cách hiệu quả. Khái niệm về đánh giá tài liệu được hiểu không 
hoàn toàn giống nhau từ các nhà giáo dục ; tuy nhiên, nói một cách phổ quát thì đánh giá tài liệu là quá 
trình thu thập và phân tích một cách có hệ thống tất cả những thông tin cần thiết liên quan đến đổi mới và 
hoàn thiện chương trình đào tạo và đánh giá tính hiệu quả của nó trong một môi trường giáo dục cụ thể. 
Tomlinson và Masuhara (2004) sử dụng thuật ngữ “đánh giá tài liệu” như là một hoạt động đo giá 
trị của các tài liệu bằng cách đưa ra những nhận xét về sự tác động của chúng dựa trên những người sử 
dụng về các mặt như: sự hấp dẩn, tính hiệu quả, sự thu hút, giá trị tiềm năng, đánh giá. 
Đánh giá sách giáo khoa 
Các vai trò quan trọng không thể chối cãi của sách giáo khoa đã được nghiên cứu một cách sâu rộng 
bởi nhiều nhà ngôn ngữ công bố các công trình trên các sách báo và tạp chí. Chẳng hạn như Hutchinson & 
Tores (1994, tr. 135) đã khẳng định rằng: “quá trình dạy-học sẽ là hoàn tất nếu nó có một cuốn sách giáo 
khoa liên quan đến nó”. Sheldon (1988) kết luận rằng “sách giáo khoa được xem là trái tim hữu hình của 
chương trình đào tạo ngôn ngữ”. Nội dung học tập được trình bày trong sách giáo khoa có thể giúp chúng 
ta đạt được những mục tiêu trong quá trình dạy và học. 
Tuy nhiên, sách giáo khoa vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Richards (2003) đưa ra ý kiến rằng 
sách giáo khoa có thể làm giáo viên trở nên kém dần đi bởi họ trước tiên phải tuân thủ mọi thứ đã được trình 
bày trong đó mà không được có bất kỳ sự thay đổi hay sáng tạo nào. Các nhà nghiên cứu khác cũng đồng tình 
với ý kiến này trên quan điểm “cho dù sách giáo khoa quan trọng bao nhiêu trong quá trình dạy học, nó chỉ 
nên đóng vai trò hỗ trợ chứ không phải là thống trị”. Richards (2003, tr. 47) cũng đã chỉ ra rằng “Từ khi các 
giáo trình thương mại hướng tới lượng độc giả rộng lớn, chúng dĩ nhiên tập trung vào các nhu cầu phổ quát 
và không thể bao quát hết các nhu cầu riêng biệt cho từng đối tượng người học”. Một quyển sách có thể rất 
ưu việt cho môi trường này nhưng chưa chắc mang lại hiệu quả ở trong một môi trường khác. 
Tóm lại, khi người dạy mở một sách giáo khoa, họ sẽ quyết định họ có nên sử dụng bài học ở trang 
đó, trong sách đó cho lớp mình dạy không. Nếu ngữ liệu, nội dung và chuỗi tiếp nối của sách phù hợp, 
người dạy dĩ nhiên sẽ muốn sử dụng. Tuy nhiên, nếu có sự không phù hợp, người dạy trong mỗi hoàn cảnh 
riêng của mình sẽ có quyết định nên làm gì tiếp theo. Do đó khi đánh giá chất lượng các hoạt động, bài tập 
trong sách giáo khoa, Garnier (2002) đã đưa ra bốn vấn đề cần được trả lời: 
- Các bài tập và các hoạt động trong sách giáo khoa có góp phần vào quá trình nhận thức tốt ngôn ngữ của 
người học hay không? 
- Các bài tập có cân bằng về dạng, bao gồm sự luyện tập đóng và mở? 
- Các bài tập có mang tính kết nối diễn tiến khi người học quay lại giáo trình không? 
- Các bài tập có tính đa dạng và có tính thách thức không? 
2.1.4. Điều chỉnh tài liệu 
Điều chỉnh tài liệu được xem như có mối quan hệ trực tiếp đến quá trình đánh giá và cũng đóng vai 
trò quan trọng trong công việc phát triển tài liệu. Theo Tomlinson (1998, tr. xi) « Điều chỉnh tài liệu là tạo 
nên những sự thay đổi đối với tài liệu giảng dạy nhằm mục đích làm cho chúng phù hợp hơn với đối tượng 
người học cụ thể nào đó ». Được xem như là một kỹ năng phát triển nghề nghiệp, điều chỉnh hay biên soạn 
tài liệu nên được khích lệ mạnh mẽ đối với giáo viên ngôn ngữ. 
Cũng như đánh giá, điều chỉnh tài liệu là một hoạt động mang tính liên tục không ngừng đối với 
người giáo viên giỏi. Thêm, bớt, xóa, chỉnh, sắp xếp lại, đơn giản hóa hay bổ sung là những kỹ thuật điều 
chỉnh nhằm làm cho tài liệu đến gần với người học hơn để chất lượng học tập cao hơn và hiệu quả hơn. 
Edge (1993) đã chỉ ra rằng tài liệu tồn tại để hỗ trợ quá trình dạy và học vì vậy chúng nên được thiết kế để 
phù hợp với đối tượng được giảng dạy và các quá trình liên quan. Tất cả giáo viên thường không phải là 
nhà thiết kế mà là cung cấp. Vì thế, người dạy tiến hành điều chỉnh tài liệu theo hướng người học. Việc 
điều chỉnh tài liệu liên quan đến thay đổi các tài liệu hiện có để chúng trở nên phù hợp cho đối tượng người 
học, người dạy và môi trường riêng biệt. Tomlinson và Masuhara (2004) đưa ra đề nghị rằng cách thức hiệu 
quả nhất để điều chỉnh tài liệu là: 
- Cần có ngân hàng các chuyên mục tài liệu khác nhau để sẳn sàng sử dụng cho quá trình điều chỉnh 
- Nên có một vài đồng nghiệp cùng nhau tiến hành công việc này, để có người chia sẽ các nguồn tài liệu, 
để cùng tham gia và đưa ra phản hồi tích cực và chính xác 
- Sẽ tốt hơn nếu quá trình điều chỉnh diễn ra trong một môi trường mà ở đó sự dánh giá, phát triển, biên 
soạn hay điều chỉnh tài liệu luôn được khích lệ và ghi nhận 
- Tài liệu đã điều chỉnh nên được xem lại và phát triển 
2.1.5. Các nguyên tắc trong việc phát triển tài liệu 
Tomlinson (1998) và Richards (2001) đã đề xuất một số nguyên tắc cơ bản trong việc phát triển tài 
liệu dạy học ngôn ngữ: 
- Tài liệu phải tạo ra được sự tác động lên người học, giúp họ cảm giác việc học dể dàng và cảm thấy tự tin 
hơn 
- Những gì được dạy phải được người học đón nhận và cảm thấy hữu ích 
- Tài liệu phải cung cấp cho người học cơ hội sử dụng ngôn ngữ mục tiêu để đạt được những mục đích giao 
tiếp. 
- Tài liệu nên đảm bảo được rằng tạo nên những tác động tích cực đến nhiều phong cách học khác nhau và 
thái độ khác nhau 
- Tài liệu nên được trao cho người học sự tự do thoải mái trong việc rèn luyện ngôn ngữ hơn là sự kiểm 
soát chặt chẽ 
Một vài điều cần được lưu ý trong việc cung cấp một tài liệu hiệu quả: 
- Dữ liệu ngôn ngữ mang tính chức năng và phải được nằm trong ngữ cảnh; thực tế và thực; được người 
học sử dụng một cách thuần thục 
- Tài liệu sử dụng trong lớp học nên bao gồm cả phần nghe và phần nhìn 
- Tài liệu cần có tính đa dạng phù hợp với các đặc điểm cá nhân người học 
2.2. Tài liệu bổ trợ trong giảng dạy ngôn ngữ 
2.2.1. Định nghĩa về tài liệu bổ trợ 
Tài liệu bổ trợ là một trong những thuật ngữ cơ bản được đề xuất bởi Tomlinson (1998) trong cuốn 
sách "Phát triển tài liệu trong giảng dạy ngôn ngữ”. Theo tác giả định nghĩa, « tài liệu bổ trợ là những tài 
liệu được thiết kế để sử dụng thêm vào tài liệu chính của một khóa học. Những tài liệu này thường liên 
quan đến phát triển các kỹ năng ngôn ngữ như Đọc, Viết, Nghe, Nói hơn là các phạm trù ngôn ngữ ». Lý 
do giáo viên sử dụng một nguồn tài liệu khác ngoài sách giáo khoa đã được McGrath (2002) chỉ ra như sau 
: 
- Một là, họ nối liền khoảng cách hay thu hẹp sự không hòa hợp giữa sách giáo khoa và chương trình đào 
tạo cũng như hệ thống kiểm tra đánh giá người học. 
- Hai là, giáo viên sử dụng nguồn bổ trợ bởi vì họ nghị rằng sinh viên cần được mở rộng nguồn tài liệu học 
tập của mình, cũng như có thêm nhiều sự luyện tập khác nữa. 
- Ba là, người dạy cần nguồn tài liệu bổ sung vào giáo trình đã có sẵn để nâng cao khả năng ngôn ngữ cũng 
như các nhu cầu cụ thể của cá nhân trong lớp học ; 
Brown (1994) thêm một lý do nữa cho việc sử dụng tài liệu bổ trợ đó là để thúc đẩy động cơ của 
người học. Richard (2003) cũng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tài liệu bổ trợ, là khi sách giáo khoa 
có một số hạn chế thì nó nên được điều chỉnh và bổ sung bằng một nguồn tài liệu khác để giúp cho việc 
dạy học trở nên phù hợp và hiệu quả hơn. 
2.2.2. Hình thức và quy trình bổ trợ 
McGrath (2002) đề xuất hai cách thức bổ trợ : 
- Một là, sử dụng nguồn tài liệu đã được xuất bản khác và phân chia lại vào trong nguồn tài liệu đang được 
sử dụng của giáo viên. Theo ông, đây là cách thức phổ biến nhất cho việc bổ trợ nguồn tài liệu. Bởi vì nó 
dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều, cho dù đôi khi vẫn có một số điều chỉnh nhỏ xảy ra (tr. 83). 
- Hai là, sử dụng nguồn tài liệu do chính người dạy thiết kế hợp thời và phù hợp với nhu cầu và sở thích 
của người học hơn giáo trình hiện tại (Block, 1991, trích dẫn trong McGrath, 2002). 
Liên quan đến quy trình chọn lựa tài liệu bổ trợ, McGrath (2002) đã xếp thành hai loại gồm Syllabus 
Driven Process và Concept Driven Process. Trong nghiên cứu này, ông theo Syllabus Driven Process khi chỉ 
ra rằng, người dạy chọn hay thiết kế nguồn tại liệu bổ trợ phù hợp sau khi họ đã biết rõ mình cần phải bổ trợ 
cho người học những gì. Hơn nữa, người dạy chọn tài liệu cho một lớp học cụ thể hay một nhóm người học 
riêng biệt nào đó đã có trong tâm trí. 
2.3. Các nghiên cứu liên quan 
Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề sử dụng nguồn tài liệu bổ trợ với mục đích tăng cường 
hiệu quả chất lượng dạy và học thông qua việc điều chỉnh, bổ sung nguồn tài liệu vì giáo trình đang được 
sử dụng chưa đáp ứng được nhu cầu, động cơ học tập trong các lớp học ngoại ngữ tiếng Anh. 
 Reddy (2013) đã chỉ ra vai trò của tài liệu bổ trợ trong việc phát triển kỹ năng ngoại ngữ của người 
học. Reddy cho rằng các nhà giáo dục có thể thiết kế những chiến lược học tập khác nhau cho những loại 
người học khác nhau và tương tự như vậy những loại tài liệu bổ trợ cho loại người học khác nhau với những 
trình độ khác nhau. Mỗi loại tài liệu bổ trọ có những đặc trưng riêng, có thể áp dụng cho tất cả các trình độ. 
Nguyễn Thị Hồng Vinh (2011) cũng đã thực hiện nghiên cứu về phát triển tài liệu bổ trợ dạy kỹ năng 
nói cho sinh viên chuyên Anh năm thứ nhất tại đại học phương Đông, kết luận rằng sách giáo khoa không 
đáp ứng yêu cầu học từ vựng, ngữ pháp và phát âm của sinh viên vì sách giáo khoa không cung cấp đầy đủ 
input. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng hầu hết sinh viên và giảng viên thích sử dụng tài liệu bổ trợ cả trên 
lớp và ở nhà. 
Watanapokakul (2011) đã thực hiện nghiên cứu về phát triển và ứng dụng tài liệu bổ trợ dành cho 
học chủ động, kết luận rằng sinh viên có thái độ tích cực về việc học chủ động tài liệu bổ trợ. Sinh viên tin 
rằng tài liệu bổ trợ mang lại hiệu quả lớn, góp phần đạt các mục tiêu giảng dạy đã đề ra. 
Nhóm các nhà nghiên cứu Chwo, Jonas, Tsai, và Chuang (2010) đã phân tích tác động của việc sử 
dụng nguồn tài liệu bổ trợ để tăng cường chiến lược học Nghe và Nói. Thông qua kiểm tra nhóm, họ đã kết 
luận rằng tài liệu bổ trợ thực sự không những nâng cao chiến lược học mà còn đem lại kết quả đầu ra của 
người học tốt hơn trước. 
Trước đó, Johansson (2006) cũng thể hiện sự hứng thú đối với tài liệu bổ trợ trong dạy học ngoại 
ngữ. Nghiên cứu của Johansson chỉ ra rằng tất cả giáo viên tại một trường trung học phổ thông tham gia 
vào nghiên cứu đều tin rằng sách giáo khoa không nên là tài liệu giảng dạy duy nhất trong lớp học, sử dụng 
sách giáo khoa không thôi sẽ làm cho giờ học nhàm chán và không tạo được hứng thú cũng như động lực 
học cho học sinh. Tài liệu bổ trợ nên được sử dụng nhiều hơn và việc sử dụng tài liệu bổ trợ cũng khác 
nhau tùy thuộc vào giáo viên, một số giáo viên tự thiết kế tài liệu bổ trợ, một số sử dụng sách và các videos 
từ nhiều nguồn khác nhau. Về phía học sinh, hầu hết đều thích sử dụng tài liệu bổ trợ hoặc sự kết hợp giữu 
tài liệu bổ trợ và sách giáo khoa. Ngoài ra tất cả học sinh đều mong muốn mình có thể ảnh hưởng đến sự 
lựa chọn tài liệu bổ trợ. 
Peacock (1997) cũng nhấn mạnh vai trò của tài liệu thực tế trong việc nâng cao động lực của người 
học ngoại ngữ. Nghiên cứu của Peacock chỉ ra rằng người học hứng thú và tham gia tích cực hơn vào bài 
học khi sử dụng tài liệu thực tế hơn là các tài liệu nhằm mục đích giảng dạy. Động lực chung của lớp học 
cũng gia tăng rõ rệt. Peacock cũng đề nghị người dạy tiếng Anh cho người trưởng thành nên cố gắng sử 
dụng tài liệu thực tế thích hợp vì chúng có thể gia tăng sự tập trung và sự hứng thú của người học. 
Tóm lại, rất nhiều nghiên cứu liên quan đến phát triển nguồn tài liệu bổ trợ đã và đang được thực 
hiện cho các mục đích khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về đo lường và đánh 
giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài liệu bổ trợ trong việc nâng cao chuẩn chất lượng đầu ra dành cho 
sinh viên khối không chuyên ở các lớp Ngoại ngữ tiếng Anh cơ bản bậc 3/6 (B1) ở Khoa tiếng Anh Chuyên 
ngành, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Đối tượng tham gia và bối cảnh nghiên cứu 
Đối tượng tham gia vào nghiên cứu này là sinh viên năm hai, năm ba và năm bốn của các trường đại 
học thành viên và khoa trực thuộc Đại học Huế đang theo học các lớp tiếng Anh bậc 3/6 tại trường Đại học 
Ngoại ngữ, Đại học Huế; và các giáo viên tham gia giảng dạy các lớp tiếng Anh bậc 3/6 tại trường Đại học 
Ngoại ngữ Đại học Huế. Tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, sinh viên có thể lựa chọn học giáo 
trình English Elements (quyển 3 và 4) hoặc giáo trình Life (pre-intermidiate). Trong số 135 sinh viên tham 
gia nghiên cứu, 80 sinh viên đến từ lớp học sử dụng giáo trình English Elements và 55 sinh viên đến từ

File đính kèm:

  • pdfthuc_te_su_dung_tai_lieu_bo_tro_tai_cac_lop_tieng_anh_co_ban.pdf
Tài liệu liên quan