Thu hút học sinh trong bài dạy từ mới

1. Khai thác câu trả lời (elicitation)

Đây là phương pháp áp dụng quá trình hỏi – đáp (elicitation) liên tục để

yêu cầu học viên tìm ra từ mới hoặc nghĩa của từ mới. Bạn có thể cho học

viên xem tranh và yêu cầu học viên đưa ra từ cho bức tranh đó.

Ví dụ:

Giáo viên đưa ra một bức tranh thác nước và hỏi:

pdf4 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 976 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thu hút học sinh trong bài dạy từ mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thu hút học sinh trong bài dạy từ 
mới 
1. Khai thác câu trả lời (elicitation) 
Đây là phương pháp áp dụng quá trình hỏi – đáp (elicitation) liên tục để 
yêu cầu học viên tìm ra từ mới hoặc nghĩa của từ mới. Bạn có thể cho học 
viên xem tranh và yêu cầu học viên đưa ra từ cho bức tranh đó. 
Ví dụ: 
Giáo viên đưa ra một bức tranh thác nước và hỏi: 
o Teacher: What is this? 
o Students: Cravats? 
o Teacher: Not exactly. Marry? 
o Students: Waterfall? 
o Teacher: Good. 
Một cách khác nữa là giáo viên có thể đưa ra từ mới và khai thác định nghĩa, 
từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, hoặc yêu cầu đưa ra các ví dụ minh họa cho từ 
mới: 
Ví dụ: 
o Teacher: What’s a national park? Anyone? 
o Students: Like Cuc Phuong? 
o Teacher: Exactly. 
2. Cá nhân hoá (personalize) từ mới 
Phương pháp cá nhân hoá là quá trình sử dụng từ mới trong ngữ cảnh có 
thật. Việc ghi nhớ từ vựng có thể được tăng cường nếu chúng được dùng để 
diễn tả những gì liên quan đến cá nhân người học. 
Một số cách cá nhân hoá từ mới: 
Ø Yêu cầu học viên sử dụng từ mới (như national park hoặc frightened) để 
lấy ví dụ về chính họ hoặc ai đó mà họ biết. Để giúp học viên dễ dàng hơn 
trong việc lấy ví dụ, giáo viên có thể cung cấp dàn ý như sau: The biggest 
national park I have ever visited .... 
Ø Yêu cầu học viên đặt ra các câu hỏi có sử dụng từ mới đó với bạn cùng 
lớp, cho học viên thời gian để trao đổi câu hỏi, viết ra câu trả lời và sau đó 
giới thiệu cho cả lớp biết. 
Ví dụ: 
o What makes you frightened? 
Ø Yêu cầu học viên tạo mạng lưới từ liên kết (association network), lấy từ 
mới là trung tâm. Công việc của học viên là nối các từ mới đó với các từ liên 
quan đến nó. Sau đó yêu cầu so sánh network các học viên lập được với 
nhau. 
Ví dụ về từ “house”: 
Ø Nếu dạy một nhóm từ vựng về các món ăn, phương tiện đi lại, công việc, 
v.v, thì yêu cầu học viên sắp xếp theo sở thích - từ thích nhất đến ít thích 
nhất. Ví dụ: Drama, thriller, musicals, western, costume, v.v. Sau đó yêu 
cầu học viên so sánh kết quả theo cặp và giải thích thứ tự sắp xếp của mình. 
3. Dạy người có cùng trình độ (peerteaching) 
Đây là phương pháp mà học viên dạy nhau học từ vựng. Bạn có thể áp dụng 
phương pháp này thông qua hoạt động fill the information gap. Đây là hoạt 
động mà thông tin được phân phối giữa các học viên theo cặp hoặc theo 
nhóm nhỏ. Để hoàn thành một bài tập (task), học viên phải trao đổi thông tin 
để điền được đầy đủ các thông tin còn thiếu (fill the information). Nếu 
thông tin bao hàm những từ mới mà chỉ một vài thành viên trong lớp biết 
nghĩa thì các học viên còn phải dạy nhau những từ mới đó. 
Hy vọng rằng ba phương pháp giảng dạy từ mới trên đây sẽ hỗ trợ giáo viên 
trong suốt quá trình giảng dạy từ mới nói riêng và dạy học nói chung để luôn 
có những giờ lên lớp thu hút học viên. Mời bạn tham khảo thêm các phương 
pháp dạy từ mới khác dưới đây: 
Những phương pháp dạy và kiểm tra từ mới 
Các thủ thuật gợi mở trong giảng dạy từ mới 
Một vài gợi ý cho giáo viên khi kiểm tra từ mới 
Ưu điểm của việc khai thác những hình ảnh ẩn dụ khi dạy từ vựng 

File đính kèm:

  • pdfthu_hut_hoc_sinh_trong_bai_day_tu_moi_0417.pdf
Tài liệu liên quan