Surface Learning versus Deep Learning

Rõ ràng, ngôn ngữ luôn đi kèm với văn hóa. Đấy là lý do vì sao mà khi Esperanto

ra đời, nó đã không thể nào trở nên thông dụng, trở thành ngôn ngữ quốc tế như

cha đẻ của nó là Ludwik Lejzer Zamenhof kỳ vọng, bởi vì đơn giản ngôn ngữ này

nó không có cội rễ, nó không có nền tảng là một nền văn hóa vậy nên nó không thể

tồn tại vững bền được.

pdf5 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Surface Learning versus Deep Learning, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Surface Learning versus Deep 
Learning 
 Rõ ràng, ngôn ngữ luôn đi kèm với văn hóa. Đấy là lý do vì sao mà khi Esperanto 
ra đời, nó đã không thể nào trở nên thông dụng, trở thành ngôn ngữ quốc tế như 
cha đẻ của nó là Ludwik Lejzer Zamenhof kỳ vọng, bởi vì đơn giản ngôn ngữ này 
nó không có cội rễ, nó không có nền tảng là một nền văn hóa vậy nên nó không thể 
tồn tại vững bền được. 
Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn nhắc nhở học sinh của mình (ở bất kỳ cấp độ 
nào) thì cũng nên học tiếng Anh theo chiều sâu (deep learning), chứ không chỉ học 
trên bề mặt (surface learning). Có nghĩa là không phải chỉ học từ thật nhiều để thi 
cho tốt, làm bài ngữ pháp thật ok để đạt điểm cao, mà quan trọng hơn em phải hiểu 
được phần nào các kiến thức về văn hóa, xã hội của ngôn ngữ mình đang học, theo 
tôi, chiều sâu của cái sự học tiếng Anh nó nằm ở chỗ đấy. 
Rõ ràng, ngôn ngữ luôn đi kèm với văn hóa. Đấy là lý do vì sao mà khi Esperanto 
ra đời, nó đã không thể nào trở nên thông dụng, trở thành ngôn ngữ quốc tế như 
cha đẻ của nó là Ludwik Lejzer Zamenhof kỳ vọng, bởi vì đơn giản ngôn ngữ này 
nó không có cội rễ, nó không có nền tảng là một nền văn hóa vậy nên nó không thể 
tồn tại vững bền được. 
Ví dụ khi học từ “beefeater” (nickname dành cho những người cảnh vệ ( Yeoman 
Warders ) ở Tháp Luân Đôn (Tower of London)), các em có thể thấy cái từ này 
“kì kì”, “hay hay” vì “người-ăn-thịt-bò” mà sao lại là “cảnh vệ”. Nếu em học theo 
kiểu “surface learning”, có nghĩa là em chỉ học đến đó thôi, em chỉ biết vậy thôi. 
Ngược lại, nếu chịu khó tìm hiểu (deep learning), em sẽ biết thêm từ này lai lịch 
được cho là bắt nguồn từ một từ tiếng Pháp là “buffetier” (“Buffetiers” là lính gác 
cung điện cho vua Pháp. Họ cũng bảo vệ đồ ăn cho nhà vua nữa). Tuy nhiên người 
ta thiên về thông tin thứ hai sau đây: Từ “beefeater” xuất hiện khi các Yeomen 
Warders tại tháp Luân Đôn được trả một phần lương bằng thịt bò và việc này tiếp 
tục cho đến tận những năm 1800. 
Vì vậy, khi các em học tiếng Anh, các em cũng nên phân biệt được “Britain” khác 
với “Great Britain” như thế nào, khác với UK (United Kingdom) ra sao và khác 
gì so với England không? Tại sao một người đến từ xứ Wales được hỏi là “Are you 
English?” thì lại cảm thấy rất offensive? (khó chịu, không thoải mái). 
Tôi hỏi ở 10 lớp tôi dạy thì 100% học sinh không thể giải thích được sự khác biệt 
đó, rằng “England thì chỉ là một nước, có thủ đô là London, còn Great Britain thì 
gồm có những 2 nước, England (với thủ đô là London), Scotland (với thủ đô là 
Edinburgh) và xứ Wales (với thủ đô là Cardiff). Great Britain được gọi tắt là 
“Britain” và là hòn đảo lớn nhất ở Châu Âu. (Tuy nhiên, có tài liệu cũng nói là 
“Britain” chỉ liên quan đến nước Anh (England) và Wales). 
Vì vậy khi em hỏi người mà em cho là đến từ khu vực “Great Britain” đó là “Are 
you British?” thì sẽ hay hơn và “an toàn” hơn là “Are you English?” vì rõ ràng 
English thì chỉ là người đến từ England thôi, còn người đến từ Wales là Welsh và 
đến từ Scotland là Scottish. 
Vậy còn UK? Tên chính thức đầy đủ của UK là The United Kingdom of Great 
Britain and Northern Ireland (Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ailen) được 
gọi tắt là (The) United Kingdom hoặc (The) UK và UK là thành viên của EU (Liên 
Minh Châu Âu) với thủ đô là London. 
Tôi hi vọng thông qua một vài chi tiết nhỏ về địa lý nước Anh này thì các bạn sẽ 
thấy hứng thú hơn với việc học tiếng Anh và luôn tâm niệm ý thức học long-life 
learning (học suốt đời) và deep learning (học theo chiều sâu). 

File đính kèm:

  • pdfdoc126_7523.pdf
Tài liệu liên quan