Sử dụng phương pháp học tập tích hợp Blended learning để đào tạo tiếng Anh theo định hướng Toeic cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Trước đây tại Việt Nam, nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức và các cơ sở đào

tạo thường sử dụng chứng chỉ tiếng Anh phân chia theo cấp độ A, B, C (chứng chỉ A,

B, C) như một tiêu chí ngoại ngữ để đưa ra quyết định về tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp

xếp nhân sự hay bố trí nhân viên tu nghiệp tại nước ngoài. Tuy nhiên, trong khoảng

08 năm trở lại đây, chứng chỉ TOEIC nổi lên như một tiêu chuẩn phổ biến hơn để đánh

giá trình độ thông thạo tiếng Anh của người lao động. Xuất phát từ thực tế đó, nhiều

trường Đại học, Cao đẳng đã lựa chọn chương trình đạo tạo tiếng Anh theo định

hướng TOEIC và bài thi TOEIC để theo dõi sự tiến bộ trong việc học tiếng Anh đối với

sinh viên theo từng học kỳ, năm học hoặc sử dụng làm chuẩn đầu ra tiếng Anh cho

sinh viên tốt nghiệp. Với những lý do đó, việc học tiếng Anh theo định hướng TOEIC

và tham dự kỳ thi TOEIC đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang kiến

thức cho sinh viên.

Sự phổ biến và tính ứng dụng rộng rãi của TOEIC trong môi trường làm việc đặt

ra một bài toán cho trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là làm thế nào để nâng cao chất

lượng chương trình giảng dạy tiếng Anh và đào tạo sinh viên theo định hướng TOEIC

nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội và của các nhà tuyển dụng. Cùng với sự

phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội lựa

chọn phương pháp Blended learning (phương pháp học tập tích hợp) với chương

trình English Discoveries để đào tạo tiếng Anh theo định hướng TOEIC cho sinh viên

đạt được hiệu quả tối ưu. Blended learning là phương pháp học tập cập nhật theo

đúng xu thế học tập của rất nhiều quốc gia trên thế giới, được nghiên cứu bởi Đại học

Cambridge và được áp dụng giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng cũng như

các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp khác. Phương pháp học tập tích hợp này là sự kết

hợp giữa việc học tương tác tại lớp học truyền thống và việc học chương trình English

Discoveries qua hệ thống online.

pdf3 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phương pháp học tập tích hợp Blended learning để đào tạo tiếng Anh theo định hướng Toeic cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
Sử dụng phương pháp học tập tích hợp Blended 
learning để đào tạo tiếng Anh theo định hướng TOEIC 
cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Applying Blended learning in TOEIC – oriented English language teaching for students 
at Hanoi Architectural University
Trần Thị Mai Phương
Tóm tắt
Bài báo trình bày sự cần thiết của việc 
đào tạo tiếng Anh theo định hướng TOEIC 
và những ưu điểm của việc áp dụng 
phương pháp học tập tích hợp Blended 
learning trong đào tạo tiếng Anh cho 
sinh viên tại trường Đại học Kiến trúc 
Hà Nội.
Từ khóa: đào tạo tiếng Anh theo định hướng 
TOEIC, phương pháp học tập tích hợp Blended 
learning 
Abstract
The article presents the necessity of TOEIC – 
oriented English language teaching as well as 
the advantages of applying Blended learning 
in English language teaching for students at 
Hanoi Architectural University.
Key words: TOEIC – oriented English language 
teaching, Blended learning 
ThS. Trần Thị Mai Phương
Trung tâm Ngoại ngữ 
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 
ĐT: 0982603566
Ngày nhận bài: 12/12/2017 
Ngày sửa bài: 04/01/2018 
Ngày duyệt đăng: 05/7/2018
1. Đặt vấn đề
Trước đây tại Việt Nam, nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức và các cơ sở đào 
tạo thường sử dụng chứng chỉ tiếng Anh phân chia theo cấp độ A, B, C (chứng chỉ A, 
B, C) như một tiêu chí ngoại ngữ để đưa ra quyết định về tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp 
xếp nhân sự hay bố trí nhân viên tu nghiệp tại nước ngoài. Tuy nhiên, trong khoảng 
08 năm trở lại đây, chứng chỉ TOEIC nổi lên như một tiêu chuẩn phổ biến hơn để đánh 
giá trình độ thông thạo tiếng Anh của người lao động. Xuất phát từ thực tế đó, nhiều 
trường Đại học, Cao đẳng đã lựa chọn chương trình đạo tạo tiếng Anh theo định 
hướng TOEIC và bài thi TOEIC để theo dõi sự tiến bộ trong việc học tiếng Anh đối với 
sinh viên theo từng học kỳ, năm học hoặc sử dụng làm chuẩn đầu ra tiếng Anh cho 
sinh viên tốt nghiệp. Với những lý do đó, việc học tiếng Anh theo định hướng TOEIC 
và tham dự kỳ thi TOEIC đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang kiến 
thức cho sinh viên.
Sự phổ biến và tính ứng dụng rộng rãi của TOEIC trong môi trường làm việc đặt 
ra một bài toán cho trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là làm thế nào để nâng cao chất 
lượng chương trình giảng dạy tiếng Anh và đào tạo sinh viên theo định hướng TOEIC 
nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội và của các nhà tuyển dụng. Cùng với sự 
phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội lựa 
chọn phương pháp Blended learning (phương pháp học tập tích hợp) với chương 
trình English Discoveries để đào tạo tiếng Anh theo định hướng TOEIC cho sinh viên 
đạt được hiệu quả tối ưu. Blended learning là phương pháp học tập cập nhật theo 
đúng xu thế học tập của rất nhiều quốc gia trên thế giới, được nghiên cứu bởi Đại học 
Cambridge và được áp dụng giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng cũng như 
các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp khác. Phương pháp học tập tích hợp này là sự kết 
hợp giữa việc học tương tác tại lớp học truyền thống và việc học chương trình English 
Discoveries qua hệ thống online.
2. Sự cần thiết của việc đào tạo tiếng Anh theo định hướng TOEIC cho sinh 
viên tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
TOEIC là gì?
TOEIC (viết tắt của Test of English for International Communication) là bài kiểm 
tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh dành cho 
những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (không phải tiếng mẹ đẻ), đặc 
biệt là những đối tượng muốn sử dụng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp và làm 
việc quốc tế. Kết quả này có hiệu lực trong vòng 02 năm và được công nhận tại nhiều 
quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Tại sao sinh viên nên học tiếng Anh theo định hướng TOEIC?
Hiện nay, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, công ty đã đưa TOEIC vào điều kiện 
tuyển dụng của mình, thay cho các bằng cấp hay chứng chỉ quốc gia chưa đánh giá 
được hết trình độ thật sự của người lao động hoặc các chứng chỉ Anh ngữ học thuật 
quốc tế như TOEFL, IELTS quá khó cho những đối tượng chỉ muốn sử dụng tiếng 
Anh giao tiếp trong công việc. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các 
doanh nhiệp và nhu cầu thực tế của xã hội, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đang nỗ 
lực đào tạo tiếng Anh theo định hướng chuẩn TOEIC. 
Sinh viên học tiếng Anh theo định hướng TOEIC và thi chứng chỉ TOEIC để có thể 
đạt đồng thời nhiều mục tiêu trong cuộc sống và sự nghiệp trong tương lai.
Trước hết, sinh viên học và thi chứng chỉ TOEIC để tốt nghiệp. Hiện nay, hầu hết 
các trường Đại học và Cao đẳng tại Việt Nam đã áp dụng chuẩn đầu ra tiếng Anh, 
TOEIC đã và đang được sử dụng làm chuẩn đầu ra tại hơn 150 trường Đại học, Cao 
đẳng, hệ thống trường nghề, cụ thể từ 300-600 điểm TOEIC tùy vào từng chuyên 
69 S¬ 31 - 2018
ngành cụ thể. Mức điểm quy định sẽ được điều chỉnh cho 
phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường nhưng không 
vượt ngoài khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để nâng cao 
dần chất lượng đào tạo tiếng Anh, trường Đại học Kiến trúc 
Hà Nội bắt đầu tiến hành áp dụng chuẩn đầu vào và chuẩn 
đầu ra theo định hướng TOEIC đối với sinh viên nhập học từ 
năm 2017 trở đi. 
Bên cạnh đó, sinh viên học và thi chứng chỉ TOEIC để 
có cơ hội tìm được một công việc tốt trong tương lai. TOEIC 
hiện đang được sử dụng rộng rãi tại hơn 150 quốc gia trên 
thế giới với hơn 7 triệu bài thi/ năm và là bài thi uy tín nhất 
được hơn 14.000 tổ chức sử dụng để đánh giá trình độ sử 
dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế. Tại Việt 
Nam, TOEIC được sử dụng làm tiêu chuẩn tuyển dụng và 
đánh giá nhân sự tại hơn 350 tập đoàn, tổng công ty, doanh 
nghiệp lớn trên toàn quốc. Điều đó giúp chúng ta nhìn rõ một 
thực tế là đối với các đơn vị sử dụng lao động, yêu cầu về 
trình độ sử dụng tiếng Anh trong công tác tuyển dụng ngày 
càng trở nên cấp bách và quan trọng. Đối với những doanh 
nghiệp này, yêu cầu về trao đổi thông tin và giao tiếp với 
khách hàng quốc tế là một yêu cầu gắn liền với chất lượng 
hoạt động kinh doanh của đơn vị. Nói cách khác, yêu cầu của 
thị trường lao động đang tiến tới một chuẩn đánh giá quốc tế, 
có độ tin cậy và uy tín cao.
Một mục tiêu không kém phần quan trọng nữa là sinh 
viên học tiếng Anh theo định hướng TOEIC và thi chứng chỉ 
TOEIC để có thể sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo và 
hữu ích trong công việc. Thi TOEIC tức là được đánh giá 
ngôn ngữ giao tiếp trong công việc một cách thực tiễn nhất, 
ngôn ngữ phục vụ hiệu quả cho mục đích giao tiếp trong 
công việc ở mọi lĩnh vực và bao gồm tất cả các kỹ năng mà 
một người làm việc trong môi trường có sử dụng tiếng Anh 
như: trao đổi công việc, thuyết trình, đàm phán, viết thư tín 
thương mại, viết email, fax,... Những kiến thức và kỹ năng 
này không chỉ giúp giải quyết công việc hiệu quả và độc lập 
hơn, mà còn hỗ trợ đắc lực trong giao tiếp và thăng tiến trong 
sự nghiệp của mỗi vị trí công việc.
Ngoài ra, sinh viên học tiếng Anh và thi chứng chỉ TOEIC 
để tiếp tục học ở bậc cao hơn. Hiện nay, ở Việt Nam, theo 
thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/05/2014 của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy chế đào tạo trình độ 
Thạc sỹ” cũng đề cập đến việc học viên được miễn đánh 
giá học phần ngoại ngữ, đủ điều kiện về ngoại ngữ khi đạt 
TOEIC 450 điểm. Trên Thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á, 
nhiều trường Đại học danh tiếng như Tokyo University (Nhật 
Bản), Seoul Uni (Hàn Quốc), AIT (Thái Lan),... sử dụng điểm 
TOEIC là một trong 3 chuẩn tiếng Anh để tuyển sinh viên 
nước ngoài đối với chương trình đào tạo ở bậc cao học và có 
rất nhiều trường dùng làm chuẩn đầu ra về tiếng Anh cho các 
chương trình đào tạo. Vì vậy, việc sở hữu chứng chỉ TOEIC 
quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia vào 
các chương trình đào tạo thạc sỹ trong và ngoài nước. 
3. Áp dụng phương pháp Blended learning (phương 
pháp học tập tích hợp) với chương trình English 
Discoveries để đào tạo tiếng Anh theo định hướng 
TOEIC cho sinh viên tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Phương pháp Blended learning là gì?
Blended learning là phương pháp học tập được nghiên 
cứu bởi Đại học Cambridge và được ứng dụng bởi rất nhiều 
tổ chức giáo dục lớn trên thế giới. Phương pháp này là sự 
kết hợp giữa việc học tương tác tại lớp học truyền thống và 
việc học qua hệ thống online. Với sự phát triển mạnh mẽ của 
Internet và công nghệ smartphone, Blended learning là sự 
lựa chọn tối ưu cho sinh viên cơ hội được học tiếng Anh mọi 
lúc, mọi nơi, đồng thời vẫn đảm bảo tính tương tác của việc 
học ngoại ngữ. Sự kết hợp cả hướng dẫn trên lớp truyền 
thống và môi trường kỹ thuật số tạo nên một trải nghiệm học 
tập thích hợp với mỗi cá nhân, hiệu quả hơn, kết quả thu 
được tốt hơn.
 Thay đổi phương pháp giảng dạy
Blended learning là một sự thay đổi đáng kể so với 
phương pháp giảng dạy truyền thống. Theo Hiệp hội Quốc tế 
về học trực tuyến iNACOL, môi trường Blended learning có 
các đặc điểm sau:
- Sự thay đổi phương pháp giảng dạy, lấy sinh viên làm 
trung tâm thay vì giảng viên như trước đây, sinh viên sẽ trở 
nên năng động và tương tác nhiều hơn.
- Sự tăng tính tương tác giữa giảng viên với sinh viên, 
giữa sinh viên với sinh viên, giữa sinh viên với nội dung kiến 
thức và giữa sinh viên với các nguồn bên ngoài.
- Cơ chế hình thành và tổng kết đánh giá cho giảng viên 
và sinh viên.
Trong chương trình English Discoveries, mục “curriculum” 
giúp quản lý và tùy chỉnh tiến trình học tập của học viên, tích 
hợp với chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy 
hiện có.
Lớp học có tính tương tác cao
Sau thời gian tự học qua hệ thống online hàng ngày, buổi 
học tương tác offline tại lớp chính là thời gian các học viên có 
cơ hội sử dụng những gì mình đã học vào những tình huống 
thực tế. Lớp học với quy mô nhỏ, do đó sinh viên được tạo 
điều kiện tối đa để tương tác và thực hành với giảng viên và 
các sinh viên còn lại trong lớp thông qua các hoạt động và 
chủ đề giao tiếp hấp dẫn.
Cá nhân hóa việc học tập
Sự tăng cường môi trường kỹ thuật số cùng với một lớp 
học có giảng viên hướng dẫn có thể đưa đến một trải nghiệm 
học tập cá nhân hóa và hiệu quả hơn cho người học. Ví dụ 
như bằng việc cung cấp các học liệu online, sinh viên có thể 
dành khoảng thời gian mà các em cảm thấy cần thiết cho 
một chủ đề nào đó, mà không bị giới hạn bởi các tiết học 
trên lớp hay cảm giác ngại với các bạn cùng lớp. Ở nhà, một 
sinh viên có thể nghe đi nghe lại một file nhiều lần cho đến 
Hình 1. Ưu điểm của việc sử dụng phương pháp 
Blended learning với chương trình English 
Discoveries để đào tạo tiếng Anh theo định hướng 
TOEIC cho sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
70 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
khi hiểu. Với tác động của công nghệ, chương trình blended-
learning cho phép sinh viên có thể học với tiến độ của mình, 
sử dụng phương pháp học tập phù hợp, nhận được phản hồi 
thường xuyên và kịp thời về kết quả của mình, chia sẻ kinh 
nghiệm để việc học tập đạt chất lượng ngày càng cao hơn. 
Sự đa dạng của các nguồn học tập của chương trình 
English Discoveries trong môi trường Blended learning 
cũng đảm bảo rằng sinh viên thu nhận được kiến thức theo 
phương pháp mà các em thấy phù hợp và ưa thích. Ví dụ, 
sinh viên có thể nghe online một bài đọc được giao. Những 
sinh viên miễn cưỡng đến lớp có thể trả lời blog.
Công tác ngoài lớp học
Để tăng cường tương tác với các bạn cùng lớp, sinh viên 
có thể cộng tác hoặc nói với những người học và chuyên gia 
ở bất cứ đâu. Giảng viên có thể bổ sung bài giảng trên lớp 
hoặc thảo luận thông qua “forum”. Sinh viên cũng có thể học 
hỏi lẫn nhau trong thời gian làm việc nhóm hoặc ngoài giờ 
học. Theo nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, người học 
ngoại ngữ sẽ phải tiếp xúc với một từ hoặc cụm từ ít nhất 5 
đến 16 lần để có thể sử dụng như với tiếng mẹ đẻ. Vì thế, 
việc được tiếp xúc với tiếng Anh chuẩn hàng ngày chính là 
chìa khóa để có thể nói tiếng Anh một cách chính xác và lưu 
loát. Nhờ sự kết hợp giữa việc học online và offline, thời gian 
mà sinh viên tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội được tiếp 
xúc với tiếng Anh chuẩn sẽ được tối đa hóa. Sinh viên không 
chỉ được hướng dẫn trực tiếp bởi giảng viên trong những 
hoạt động thú vị trên lớp học mà còn được luyện phản xạ 
qua việc trả lời các câu hỏi từ các bài nghe và luyện phát âm, 
cải thiện ngữ điệu qua việc thu âm và bắt chước giọng của 
người bản xứ.
Tăng trách nhiệm và quản lý người học
Lợi ích khác của học chương trình English Discoveries 
trong môi trường học tập Blended learning là tăng trách 
nhiệm và quản lý người học. Với nhiều sinh viên, khả năng 
lựa chọn học những gì, tiếp cận như thế nào với một chủ đề, 
học lúc nào và ở đâu có thể làm nên sự khác biệt. Các nguồn 
tài nguyên sẵn sàng 24/7, tài liệu học trên lớp và bài tập về 
nhà cũng làm cho sinh viên có trách nhiệm hơn với việc học 
tập của mình. Chương trình English Discoveries cung cấp 
hệ thống báo cáo trong mục “reports” chi tiết và đa dạng để 
giám sát tiến độ học tập của sinh viên một cách đầy đủ nhất.
Thay đổi mô hình
Thay vì chỉ giảng dạy tiếng Anh theo kiểu lớp học truyền 
thống, mô hình tích hợp Blended learning với chương trình 
English Discoveries sẽ tăng mức độ hào hứng của sinh viên 
và đem lại những kết quả tích cực, bao gồm:
- Khả năng cá nhân hóa các hoạt động học tập.
- Khả năng phối hợp các công cụ kỹ thuật số để khuyến 
khích sinh viên học tập và sáng tạo.
- Các cách thức để nắm được kết quả của sinh viên trong 
thời gian nhất định và đưa ra những phản hồi thường xuyên 
và kịp thời.
- Nhiều cơ hội hơn để giúp đỡ sinh viên khi các em cần 
bất cứ lúc nào và ở đâu.
Bằng cách giám sát và theo sát quá trình học tập của sinh 
viên thông qua chương trình English Discoveries, giảng viên 
sẽ lên kế hoạch bài giảng một cách trau chuốt và tinh tế hơn, 
đưa ra hướng dẫn mà mỗi sinh viên cần. Kết quả là giảng 
viên sẽ tập trung nhiều nhất vào vấn đề: Sinh viên học được 
gì và ứng dụng nó như thế nào?
4. Kết luận
Việc áp dụng phương pháp Blended learning với chương 
trình English Discoveries online để đào tạo tiếng Anh theo 
định hướng TOEIC cho sinh viên tại trường Đại học Kiến trúc 
Hà Nội không chỉ góp phần nâng cao chất lượng chương 
trình giảng dạy tiếng Anh, thay đổi mô hình học tập tăng hứng 
thú cho sinh viên mà còn đào tạo tiếng Anh cho sinh viên đạt 
chuẩn TOEIC quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của xã 
hội và của các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối 
ưu khi áp dụng phương pháp Blended learning trong giảng 
dạy tiếng Anh theo định hướng TOEIC, giảng viên tiếng Anh 
phải đầu tư nhiều công sức trong việc soạn bài giảng công 
phu và dành nhiều thời gian hơn cho việc quản lý và theo dõi 
sát sao quá trình học tập của sinh viên. Giảng viên giảng dạy 
theo phương pháp Blended learning không chỉ đơn thuần giỏi 
về chuyên môn và khả năng sư phạm mà còn phải có khả 
năng sử dụng công nghệ cao trong giảng dạy. Vì thế, giảng 
viên tiếng Anh không những chú trọng nâng cao chuyên môn 
mà còn phải luôn cập nhật xu thế mới của công nghệ thông 
tin hiện đại. Bên cạnh đó, giảng viên đóng vai trò quan trọng 
trong việc hướng dẫn cho sinh viên phương pháp tự học, 
học nhóm, học tập và trao đổi qua mạng nhằm giúp sinh viên 
có kỹ năng cần thiết để học tập tiếng Anh theo phương pháp 
Blended learning đạt hiệu quả cao./.
T¿i lièu tham khÀo
1. Nguyễn Lương Ngọc, “Dùng TOEIC để chuẩn hóa trình 
độ sử dụng tiếng Anh của sinh viên không chuyên tại Đại 
học Ngân hàng, T.P HCM”, tham luận tại Hội thảo Đào 
tạo tiếng Anh trong các trường Đại học không chuyên ngữ 
(2008).
2. Feng Yu, Các nghiên cứu về bài thi TOEIC – công cụ đánh 
giá năng lực sử dụng tiếng Anh, tham luận tại Hội thảo 
ĐHQG T.P HCM (2016).
3. Đoàn Hồng Nam, Chuẩn đánh giá quốc tế trong đào tạo 
tiếng Anh với giáo dục đại học tại Việt Nam, tham luận 
tại Hội thảo Đào tạo tiếng Anh trong các trường đại học 
không chuyên ngữ (2008).
4. Harvey Simgh (2003), Building effective blended learning 
program, Issue of Educational Technology, Volume 43, 
Number 6.

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_phuong_phap_hoc_tap_tich_hop_blended_learning_de_dao.pdf
Tài liệu liên quan