Soạn một bài test hay - Nhiệm vụ bất khả thi?

Một bài test chất lượng sẽ cung cấp được những thông tin đáng tin cậy về kỹ

năng của học viên và đảm bảo tính công bằng trong kiểm tra. Có hai cách

giúp bạn kiểm định xem bài test nào đó có chất lượng hay không. Cách thứ

nhất là suy nghĩ xem bạn cảm thấy thế nàosau khi tiến hành kiểm tra. Liệu

kết quả kiểm tra có phản ánh những gì bạn biết về trình độ hiện tại của học

viên không? Cách thứ hai là trực tiếp hỏi học viên xem họ có nhận xét gì về

bài test đó. Học viên sẽ nói ngay cho bạn biết những câu hỏi nào họ thấy

không phù hợp hay không quen thuộc.

pdf5 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Soạn một bài test hay - Nhiệm vụ bất khả thi?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn một bài test hay - nhiệm vụ bất 
khả thi? 
Một bài test chất lượng sẽ cung cấp được những thông tin đáng tin cậy về kỹ 
năng của học viên và đảm bảo tính công bằng trong kiểm tra. Có hai cách 
giúp bạn kiểm định xem bài test nào đó có chất lượng hay không. Cách thứ 
nhất là suy nghĩ xem bạn cảm thấy thế nàosau khi tiến hành kiểm tra. Liệu 
kết quả kiểm tra có phản ánh những gì bạn biết về trình độ hiện tại của học 
viên không? Cách thứ hai là trực tiếp hỏi học viên xem họ có nhận xét gì về 
bài test đó. Học viên sẽ nói ngay cho bạn biết những câu hỏi nào họ thấy 
không phù hợp hay không quen thuộc. 
 Dưới đây là những đặc điểm cụ thể của một bài test chất lượng: 
 (1) Tính giá trị: Một bài test chất lượng phải kiểm tra được những gì người 
ra đề muốn kiểm tra. Nếu câu hỏi trong bài kiểm tra nghe quá phức tạp thì 
nó sẽ trở thành bài kiểm tra khả năng đọc hiểu của học viên chứ không phải 
là một bài kiểm tra kỹ năng nghe của họ. Tương tự, một bài kiểm tra kiến 
thức văn hoá của học viên không thể kiểm tra khả năng đọc hiểu văn bản của 
họ. 
 (2) Độ tin cậy: Một bài kiểm tra chất lượng phải cho kết quả đồng nhất tại 
những lần thi khác nhau. Nếu điều kiện kiểm tra không thay đổi thì những 
nhóm học viên khác nhau ở cùng một trình độ tiếng Anh phải có kết quả 
kiểm tra tương tự. Tuy nhiên, một bài kiểm tra viết có thể thiếu tin cậy vì 
việc đánh giá bài viết mang nặng tính chủ quan, phụ thuộc khá nhiều vào 
người chấm, đặc biệt là khi có nhiều người chấm trong một kỳ thi có đông 
thí sinh. Vì vậy, nếu bạn muốn đảm bảo độ tin cậy của một đề kiểm tra viết, 
hãy lập một thang điểm chi tiết cho việc đánh giá bài thi của học viên. 
Tương tự, việc đánh giá cho điểm bài thi vấn đáp cũng khá chủ quan. Bạn 
chỉ có thể đảm bảo độ tin cậy của bài thi vấn đáp khi giám khảo có cùng một 
thái độ với tất cả các thí sinh. Chắc chắn kết quả sẽ thiếu chính xác khi giám 
khảo có thái độ thân thiện với một số thí sinh trong khi đối với các thí sinh 
khác họ lại khắt khe. Ngoài ra, việc đảm bảo điều kiện thi cử không thay đổi 
cũng góp phần khiến độ tin cậy của bài test đó tăng lên. 
 (3) Ảnh hưởng của việc kiểm tra đối với học viên: Bạn cũng cần lưu ý 
những ảnh hưởng của các bài test lên học viên. Liệu bài test đó có làm cho 
học viên lo lắng quá mức không? Liệu các câu hỏi trong đề có quen thuộc 
với học viên? Điều này rất quan trọng vì nếu một học viên chưa bao giờ làm 
dạng bài điền từ vào chỗ trống trong một đoạn văn thì chắc chắn bài test đó 
không thể phản ánh chính xác khả năng thực tế của người đó. Giải pháp cho 
vấn đề này là sử dụng những dạng câu hỏi quen thuộc với học viên và giảm 
tối đa gây áp lực cho học viên về việc kiểm tra. Bằng cách trên, bạn có thể 
giảm những ảnh hưởng tiêu cực của bài test đối với học viên. 
 (4) Tính đa dạng: Một đặc điểm khác khiến bài test chất lượng là có sự đa 
dạng về loại hình kiểm tra và nội dung thú vị. Sự đa dạng trong loại hình 
kiểm tra sẽ đảm bảo sự chú ý của học viên và hạn chế tối đa sự mệt mỏi và 
buồn tẻ của thí sinh khi một bài test lặp đi lặp lại theo một dạng cố định. 
 (5) Độ khó: Một đặc điểm quan trọng tiếp theo của một bài test chất lượng 
là bài test đó phải có độ khó phù hợp với trình độ học viên. Bạn chỉ có thể 
xác định được điều này sau khi đã tiến hành kiểm tra và nghiên cứu kết quả 
thu được. Thông thường, nếu tất cả mọi thí sinh đều làm được 90% bài kiểm 
tra thì bài test đó quá dễ. Ngược lại, nếu tất cả thí sinh chỉ làm được 10% thì 
bài test đó thuộc diện quá khó. Đối với những bài test có kết quả không 
thuộc hai mốc trên, bạn có thể tiến hành phân tích theo những bước sau: 
 · Chấm điểm tất cả bài làm và chia chúng thành ba nhóm: cao, trung bình và thấp. 
· Ghi chú lại xem mỗi câu hỏi có bao nhiều thí sinh trong nhóm điểm 
cao và thấp trả lời đúng (tạm thời bỏ qua nhóm trung bình). Để xác định 
được mức độ khó bạn cần tính toán đôi chút. Chọn câu hỏi cần kiểm tra 
độ khó, cộng số thí sinh trong nhóm điểm cao và nhóm điểm thấp có câu 
trả lời đúng. Sau đó lấy số trên chia cho tổng số thí sinh của cả hai nhóm 
(điểm cao và thấp). Nếu kết quả là 90% thì câu hỏi đó quá dễ. Nếu kết 
quả thấp hơn 30% thì câu hỏi đó thuộc diện quá khó. 
· Hãy nhớ rằng nếu hầu hết các câu hỏi trong bài test đều cho kết quả 
30-40% hoặc 80-90% thì đề kiểm tra đó cần được soạn lại. 
· Bước cuối cùng là bỏ đi những câu hỏi quá dễ hoặc quá khó. 
 Độ khó của một câu hỏi có thể liên quan tới việc nội dung của nó đã được đề cập trên 
lớp chưa hoặc nó có giúp bạn xác định đươc mức độ hiểu câu hỏi của học viên hay 
không. Theo Richard Frost, giáo viên Hội đồng Anh quá trình ra để kiểm tra 
tiếng có những bước sau: 
 · Quyết định loại hình kiểm tra (mức độ thành thạo hay sự tiến bộ của 
học viên) 
· Lập danh sách những phần kiến thức/ kỹ năng mà bài test sẽ kiểm tra 
· Suy nghĩ về độ dài, hình thức của bài test. 
· Tìm những ngữ liệu nguồn thích hợp 
· Cân nhắc độ khó của mỗi phần trong bài kiểm tra theo độ quan trọng 
của mảng kiến thức mà phần đó kiểm tra cũng như khoảng thời gian cần 
thiết để hoàn thành phần đó. 
· Viết câu hỏi 
· Viết phần đề bài và ví dụ mẫu 
· Quyết định mức điểm cho từng phần 
· Làm đáp án 
· Lập thang điểm đánh giá cho những câu hỏi mang tính chủ quan 
· Tổ chức thi thử để kiểm tra độ tin cậy cũng như tính giá trị của bài 
test. 
· Kiểm tra lại bài test và đáp án 
· Sau khi tổ chức kiểm tra, phân tích kết quả thu được và quyết định 
xem sẽ bỏ hay giữ lại phần nào trong bài test đã soạn. 
 Việc phân tích kết quả kiểm tra sẽ cung cấp thông tin về mức độ hiệu quả 
của việc giảng dạy trên lớp cũng như đánh giá chất lượng của bài kiểm tra 
đó. Ngoài ra, việc đánh giá bài kiểm tra một cách cẩn thận cũng sẽ giúp giáo 
viên hoàn thiện kỹ năng ra đề. Chúc bạn soạn được những đề kiểm tra chất 
lượng. 

File đính kèm:

  • pdfsoan_mot_bai_test_hay_826.pdf
Tài liệu liên quan