Phản hồi của sinh viên về việc ứng dụng phần mềm schoology để đánh giá quá trình kỹ năng nghe

Nhiều nghiên cứu hiện nay về những biến đổi từ mô hình lớp học truyền thống sang lớp học

kết hợp đã được thực hiện và thu nhận được nhiều kết quả ý nghĩa trên nhiều phương diện khác nhau.

Vì vậy, nhận thức được những lợi ích của các công cụ công nghệ, và vai trò của đánh giá quá trình đối

với giáo dục, bài báo này trình bày kết quả khảo sát phản hồi của sinh viên khoa Tiếng Anh tại Đại học

Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với việc ứng dụng Schoology nhằm đánh giá quá trình kỹ năng Nghe. Dữ

liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn sau đó được phân tích và trình bày dưới dạng

bảng và trích dẫn. Kết quả cho thấy rằng hầu hết sinh viên khẳng định vai trò của hệ thống quản lý học

trực tuyến trong việc nâng cao kỹ năng học tập theo nhóm và độc lập nhằm củng cố kiến thức. Tuy

nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự ngăn trở đối với sinh viên là do những khó khăn về kỹ năng

máy tính và giao tiếp trong nhóm

pdf13 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phản hồi của sinh viên về việc ứng dụng phần mềm schoology để đánh giá quá trình kỹ năng nghe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC ỨNG DỤNG 
PHẦN MỀM SCHOOLOGY ĐỂ ĐÁNH GIÁ 
QUÁ TRÌNH KỸ NĂNG NGHE 
Trần Thị Thanh Thảo*; Lê Thị Hồng Phương 
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế 
Nhận bài: 04/07/2019; Hoàn thành phản biện: 22/08/2019; Duyệt đăng: 25/12/2019 
Tóm tắt: Nhiều nghiên cứu hiện nay về những biến đổi từ mô hình lớp học truyền thống sang lớp học 
kết hợp đã được thực hiện và thu nhận được nhiều kết quả ý nghĩa trên nhiều phương diện khác nhau. 
Vì vậy, nhận thức được những lợi ích của các công cụ công nghệ, và vai trò của đánh giá quá trình đối 
với giáo dục, bài báo này trình bày kết quả khảo sát phản hồi của sinh viên khoa Tiếng Anh tại Đại học 
Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với việc ứng dụng Schoology nhằm đánh giá quá trình kỹ năng Nghe. Dữ 
liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn sau đó được phân tích và trình bày dưới dạng 
bảng và trích dẫn. Kết quả cho thấy rằng hầu hết sinh viên khẳng định vai trò của hệ thống quản lý học 
trực tuyến trong việc nâng cao kỹ năng học tập theo nhóm và độc lập nhằm củng cố kiến thức. Tuy 
nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự ngăn trở đối với sinh viên là do những khó khăn về kỹ năng 
máy tính và giao tiếp trong nhóm. 
Từ khóa: Đánh giá quá trình, hệ thống quản lý học trực tuyến, phương pháp học tập kết hợp 
1. Mở đầu 
 Trong những năm gần đây, nhiều trường đại học đã áp dụng phương pháp học tập kết hợp giữa lớp học 
truyền thống và lớp học trực tuyến (Garrison & Vaughan, 2008). Nghiên cứu về phương pháp học tập, 
Bransford và cộng sự (2000) đã kết luận rằng môi trường học tập tốt là môi trường thiên về phương pháp lấy 
người học, kiến thức và kiểm tra, đánh giá làm trung tâm. Tuy nhiên, làm thế nào để áp dụng phương pháp 
học tập kết hợp vào quá trình dạy và học hiệu quả là một câu hỏi mà nhiều nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục 
nghiên cứu. Ngày nay, nhiều nghiên cứu về những biến đổi từ mô hình lớp học truyền thống sang lớp học kết 
hợp đã được thực hiện và thu nhận được nhiều kết quả ý nghĩa trên nhiều phương diện khác nhau. 
Nghiên cứu của Baleni (2015) được thực hiện tại trường Đại học ở Eastern Cape nhằm nghiên cứu 
đánh giá quá trình trực tuyến được thực hiện như thế nào trong quá trình dạy và học cũng như những lợi ích 
gì được mang lại cho người dạy và học. Nghiên cứu thu thập số liệu thông qua bảng câu hỏi đối với giáo viên 
và sinh viên về đánh giá quá trình dưới sự hỗ trợ công cụ trực tuyến (Blackboard) được thực hiện như thế nào. 
Nhiều phương pháp kiểm tra, đánh giá kết hợp với các công cụ trực tuyến như thảo luận nhóm, bài kiểm tra 
khách quan được sử dụng. Theo kết quả nghiên cứu, lợi ích mà người học nhận được bao gồm nâng cao tinh 
thần gắn kết của sinh viên trong hoạt động trực tuyến, đưa và nhận phản hồi nhanh chóng, tính linh hoạt về 
thời gian và không gian nhằm nâng cao chất lượng những hoạt động kiểm tra, đánh giá, đồng thời người dạy 
có thể giảm đi thời gian chấm điểm và tiết kiệm được các chi phí quản lý khác. 
Ở môi trường học Việt Nam, Nguyễn Việt Anh (2017) đã tiến hành nghiên cứu tại một trường Đại 
học Việt Nam nhằm xây dựng một mô hình kết hợp lớp học truyền thống và trực tuyến chú trọng vào kiểm 
tra đánh giá định kỳ ở mức độ môn học nhằm phân tích và đánh giá tác động của những ứng dụng công 
nghệ như một đột phá trong việc đánh giá định kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hoạt động đánh giá 
định kỳ hiệu quả hơn khi được hỗ trợ bởi công nghệ ví dụ như hệ thống quản lý giáo dục trực tuyến. Nghiên 
* Email: tttthao_dhnn@hueuni.edu.vn 
cứu này đã mở ra khả năng sử dụng mô hình học kết hợp lấy đánh giá định kỳ làm trung tâm ở cấp độ môn 
học bằng cách sử dụng kết hợp hệ thống quản lý giáo dục trực tuyến với phương pháp giảng dạy truyền 
thống. 
Năm 2017, nghiên cứu được thực hiện bởi McCarthy (2017) nhằm tìm hiểu về mức độ hài lòng của 
mô hình đánh giá quá trình ở bậc đại học. Kinh nghiệm chia sẻ từ người học cho thấy rằng hầu hết người 
học phản hồi tích cực với việc đưa ra nhận xét, phản biện cho bạn mình, đồng thời nhận lại những nhận xét, 
góp ý từ nhiều nguồn khác nhau. Một điều dễ hiểu là những nhận xét từ người dạy vẫn là hình thức đánh 
giá quá trình phổ biến nhất được sử dụng trong cả hai khóa học bởi vì người học vẫn xem người dạy là 
những chuyên gia trong lĩnh vực đó, cũng như là người đánh giá chính đối với bài tập của họ, vì vậy ý kiến 
của người dạy vẫn được chú trọng hơn. Đối với nhận xét từ những bạn đồng môn, hầu hết sinh viên yêu 
thích đưa và nhận góp ý thông qua ứng dụng The Café. Nhận xét từ người học ở môi trường trực tuyến 
thông thường chi tiết, mang tính phản biện hơn những nhận xét tại lớp, và cũng thống nhất với những tiêu 
chí đánh giá hơn. Nhiều sinh viên cảm thấy không thoải mái khi tham gia góp ý cho bạn mình trực tiếp trên 
lớp về bài làm của họ, vì vậy những đóng góp trực tiếp trên lớp chỉ nên chú trọng vào những ý kiến tổng 
quát hơn là phân tích sâu về chất lượng bài làm của bạn đồng môn. Tuy nhiên, sinh viên cảm thấy thoải mái 
hơn khi tham gia đóng góp ý kiến về công việc của bạn mình ở môi trường học trực tuyến. Điều này phù 
hợp với ý kiến của Rambe (2012) rằng tương tác giữa hai người học cùng ở môi trường trực tuyến có thể 
vượt qua được những rào cản như là khó khăn về ngôn ngữ, hay những rào cản về mặt xã hội. 
 Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá luôn được xem là một trong những hoạt động quan trọng trong 
quá trình dạy và học. Khi nhắc đến việc kiểm tra, đánh giá, hầu hết người học và dạy thường nghĩ đến 
những căng thẳng của kỳ thi cuối kỳ, hoặc những áp lực của những điểm số. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu 
đã chỉ ra rằng việc đánh giá quá trình thực sự cần thiết trong việc giảng dạy ngôn ngữ (Gattullo, 2000; 
Hwang & Chang, 2011; Lawton et al, 2012). Người ta đã nhận thức được những tác động tích cực từ việc 
đánh giá quá trình tiến hành song song với quá trình học của sinh viên, tuy nhiên những nghiên cứu trong 
những năm gần đây cho thấy kiểm tra, đánh giá vẫn còn phụ thuộc nhiều vào đánh giá tổng kết. Nguyên 
nhân đa phần là do việc quản lý hoạt động đánh giá quá trình khá phức tạp, và khó thực hiện hiệu quả. Tuy 
nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin như hiện nay thì việc dạy và học ngôn 
ngữ cần được phát triển theo hướng chú trọng vào đánh giá quá trình dưới sự hỗ trợ của hệ thống quản lý 
trực tuyến nhằm giảm bớt áp lực thi cử cho người học, cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy, 
nghiên cứu này sẽ giới thiệu mô hình kết hợp lớp học truyền thống và lớp học trực tuyến nhằm đánh giá 
quá trình dựa trên hỗ trợ của ứng dụng Schoology. Mô hình sẽ đưa ra những hoạt động đa dạng trong khóa 
học nhằm đánh giá, nhận xét quá trình với hy vọng có thể nhận được những phản hồi tích cực từ người học 
và đồng thời đánh giá vai trò của công nghệ thông tin nói chung trong việc đánh giá quá trình nhằm đạt 
được những mặt tích cực trong học tập. Đồng thời, nghiên cứu hy vọng góp phần khuyến khích, phát triển 
việc ứng dụng đánh giá quá trình dưới sự hỗ trợ hệ thống quản lý trực tuyến cụ thể là phần mềm Schoology 
không chỉ đối với Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, mà còn đối với những khoa 
thành viên trong trường. 
2. Cơ sở lý luận 
2.1. Kiểm tra, đánh giá quá trình 
Đánh giá quá trình được thiết kế nhằm kiểm soát những phát triển của người học và nhằm cung cấp 
những nhận xét và hỗ trợ cho quá trình học (Black & William, 1998). Đánh giá quá trình có thể giúp người 
học xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình, và chú trọng vào những lĩnh vực cần cải thiện nhiều hơn. 
Vì vậy, đánh giá quá trình có thể giúp người dạy xác nhận những lĩnh vực mà người học đang cần giúp đỡ, 
và chỉ ra những vấn đề kịp thời. Đánh giá quá trình bao gồm nhiều quá trình đánh giá được người dạy sử 
dụng trong suốt quá trình dạy và học nhằm nâng cao kết quả của người học. Nó chủ yếu bao gồm nhận xét 
định tính chú trọng vào những sản phẩm của người học, và cung cấp những cơ hội nhằm phát triển hơn nữa 
những sản phẩm đó (Huyta, 2010). Đánh giá quá trình không được tính điểm, ngược lại, đánh giá tổng kết 
nhằm quản lý kết quả cuối cùng, tổng kết những sản phẩm của người học tại một thời điểm nhất định và là 
một hoạt động được tính điểm (Shepard, 2005). 
Đánh giá quá trình thông thường được xem là một hoạt động ý nghĩa trong quá trình học trong nhiều 
trường đại học, và những nhận xét này là một phần quan trọng trong quá trình kiểm tra, đánh giá trong khía 
cạnh nâng cao chất lượng người học (Lunt & Curran, 2010; Nicol, Thomson, Breslin, 2014). Hơn nữa, 
những nhận xét chất lượng và hợp lý trong đánh giá quá trình là một nhân tố quan trọng để cải thiện quá 
trình học đồng thời phát triển mối quan hệ giữa người dạy - người học, giữa người học với nhau (Crook, 
Mauchline, Maw et al., 2012; Irons, 2008). Gould và Day (2013) nhận định rằng những nhận xét, đánh giá 
hợp lý từ người dạy sẽ cung cấp những nền tảng để phát triển tính tự lập của người học. Merry và Orsmond 
(2008) chỉ ra rằng những nhận xét, đánh giá nên gắn bó mật thiết với những hoạt động mà người học đã 
thực hiện được dựa trên phương diện khách quan, các tiêu chí đánh giá và những tiêu chuẩn có sẵn (Nicol 
& MacFarlane-Dick, 2006), và cũng nên đúng thời điểm, chi tiết, cụ thể. Mặc dù những nghiên cứu gần 
đây đã phác thảo tầm quan trọng của nhận xét chất lượng và đúng thời điểm, nhưng cách thức đưa ra nhận 
xét, đánh giá hiệu quả cũng như việc gắn liền người học vào quá trình kiểm tra, đánh giá vẫn được coi là 
một trong những khó khăn chung ở nhiều nơi trên thế giới (Crook et al, 2012; Merry & Orsmond, 2008). 
Đối với nhiều người học hiện nay, những nhận xét, đánh giá dường như được cung cấp quá muộn, quá mơ 
hồ, và không thống nhất. Đối với người dạy, việc đưa ra nhận xét, đánh giá quá trình là một quá trình lặp 
lại và thông thường rất mất thời gian, đặc biệt trong những lớp có số lượng lớn học viên. Vì vậy đưa ra 
đánh giá quá trình hợp lý, hiệu quả là một hoạt động không dễ để đạt được. Trong nghiên cứu của mình 
vào năm 2004 về những điều kiện để kiểm tra, đánh giá hỗ trợ quá trình học, Gibbs và Simpson đã đưa ra 
sáu yếu tố có thể giúp nhận xét, đánh giá có thể ảnh hưởng tích cực đến sản phẩm của người học: 
- Đánh giá phải đầy đủ, thường xuyên, và chi tiết; 
- Đánh giá phải chú trọng vào việc thể hiện của người học, vào quá trình học của họ, và vào những hoạt 
động dưới sự kiểm soát của người học hơn là chính bản thân người học; 
- Đánh giá cần được thực hiện đúng lúc; 
- Đánh giá phải phù hợp với mục tiêu, với những tiêu chí của việc kiểm tra, đánh giá; 
- Đánh giá phải phù hợp với nhận thức của người học đối với quá trình học, đối với kiến thức và đối với 
ngữ cảnh; 
- Đánh giá phải được quan tâm và thực hiện sau đó. 
2.2. Mô hình kết hợp lớp học truyền thống và lớp học trực tuyến (Blended learning) 
Sự phát triển không ngừng của Internet đang đưa chúng ta đến với những sự đổi mới và kết hợp những 
môi trường học mới trong giáo dục đại học đương thời. Việc kết hợp môi trường học tập trực tuyến vào khung 
chương trình đang dần trở nên phổ biến. Từ những hệ thống quản lý giáo dục chính quy và có tính xây dựng 
sẵn như Moodle hoặc Blackboard, cho đến những mạng xã hội như Facebook, Twitter và Flickr, nhiều trường 
đại học trên thế giới đang kết hợp việc học trực tuyến vào khóa học của họ, sử dụng phương pháp kết hợp lớp 
học truyền thống và lớp học trực tuyến được gọi tắt là phương pháp học tập kết hợp. Phương pháp học tập 
này là một hệ thống ở đó người học tương tác với tài liệu khóa học, với người dạy và với bạn cùng học thông 
qua môi trường học tập truyền thống và trực tuyến (Graham, 2006). Phương pháp học tập kết hợp được xem 
như là một bước chuyển biến mang tính đột phá (Garrison & Vaughan, 2008) như một kết quả của những hệ 
thống tiếp cận trực tuyến đang ngày càng gia tăng ở các trường đại học, và bởi vì nó có thể đưa ra tương tác 
với người học trong những lớp học với số lượng sinh viên lớn tốt hơn thông qua môi trường học tập linh hoạt 
hơn (Gedik, Kiraz & Ozden, 2013). Phương pháp này đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong giáo 
dục trên nhiều lĩnh vực khác nhau (Pektas & Gurel, 2014); tuy nhiên để tạo ra được môi trường kết hợp hiệu 
quả không phải đơn giản chỉ là sự kết hợp giữa môi trường học tập trực tuyến và học tập truyền thống trong 
một khóa học. Vì vậy xem xét mục đích học tập của khóa học là gì, và chọn lọc cẩn thận môi trường học tập 
trực tuyến hợp lý nhất là điều cần thiết. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất một mô hình khóa học chú trọng vào đánh giá quá trình 
bằng cách sử dụng lớp học truyền thống kết hợp với hệ thống quản lý giáo dục trực tuyến (Learning 
Management System), cụ thể là Schoology. Schoology là hệ thống quản lý giáo dục trực tuyến phù hợp với 
giáo dục phổ thông nhằm cải thiện, kiểm tra, đánh giá kiến thức của người học, thúc đẩy môi trường học 
hợp tác, và hình thành phương pháp học mang tính cá nhân. Mặc dù ngày nay nhiều giao diện giáo dục trực 
tuyến được sử dụng đối với giáo dục đại học, Schoology được lựa chọn vì giao diện đơn giản, thân thiện 
với người học và người dạy, hệ thống chấm điểm tự động, bàn luận trực tuyến theo nhóm được xem là đặc 
biệt thích hợp đối với người học chưa có nhiều kinh nghiệm học trực tuyến như sinh viên năm 1, đối với 
lớp học kỹ năng ngôn ngữ, và đối với mục đích kiểm tra, đánh giá quá trình. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
 Để đạt được mục đích nghiên cứu như đã được nêu trên, chúng tôi đề xuất những câu hỏi nghiên cứu 
như sau: 
1. Mức độ hài lòng của sinh viên đối với việc sử dụng phần mềm Schoology trong việc đánh giá quá trình 
đối với giảng dạy kỹ năng Nghe cho sinh viên năm 1 được thể hiện như thế nào? 
2. Những khó khăn sinh viên gặp phải khi sử dụng phần mềm Schoology trong việc đánh giá quá trình đối 
với kỹ năng Nghe cho sinh viên năm 1 là gì? 
Khách thể nghiên cứu là 60 sinh viên chuyên ngữ năm 1 tham gia học kỹ năng Nghe ở Khoa Tiếng 
Anh, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đã sử dụng ứng dụng hệ thống quản lý giáo dục Schoology 
trong việc hỗ trợ kiểm tra, đánh giá định kỳ trong học kỳ II năm học 2017-2018. 
 Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất một mô hình khóa học chú trọng vào đánh giá quá trình bằng 
cách sử dụng lớp học truyền thống kết hợp với hệ thống quản lý giáo dục trực tuyến, cụ thể là Schoology. 
Những yếu tố được sử dụng để xây dựng mô hình khóa học bao gồm chương trình học, hoạt động học, lộ trình 
học và kiểm tra, đánh giá. Chương trình học bao gồm 15 tuần học, và bao gồm nhiều hình thức đánh giá quá 
trình khác nhau như bài tập nghe hàng tuần, bài kiểm tra hàng tháng, và hoạt động nhóm. 
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và định tính. Đối với 
phương pháp nghiên cứu định lượng bảng hỏi khảo sát được phát cho sinh viên nhằm khảo sát về mức độ 
hài lòng về việc ứng dụng chương trình học chú trọng vào việc đánh giá quá trình dưới sự hỗ trợ của hệ 
thống quản lý trực tuyến (Schoology). Đối với phương pháp nghiên cứu định tính, phỏng vấn cá nhân được 
thực hiện đối với 5 sinh viên nhằm hiểu sâu hơn về những phản hồi của sinh viên cũng như những khó khăn 
và vấn đề gặp phải trong khi ứng dụng phần mềm Schoology vào việc đánh giá quá trình từ góc nhìn của 
người học ngôn ngữ. 
4. Kết quả nghiên cứu 
 Các kết quả có được của nghiên cứu này được chia ra làm ba phần chính: (1) phản hồi của sinh viên 
đối với hoạt động nhóm, (2) phản hồi của sinh viên đối với bài tập hàng tuần và bài kiểm tra hàng tháng, 
(3) những khó khăn đối với việc ứng dụng Schoology trên phương diện người học. 
4.1 Hoạt động nhóm trên Schoology (Group discussion) 
4.1.1. Nguồn tài liệu và tính tương tác trong hoạt động nhóm 
Căn cứ vào Biểu đồ 1, 70% (42 trên 60) sinh viên đồng ý với ý kiến “Tôi cảm thấy được trải nghiệm 
với nhiều thể loại tài liệu khác nhau trong kỹ năng Nghe”. Tuy nhiên, đối với ý kiến “Khi làm việc theo 
nhóm, tôi cảm thấy dễ dàng giao tiếp với các bạn trong nhóm”, 65% sinh viên bày tỏ phản hồi trái chiều và 
trung tính đối với ý kiến trên. Những kết quả ở Biểu đồ 1 thể hiện rằng đa số người tham gia nghiên cứu có 
phản hồi tích cực đối với nguồn tài liệu được chia sẻ trong nhóm nhằm hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ của 
người học, tuy nhiên chưa thực sự đánh giá cao đối với tính tương tác khi học tập và tham gia đánh giá quá 
trình ở Schoology. 
 Biểu đồ 1. Phản hồi của sinh viên về nguồn tài liệu và tính tương tác trong hoạt động nhóm 
 Thông qua kết quả khảo sát định lượng từ phỏng vấn cá nhân, 3 trong số 5 sinh viên chia sẻ rằng hoạt 
động nhóm mang tính tương tác cao nhằm góp phần vào việc xây dựng môi trường học tập thân thiện trong 
lớp học, đồng thời phát triển kỹ năng giao tiếp, học hỏi lẫn nhau. Tuy nhiên, rào cản về kỹ năng giao tiếp 
và lo ngại về khác biệt trình độ khiến người học chưa thực sự tự tin trong giao tiếp đối với hoạt động nhóm. 
Ngoài ra, một sinh viên tham gia phỏng vấn đánh giá cao tính đa dạng của nguồn tài liệu được chia sẻ trong 
hoạt động nhóm, ví dụ như đa dạng về thể loại, nội dung, và nhiều ngữ điệu khác nhau của tiếng Anh trên 
thế giới. 
4.1.2. Góp ý từ những người cùng học, và tiếp nhận góp ý từ bạn cùng học (feedback receipt & 
production) 
Đối với tiêu chí đưa ra và tiếp nhận phản hồi từ bạn cùng lớp, dựa vào những phản hồi của sinh viên 
gần như tương đồng đối với ý kiến tích cực, trung tính, và tiêu cực, điều này cho thấy rằng không có phản 
hồi rõ ràng đối với khía cạnh này. Kết quả thể hiện ở Biểu đồ 2 cho thấy rằng người học chưa thật sự cảm 
nhận tích cực đối với hoạt động đưa ra và tiếp nhận phản hồi giữa người học cùng. 
Biểu đồ 2. Phản hồi của sinh viên về việc đưa ra, và tiếp nhận góp ý từ những người cùng học 
4.1.3. Phát triển ngôn ngữ 
[]
(5%)
[]
(8%)
[]
(8%)
[]
(30%)
[]
(17%)
[]
(27%)
[]
(53%)
[]
(17%)
[]
(17%)
[]
(18%)
N G U Ồ N T À I LIỆ U
T Í N H T Ư Ơ N G T Á C
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
[]
(14%)
[]
(15%)
[]
(17%)
[]
(20%)
[]
(25%)
[]
(18%)
[]
(25%)
[]
(22%)
[]
(28%)
[]
(23%)
[]
(23%)
[]
(27%)
[]
(18%)
[]
(15%)
[]
(10%)
T ÍNH HIỆU QUẢ
T ÍNH LIÊN T ỤC
T ÍNH HỌC HỎI CAO
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường
Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Dựa vào số liệu từ Biểu đồ 3 có thể nhận thấy rằng người học đánh giá cao lợi ích của hoạt động 
nhóm đối với sự phát triển ngôn ngữ của mình, đặc biệt không những đối với kỹ năng chính là kỹ năng 
Nghe mà còn đối với kỹ năng phụ là kỹ năng Viết. Mặc dù 65% người tham gia vào nghiên cứu có phản 
hồi tích cực hơn đối với kỹ năng Nghe, số lượng sinh viên cảm nhận được lợi ích của hoạt động nhóm đối 
với việc phát triển kỹ năng Viết cũng khá lớn (50%). Người tham gia phỏng vấn chia sẻ rằng họ cần phải 
giao tiếp với bạn cùng nhóm bằng tiếng Anh thông qua những phản hồi, góp ý trong nhóm nên điều đó giúp 
họ cải thiện được kỹ năng Viết của mình. 
Biểu đồ 3. Phản hồi của sinh viên về phát triển khả năng ngôn ngữ 
4.2. Bài tập hằng tuần/ Bài kiểm tra hằng tháng 
4.2.1. Nguồn tài liệu 
Bảng 1 cho thấy rằng 73% sinh viên đánh giá cao vai trò của bài tập hàng tuần đối với việc cung cấp 
nguồn tài liệu học tập cần thiết giúp cho sinh viên rèn luyện và nâng cao kỹ năng Nghe liên tục và thường 
xuyên trong suốt học kỳ. Bên cạnh đó, 75% người tham gia nghiên cứu khẳng định rằng chức năng được 
nghe lại nhiều lần trong bài tập hàng tuần giúp người học có thể rèn luyện kỹ năng Nghe theo đúng trình 
độ của mình. Ngoài ra, 62% sinh viên đồng ý với quan điểm cho rằng nguồn tài liệu trong bài tập hàng tuần 
góp phần xây dựng môi trường rèn luyện kỹ năng Nghe ít áp lực hơn so với hoạt động Nghe trên lớp và 
54% sinh viên chia sẻ rằng bài tập hàng tuần và kiểm tra hàng tháng giúp người học thích nghi với định 
dạng của bài kiểm tra và bài thi học kỳ. 
[]
(9%)
[]
(5%)
[]
(10%)
[]
(7%)
[]
(31%)
[]
(23%)
[]
(43%)
[]
(54%)
[]
(7%)
[]
(11%)
KỸ NĂNG V

File đính kèm:

  • pdfphan_hoi_cua_sinh_vien_ve_viec_ung_dung_phan_mem_schoology_d.pdf