Ngữ pháp tiếng Hàn - Phần 3

Lưu ý:

* Dạng phủ định sẽ được kết hợp với gốc động từ trước khi kết hợp với mẫu câu `-()려고

하다', không kết hợp phủ định với động từ `하다' trong mẫu câu.

책을 사려고 해요. Tôi không định mua quyển sách đó

( 책을 사지 않으려고 해요)

* Tuy nhiên, thì quá khứ thì lại không gắn vào gốc động từ mà kết hợp với động từ `하다'

trong mẫu câu.

책을 사려고 했어요. Tôi đã không định mua quyển sách đó rồi

* Mẫu câu này chủ yếu dùng cho ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2

Ví dụ:

- 시험을 붙으려고 밤을 새워 공부합니다: Học suốt đêm để vượt kỳ thi

- 돈을 빌리려고 은행에 들렸습니다: Ghé ngân hàng để vay tiền

- 부산에 가려고 기차를 탓어요: Lên tầu để đi Busan.

- 부모님께 드리려고 선물을 샀어요: Mua quà để tặng bố mẹ

pdf12 trang | Chia sẻ: jinkenedona | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ pháp tiếng Hàn - Phần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tính từ có âm đuôi kết thúc tương đương với hoặc đuôi 
kết thúc là các nguyên âm khác nguyên âm “아, 오” 
–였다가 Dùng khi đuôi động từ kết thúc là 하다 (했다가) 
Cấu trúc: 
친구가 왔습니다 + 갔습니다  친구가 왔다가 갔습니다 (Bạn đến và đi rồi) 
문을 열였습니다 + 닫았습니다  문을 열었다가 닫았습니다 (Cửa mở rồi 
đóng lại) 
약속을 했습니다 + 취소 했습니다  약속을 했다가 취소 했습니다 (Hẹn 
rồi lại huỷ) 
Lưu ý: 
* Có khi hành động phía sau biểu thị kết quả, lý do của hành động phía trước. 
- 음주운전했다가 벌금을 냈어요: Uống rượu rồi lái xe nên bị phạt 
- 친구 집에 가다가 비디오를 봤어요: Tới nhà bạn xem video 
Ví dụ: 
- 비가 그쳤다가 다시 와오: Mưa tạnh rồi lại rơi 
- 주문 했다가 취소 했어요: Đã đặt rồi lại huỷ 
- 입원했다가 퇴원했어요: Nhập viện rồi lại ra viện 
- 단어를 외웠다가 잊어버렸어요: Học thuộc từ mới rồi lại quên mất 
12. Động từ, tính từ + (을/ㄹ)수록 
Biểu hiện hành động hoặc động tác câu/vế trước đưa ra phát triển theo chiều hướng tiếp tục. 
Có nghĩa: càng, hơn nữa 
–ㄹ수록 Dùng khi động/tính từ có đuôi kết thúc là nguyên âm hoặc phụ âm ㄹ 
–을수록 Dùng khi động từ, tính từ có đuôi kết thúc là phụ âm (trừ phụ âm ㄹ) 
Cấu trúc: 
잡니다 + 피곤합니다  잘수록 피곤합니다 (Càng ngủ càng mệt) 
읽습니다 + 재미있습니다  읽을수록 재미 있습니다 (Càng đọc càng thấy 
hay) 
Lưu ý: 
* Cũng có thể dùng cấu trúc “–(으)면 –(으)ㄹ수록” để nhấn mạnh ý càng… càng… 
- 자면 잘수록 피곤해요: Càng ngủ càng thấy mệt 
- 읽으면 읽을수록 재미 있어요: Càng đọc càng thấy hay 
Ví dụ: 
- 돈이 많으면 많을수록 아껴야 합니다: Càng nhiều tiền càng phải tiết kiệm 
- 힘들수록 더 힘을 냅시다: Càng mệt càng nên cố gắng 
- 보면 볼수록 예뻐요: Càng nhìn càng thấy đẹp 
- 지위가 높을수록 겸손해야 합니다: Chức vị càng cao càng phải khiêm tốn 
13. Động từ + 도록 
* Nghĩa 1 - Biểu thị ý nghĩa mức độ nào đó hoặc chỉ mục đích, phương hướng của hành động 
của câu văn phía trước. Có nghĩa: để cho, để 
* Nghĩa 2 - Chỉ mức độ hoặc giới hạn của hành động câu văn phía trước. Có nghĩa: đến nỗi, 
đến mức 
Cấu trúc: 
이해 할수있습니다 + 가르쳐 주세요  이해할수있도록 가르쳐주세요: Hãy 
dạy cho tôi có thể hiểu được (Nghĩa 1) 
어제 밤이 새도록 공부했습니다: Tối qua tôi học suốt đêm (Nghĩa 2) 
Lưu ý: 
* Có lúc mang ý nghĩa: làm cho, để cho, đến nỗi, khiến cho 
- 유리르 깨지지 안도록 조심하세요: Cẩn thận đừng để kính bị vỡ 
Ví dụ: 
- 편히 쉬도록 방해하지 맙시다: Để yên cho anh ấy ngủ, đừng quấy rầy (Nghĩa 1) 
- 경기에 이기도록 노력합시다: Chúng ta hãy cố gắng lên, đừng để thua (Nghĩa 1) 
- 배가 터지도록 많이 먹어요: Ăn cho tới vỡ bụng (Nghĩa 2) 
- 2달 지나도록 아무소식이 없어요: Hai tháng rồi chẳng có tin tức gì (Nghĩa 2) 
14. Động từ, tính từ + 아(어/여)야 
Là cấu trúc liên kết, đi liền với động từ, tính từ, câu/vế trước là tiền đề, vế sau là kết quả. 
Có nghĩa: phải… thì mới… 
Cấu trúc: 
공부를 합니다 + 시험을 잘 봅니다  공부를 해야 시험을 잘 봅니다 (Có 
học mới thi tốt được) 
돈이 많습니다 + 유학을 갈 수있습니다  돈이 많아야 유학을 갈수 
있습니다 (Có nhiều tiền mới đi du học được) 
Lưu ý: 
* Nếu vế sau, câu sau có ý nghĩa phủ định thì có nghĩa là “아무리 –아(어/여)도” – dù… thế 
nào thì cũng… 
- 아무리 노력해도 소용이 없습니다: Dù có nỗ lực thế nào thì cũng không có kết 
quả 
* Nếu kết hợp với 만 và 지 ý nghĩa của câu văn được nhấn mạnh hơn. 
- 노력해야지(만) 성공할 수있어요: Phải nỗ lực mới thành công được 
* Nếu kết hợp với cấu trúc –았(었/였) thì có ý nghĩa hối hận. 
- 노력했어야 합격했을 텐데요: Nếu mà nỗ lực thì thi đỗ rồi 
* Nếu –아(/어/여)야 kết hợp với 하다, 되다 thì có ý nghĩa bắt buộc, nghĩa vụ. Có thể dịch 
là: phải 
- 독서를 많이 해야 됩니다: Phải đọc sách nhiều mới được 
Ví dụ: 
- 날씨가 좋아야 농사가 잘 됩니다: Thời tiết tốt mới thu hoạch tốt 
- 이 약을 먹어야 몸이 회복됩니다: Phải uống thuốc này thì mới hồi phục 
- 아무리 약을 먹어야 효과가 없어요: Có uống thuốc cũng chẳng có kết quả gì 
- 고향에 갔어야 그 친구를 남났을 텐데요: Nếu về quê thì đã được gặp bạn ấy 
rồi 
15. Động từ +자마자 
Kết hợp với động từ biểu hiện hành động vế/câu trước vừa kết thúc thì lập tức xuất hiện hành 
động của vế/câu sau. 
Có nghĩa: Ngay sau khi… 
Cấu trúc: 
영화가 끝납니다 + 집에 갑니다  영화가 끝나자마자 집에 갑니다 (Xem 
phim xong là tôi về nhà ngay) 
자리에 앉습이다 + 전화를 합니다  자리에 앉자마자 전화를 합니다 (Vừa 
ngồi xuống là có điện thoại) 
Ví dụ: 
- 저녁 식사를 끝내자마자 잠을 잡니다: Ăn tối xong là ngủ ngay 
- 편지를 받자마자 읽었습니다: Nhận được thư là đọc luôn 
- 도착하자마자 연락하세요: Đến nơi là liên lạc ngay 
- 꽃이 피자마자 졌어요: Hoa vừa nở đã tàn 
16. Động từ, tính từ + 거든 
 Danh từ + (이) 거든 
Là hình thức liên kết, chỉ điều kiện ở vế trước, có nghĩa: như, nếu như, giả như, nếu là…, có 
xu hướng đi liền với mệnh lệnh thức như “으십시오”, “ㅂ시다”. 
Cấu trúc: 
결혼을 합니다 + 연락하세요  결혼을 하거든 연락하세요 (Nếu lập gia đình 
thì liên lạc với tôi nhé) 
값이 쌉니다 + 많이 삽시다  값이 싸거든 많이 삽시다 (Giá rẻ nên chúng 
ta mua nhiều vào) 
감기/배탈 입니다 + 약을 드세요  감기/배탈 이거든 약을 드세요 (Nếu bị 
cảm cúm/đau bụng thì hãy uống thuốc) 
Lưu ý: 
* Có xu hướng kết hợp với mệnh lệnh thức 으십시오, ㅂ시다. 
- 피곤하거든 쉬세요/쉽시다: Nếu mệt thì hãy nghỉ/thì cùng nghỉ 
* Có xu hướng kết hợp với 겠, 려고하다, ㄹ 것이다 trong câu trần thuật. 
- 방학이 되거든 아르바이트를 하겠어요/하려고 해요/할 거예요: Nếu nghỉ hè 
tôi sẽ đi làm thêm/muốn làm thêm/ chắc sẽ đi làm thêm. 
* Cũng có thể thay thế 거든 bằng 으면 được, nhưng trong cấu trúc 거든 thì vế trước được 
xác định và vế sau được giới hạn về mặt thời gian. 
- 바다에 가거든 배를 타겠어요  바다에 가면 배를 타겠어요: Nếu đi biển 
sẽ đi bằng tàu 
Trong trường hợp sau, chúng ta không thể thay thế ngược lại được. 
- 바다에 가면 기분이 좋을 텐데  바다에 가거든 기분이 좋을 텐데. (sai) 
Chú ý: không nhầm lẫn giữa đuôi kết thúc câu 그든(요) (phần B mục 12) với hình thức liên 
kết câu 거든. 
Ví dụ: 
- 그 사람을 믿거든 의심하지 마세요: Nếu tin anh ấy thì đừng nghi ngờ 
- 고향에 가거든 부모님께 드리겠어요: Nếu về quê thì đưa cho mẹ (Nghĩa 2) 
- 많이 피곤하거든 먼저 가서 쉬세요: Nếu mệt thì về nghỉ trước đi 
- 물이 끓거든 라면을 넣읍시다: Nước sôi rồi thì cho mỳ vào đi 
G. Đại từ – 대명사 
Đại từ trong tiếng Hàn không biểu hiện một khái niệm hay một sự vật cụ thể mà nó là từ biểu 
thị sự thay thế cho khái niệm hay sự vật cụ thể đó. Nhìn chung, đại từ tiếng Hàn được chia 
làm 3 loại lớn: đại từ nhân xưng (인칭 대명사), đại từ chỉ định (지시 대명사) và đại từ nghi 
vấn (의문 대명사). 
1. Đại từ nhân xưng (인칭 대명사) 
Đại từ nhân xưng trong tiếng Hàn biểu hiện mức độ tôn kính đặc trưng. Mức độ tôn kính đó 
được dùng tuỳ theo thứ bậc trong giao tiếp xã hội. 
인칭 ngôi 계층 mức độ 단수 số ít 복수 số nhiều 
1 인칭 ngôi thứ 
nhất (người nói) 
평칭 bình thường 나/내 우리(들) 
겸칭 khiêm tốn 저/제 저희(들) 
2 인칭 ngôi thứ hai 
(người nghe) 
평칭 bình thường 너/네 너희(들) 
존대 tôn trọng 선생, 당신 선생(들) 
3 인칭 ngôi thứ ba 
(người khác) 
평칭 bình thường 이/그/저 사람 이/그/저 사람들 
존대 tôn trọng 이/그/저 분 이/그/저 분들 
Ví dụ: 
그분들이 저희에게 길을 물었습니다. Những vị ấy đã hỏi đường chúng tôi 
나는 내 구두를 샀어요. Tôi đã mua đôi giày của tôi. 
선생은 저에게 한국말을 가르칩니까? Anh dạy tôi tiếng Hàn được không? 
Lưu ý: 
* Khi đại từ nhân xưng 나, 저, 너 kết hợp với tiểu từ để làm chủ ngữ trong câu thì chúng 
tuần tự đuợc quy ước kết hợp như sau: 
나는 = 내가 저는 = 제가 너는 = 네가 
Đây là những hình thức kết hợp bất biến. Nghĩa là không có những hình thức kết hợp như 
sau: 
나가, 내는, 저가, 제는, 너가, 네는 
2. Đại từ chỉ định (지시 대명사) 
Đại từ chỉ định 이/그/저 thường phải gắn với một danh từ hay một từ loại nào đó kèm theo 
sau. Trong đó 이 chỉ cái rất gần với người nói (có nghĩa là: này); 그 chỉ cái hơi gần với cả 
người nói và người nghe, hoặc chỉ cái được nói đến ở câu trước (có nghĩa là: đó, ấy) và 저 
chỉ cái hoàn toàn ở xa với cả người nói và người nghe (có nghĩa là: kia) 
Cấu trúc: 
이/사람: 이 사람 (Người này). 
그/연필: 그 연필 (Cái bút chì đó). 
저/새: 저 새 (Con chim kia) 
Ví dụ: 
- 그 신문 좀 주세요: Cho tôi xin tờ báo ấy 
- 이 선물을 받으세요: Hãy nhận lấy món quà này! 
- 저 병원이 유명합니까?: Bệnh viện kia có nổi tiếng không? 
- 그 음식이 이름이 뭐예요?: Món ăn đó tên là gì nhỉ? 
3. Đại từ chỉ vật 이것/그것/저것 
Là những đại từ chỉ định nhằm thay thế cho sự vật được đề cập đến. Có thể dùng cho tất cả, 
trừ người và địa điểm. Có nghĩa: cái này/cái đó/cái kia … 
Cấu trúc: 
이것을 살까요? (Có mua cái này không?) 
- 예, (그것을) 삽시다. 
그것이 맛있어요? (Món kia có ngon không?) 
- 예, (이것이) 맛있어요. 
저것을 버릴까요? (Vứt cái kia đi nhé?) 
- 예, (저것을) 버립시다 
Lưu ý: 
* Khi dùng ở dạng số nhiều thì thêm 들 vào phía sau: 이것들 những cái này, 그것들 
những cái đó, 저것들 những cái kia. 
- 이것들은 모두 좋은 물건입니다. Tất cả những cái này đều là đồ tốt 
- 이들은/이 분들은 모두 좋은 사람입니다. (Những người này/những vị này đều 
là người tốt) 
* Trong một số trường hợp (nhất là trong văn nói), các đại từ này thường được rút gọn khi kết 
hợp với một số tiểu từ theo dạng sau: 
이것이  이게 이것은  이건 
이거을  이걸 그것이  그게 
그것은  그건 그것을  그걸 
저것이  저게 저것은  저건 
저것을  저걸 
* 이, 그, 저 không chỉ kết hợp với 것 mà nó còn có thể kết hợp với danh từ chỉ loại khác. 
 그 녀: cô ấy 이 분: vị này 
 저 책꽂이: giá sách kia 
Ví dụ: 
- 이것이 싸요? 저것이 싸요?: Mua cái này không? Mua cái kia không? 
- 그것 좀 빌려 주세요: Hãy cho tôi mượn cái đó. 
- 이것과 저것을 바꿀까요?: Anh muốn đổi cái này và cái kia à? 
- 그것도 몰라요?: Cái đó không biết sao? 
4. Đại từ chỉ nơi chốn 여기/거기/저기 (đây/đó,/kia) 
Là đại từ chỉ định nhằm thay thế cho một nơi chốn, vị trí, địa điểm nào đó. Có nghĩa: chỗ này, 
nơi này/chỗ đó, nơi ấy/chỗ kia, ở kia 
Cấu trúc: 
여기가 도서관이에요? Đây là thư viện phải không? 
네, 거기가 도서관이에요. Vâng đó là thư viện 
거기에서 옷을 팝니까? Ở chỗ đó có bán quần áo không? 
여기에서 옷을 팝니다. Ở đây có bán quần áo 
저기가 시청입니까? Ở kia là toà thị chính phải không? 
네, 저기가 시청입니다. Vâng, kia là toà thị chính 
Lưu ý: 
* Cũng có khi được dùng làm trạng từ trong trường hợp 여기저기– Có nghĩa là: chỗ này chỗ 
nọ, đó đây 
여기저기(에) 사람이/교회가 참 많아요. (Đây đó có thật là nhiều người/nhà thờ) 
* Trong một số trường hợp, một số đại từ thường được rút gọn khi kết hợp với một số tiểu từ 
theo dạng như sau: 
 여기는  여긴 여기를  여길 
 거기는  거긴 거기를  거길 
 저기는  저긴 저기를  저길 
Ví dụ: 
- 여기(에) 앉아도 됩니까?: Ngồi chỗ này có được không? 
- 거기(에) 가본 적이 있어요?: Anh đã bao giờ đến chỗ đó chưa? 
- 저기까지 뛰어 갑시다: Hãy chạy lại đằng kia 
- 여기서부터 거기까지 얼마나 걸려요?: Từ đây đến chỗ đó mất bao lâu? 
5. Đại từ nghi vấn 누구/누가 (ai/là ai) 
Đại từ nghi vấn, chỉ người, dùng để hỏi khi không biết về họ tên, nghề nghiệp và quan hệ. Có 
nghĩa: ai, là ai? 
Cấu trúc: 
누구를 만나요? (Cậu gặp ai?) 
- 언니를 만나요. 
누구예요? (Ai đấy?) 
- 친구예요. 
Lưu ý: 
* Khi dùng với tiểu từ chủ ngữ 가 thì được rút gọn thành 누가. 
누구가 [누구 + 가] 갑니까? (sai)  누가 [누 + 가] 갑니까? (đúng) 
Ví dụ: 
- 누구의 모자예요?: Mũ của ai vậy? 
- 누구와 같이 시내에 갔어요?: Đi cùng với ai vào trong thành phố? 
- 누굴 만날 거예요?: Cậu sẽ gặp ai? 
- 누가 편지를 가다립니까?: Cậu đang chờ thư ai vậy? 
6. Đại từ nghi vấn 어디 (ở đâu/nơi nào) 

File đính kèm:

  • pdfngu_phap_han_xeng_03_3672.pdf
Tài liệu liên quan