Ngôn ngữ học với việc dạy học Tiếng Pháp

2012 là năm Khoa Ngôn ngữ và

Văn hoá Pháp, Trường Đại học Ngoại

ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, trước

kia là Khoa tiếng Pháp, Trường Đại

học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội kỉ

niệm 50 năm thành lập (1962 - 2012).

Nhân dịp này, chúng tôi muốn nói về

những đóng góp quan trọng của ngôn

ngữ học vào việc giảng dạy tiếng Pháp,

trong đào tạo giáo viên tiếng Pháp để

phục vụ nhu cầu của đất nước từ ngày

thành lập Khoa đến nay.

Từ phương pháp giảng dạy truyền

thống đến đường hướng hành động:

Lịch sử phát triển các phương

pháp dạy ngoại ngữ của loài người đã

trải qua hơn 5000 năm, đã đạt được

nhiều kết quả tích cực, phục vụ nhu

cầu giao tiếp, trao đổi, quan hệ hợp

tác kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo

dục giữa các quốc gia trên thế giới.

Ở Việt Nam, tiếng Pháp là di sản của

hơn 80 năm Pháp thuộc (1858 - 1945)

và là một trong 6 ngoại ngữ được dạy

trong hệ thống giáo dục phổ thông:

Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng

Trung, tiếng Nhật và tiếng Đức

pdf4 trang | Chia sẻ: maianh78 | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngôn ngữ học với việc dạy học Tiếng Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy ngoại ngữ 
trên thế giới. 
Phương pháp truyền thống - 
phương pháp ngữ pháp - dịch 
Đây là phương pháp lâu đời nhất, 
còn được gọi là Ngữ pháp - dịch, với 
mục đích dạy cho người học nắm được 
các quy tắc ngữ pháp, nhớ được càng 
nhiều từ càng tốt để đọc hiểu và dịch 
những trích đoạn văn hay, những tác 
phẩm văn học nước ngoài, góp phần 
nâng cao kiến thức văn hoá chung. 
Phương pháp này coi ngôn ngữ là tập 
hợp các quy tắc và các trường hợp 
ngoại lệ, vì vậy học ngoại ngữ chính 
là học các quy tắc và các trường hợp 
ngoại lệ của ngoại ngữ đó. Nó đòi hỏi 
khả năng ghi nhớ của người học để 
làm các bài tập từ vựng, ngữ pháp, 
dịch ngược, dịch xuôi, do đó người 
ta còn gọi là phương pháp học thuộc 
lòng. Cách dạy học mang tính diễn 
.............................. 
* Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp 
ĐH Ngoại ngữ ĐHQG Hà Nội. 
50 Ngôn ngữ số 10 năm 2012 
giải và tường minh, nghĩa là thầy giới 
thiệu, giải thích quy tắc qua các thí 
dụ minh hoạ, sau đó cho học sinh làm 
các bài tập về từ vựng, ngữ pháp, bài 
tập dịch ngược, dịch xuôi. Đây là cách 
rèn luyện trí nhớ, khả năng tư duy, 
phân tích của người học nhưng ít phát 
triển tính sáng tạo do người học chủ 
yếu ghi chép, học thuộc lòng các quy 
tắc ngữ pháp, từ vựng để hiểu và làm 
bài tập viết mà thôi. Giáo viên chủ 
yếu độc thoại, ít giao tiếp khẩu ngữ 
với học sinh, do ưu tiên ngôn ngữ viết 
thành ra người học biết rất nhiều từ 
và kiến thức ngữ pháp nhưng ít khả 
năng giao tiếp nói bằng ngoại ngữ. 
Phương pháp trực tiếp, nghe nói, 
nghe nhìn, cấu trúc tổng thể nghe nhìn 
Phương pháp này ra đời vào đầu 
thế kỉ XX và tồn tại đến những năm 
1970, chúng đối lập với phương pháp 
truyền thống vì ưu tiên ngôn ngữ nói, 
coi ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, dựa 
vào chủ nghĩa kinh nghiệm và các lí 
thuyết ngôn ngữ học, tâm lí học như 
thuyết liên tưởng, thuyết hành vi, thuyết 
cấu trúc, thuyết phân bố, thuyết xây 
dựng kiến thức để thiết kế và triển 
khai việc dạy học theo các mục tiêu 
được xác định. Thí dụ: phương pháp 
trực tiếp dựa vào kinh nghiệm, vốn 
sống của người học, thuyết liên tưởng 
để dạy từ vựng mà không cần dịch ra 
tiếng mẹ đẻ. Các thao tác như hỏi, đáp, 
nhắc lại, bắt chước, luyện nói đều xuất 
phát từ thuyết hành vi nhằm hình thành 
và phát triển khẩu ngữ thường được 
sử dụng trong bốn phương pháp nói 
trên, do đó luôn có sự tương tác bằng 
khẩu ngữ giữa thầy và trò, giữa học 
trò với nhau. Việc dùng cách quy nạp 
ẩn trong quá trình dạy học nhằm phát 
huy khả năng tư duy, phân tích, tổng 
hợp, tính sáng tạo của người học. Nếu 
phương pháp trực tiếp sử dụng các đồ 
vật để dạy từ vựng cơ bản, thì phương 
pháp nghe nói lại dùng băng từ cát 
xét để luyện nghe, nói, còn phương 
pháp nghe nhìn thì kết hợp cả băng 
cát xét và hình ảnh minh họa giúp cho 
việc nhớ nghĩa và cách sử dụng của 
từ, cấu trúc trong bài học dễ dàng hơn. 
Phương pháp cấu trúc tổng thể nghe 
nhìn (SGAV) dùng cả băng cát xét 
ghi bài hội thoại, hình ảnh tĩnh, động 
để dạy nghĩa, cách sử dụng từ và các 
cấu trúc câu trong bài hội thoại được 
đặt trong một tình huống giao tiếp mô 
phỏng như thật. Đây là một bước tiến 
đáng kể của giáo học pháp tiếng Pháp 
ngoại ngữ (FLE). Tuy nhiên bên cạnh 
những ưu thế nổi trội so với phương 
pháp truyền thống, các phương pháp 
này vẫn còn những hạn chế nhất định: 
Đó là ngôn ngữ viết ít được chú ý hơn 
ngôn ngữ nói, đồ dùng giảng dạy khá 
cồng kềnh và phụ thuộc nhiều vào cơ 
sở vật chất, các bài tập cấu trúc đơn 
điệu, nhân tạo, chưa sát với thực tiễn 
giao tiếp hàng ngày v.v.. 
Đường hướng giao tiếp, hành động 
Đường hướng giao tiếp ra đời 
vào những năm 70 của thế kỉ trước, 
là cuộc cách mạng khá triệt để, khá 
toàn diện bởi vì nó không chỉ coi học 
là một quá trình hình thành thói quen 
theo thuyết hành vi mà còn là một quá 
trình xử lí thông tin theo thuyết nhận 
thức, ở đó các yếu tố như động cơ, nhu 
cầu, thái độ, năng lực của người học 
đóng vai trò rất quan trọng. Đường 
hướng này còn vận dụng kết quả của 
thuyết diễn ngôn, hành vi lời nói, hành 
vi ngôn ngữ, thuyết xây dựng kiến 
thức, ngữ dụng học, ngữ pháp chức 
năng, ngữ pháp khái niệm, ngôn ngữ 
Ngôn ngữ... 51 
xã hội vào quá trình giao tiếp, đặc biệt 
là sử dụng các tài liệu thật độc đáo 
và hiệu quả. Cách giảng dạy rất uyển 
chuyển, thích ứng với trình độ và nhu 
cầu của người học. Giáo viên có thể 
dùng tiếng mẹ đẻ, dùng phương pháp 
tường minh, diễn giải hay quy nạp, 
miễn là đạt được mục tiêu của bài học. 
Với vai trò là người tổ chức, điều khiển, 
cùng giao tiếp với người học, giáo viên 
cần được đào tạo tốt về thực hành tiếng 
và giáo học pháp, về kiến thức ngôn 
ngữ, văn hoá xã hội của người bản 
ngữ. Các nguyên lí này đã được áp 
dụng trong việc soạn ra phương pháp 
dạy tiếng Pháp của các tác giả người 
Pháp và được áp dụng một cách có 
chọn lọc, thích ứng với mục tiêu đào 
tạo giáo viên tiếng Pháp về mặt thực 
hành tiếng từ nhiều năm qua và đã 
thu được những kết quả khả quan vì 
nó cho phép phát triển bốn kĩ năng 
giao tiếp bằng ngoại ngữ của học viên, 
đáp ứng nhu cầu học của họ. 
Việc xuất bản cuốn sách Khung 
tham chiếu chung Châu Âu về ngoại 
ngữ (CECRL) của Ban ngôn ngữ thuộc 
Hội đồng châu Âu năm 2001 đánh dấu 
sự đổi mới về giáo học pháp bằng đường 
hướng hành động. Đường hướng này 
tiếp tục phát triển các khái niệm, nguyên 
lí của đường hướng giao tiếp như thuyết 
nhận thức, ngữ dụng học, thuyết xây 
dựng kiến thức, cách tiếp cận theo 
nhiệm vụ và bổ sung thêm ý tưởng 
hành động trong các mối quan hệ mà 
người học thường gặp trong đời sống 
xã hội. Đường hướng hành động này 
coi ngôn ngữ như một công cụ giao 
tiếp, tương tác xã hội, coi người học 
như một tác nhân xã hội, biết huy động 
toàn bộ khả năng, nguồn lực về nhận 
thức, chiến lược, về diễn ngôn, phi 
diễn ngôn để giao tiếp tốt bằng ngoại 
ngữ. Người học biết hành động, cùng 
chia sẻ các hoạt động, nhiệm vụ tập 
thể, sử dụng những công cụ mang tính 
hợp tác để cùng tiến bộ, thành công 
trong học tập. Việc học và hoàn thành 
nhiệm vụ luôn đồng hành với nhau 
bởi lẽ học chính là học giao tiếp qua 
hành động để hoàn thành nhiệm vụ 
được giao. Giáo viên và học sinh không 
chỉ thực hiện các hoạt động ngôn ngữ 
đơn thuần mà còn phải tạo ra môi trường, 
kịch bản lấy cảm hứng từ thực tế để 
giao tiếp với nhau bằng ngoại ngữ 
nhằm thực hiện một đề án cụ thể. Để 
làm được việc này, việc sử dụng các 
công nghệ thông tin truyền thông trong 
dạy học (TICE) là cần thiết vì chúng 
cho phép phát triển tính tự lập, tinh 
thần đồng đội, trách nhiệm chung của 
học sinh trong học tập thông qua các 
hình thức tổ chức dạy học đa dạng 
trên internet. Nhờ vào đó, học sinh 
tự rèn luyện bốn kĩ năng giao tiếp để 
hoàn thành các nhiệm vụ được giao 
bằng những hành động cụ thể như 
tìm tư liệu đề trình bày một chủ đề, 
hay viết đơn xin việc, đọc bản hướng 
dẫn cách lắp đặt máy in cho máy tính, 
nghe và tóm tắt những tin chính của 
đài RFI phát trên mạng v.v.. 
Cùng với các môn học được dạy 
bằng tiếng Pháp trong chương trình 
đào tạo cử nhân tiếng Pháp, chuyên 
ngành sư phạm như lí thuyết tiếng (ngữ 
âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa), 
văn học, giao thoa văn hoá, dịch, tiếng 
Pháp hành chính, luật, du lịch, các phương 
pháp này đã góp phần xứng đáng vào 
công tác đào tạo giáo viên dạy tiếng 
Pháp ngoại ngữ (FLE), tiếng Pháp là 
50 Ngôn ngữ số 10 năm 2012 
ngôn ngữ thứ hai (FLS) trong các lớp 
song ngữ, tiếng Pháp chuyên ngành 
(FOS) trong một số trường đại học ở 
Việt Nam là đối tác của Tổ chức Đại 
học Pháp ngữ. Thực tế đã cho thấy các 
thế hệ sinh viên tốt nghiệp của Khoa 
Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp đã đảm 
nhiệm tốt công tác giảng dạy của mình 
ở mọi cấp học từ phổ thông đến đại học. 
Trải qua một nửa thế kỉ phát triển, 
Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp đã 
được khẳng định vị thế là nơi đào tạo 
giáo viên tiếng Pháp lớn nhất Việt Nam 
bằng những cống hiến to lớn của các 
thế hệ thầy cô đã về hưu và các đồng 
nghiệp đang công tác tại Khoa, những 
người đã thổi vào tâm hồn của các 
khoá sinh viên lòng say mê tiếng Pháp 
qua các bài giảng về ngôn ngữ, đất 
nước, con người Pháp. Để giảng dạy 
tốt tiếng Pháp, việc lồng ghép vào môn 
giáo học pháp (tiếng Pháp ngoại ngữ 
FLE) các lí thuyết ngôn ngữ (như 
trường phái cấu trúc, phân bố, diễn 
ngôn, ngữ dụng học, ngữ pháp tạo sinh, 
chuyển đổi, chức năng, khái niệm) và 
các lí thuyết tâm lí (như thuyết hành 
vi, nhận thức, xây dựng kiến thức), 
các mô hình giao tiếp (từ mô hình đơn 
giản nhất của Ferdinand de Saussure 
đến mô hình hoàn chỉnh của D Hymes) 
thể hiện rõ tính chất liên ngành, vai 
trò của các khoa học xã hội này trong 
việc hình thành, phát triển kĩ năng giao 
tiếp bằng ngoại ngữ của sinh viên, làm 
cho họ hiểu rõ các quy tắc hoạt động 
bên trong của ngôn ngữ và cách thể 
hiện chúng một cách chính xác trong 
các tình huống giao tiếp thật, trong 
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nghề 
nghiệp. 
Hi vọng rằng trong tương lai, các 
thành tựu mới của khoa học xã hội 
trong đó có ngành ngôn ngữ học, sẽ 
góp phần tích cực vào việc nâng cao 
chất lượng đào tạo giáo viên tiếng Pháp, 
một trong 6 ngôn ngữ chính thức của 
Tổ chức Liên Hợp Quốc, ngôn ngữ 
giao tiếp của cộng đồng Pháp ngữ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Alvarez G. et Perron D., Concepts 
linguistiques en didactique des langues, 
Presses de l'Université Laval, Quesbec, 
369p, 1995. 
2. Conseil de l'Europe, Cadre 
européen commun de référence pour 
les langust, Pari Didier, 190p, 2001. 
3. Germain C., Evolution de 
l'enseignement des languest: 5000 ans 
d'histoire, CLE international, Coll, 
Didactique des langues étrangères, Pari, 
352p., 1993. 
4. Khung chương trình đào tạo cử 
nhân khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp, 
ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN, 2010 - 2011. 
5. Puren C., Histoire des mesthodologies 
de l'enseignement des langues, Nathan - 
CLE International, Pari, 447p., 1988. 
SUMMARY 

File đính kèm:

  • pdfy_ngon_ngu_hoc_vs_tieng_phap_6782_221_2028137.pdf
Tài liệu liên quan