Nghệ thuật “mind map” trong kỹ năng viết

Trông những chiếc mạng nhện có vẻ rất yếu ớt nhưng thực tế lại rất bền chắc

và là cả một kiệt tác nghệ thuật đấy bạn ạ. Nếu kiệt tác ấy được đem vào áp

dụng trong việc dạy ngoại ngữ và nhất là kỹ năng viết một cách hiệu quả thì

ắt hẳn bạn sẽ trở thành một nghệ sĩ trong sử dụng ngôn ngữ rồi.

pdf3 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghệ thuật “mind map” trong kỹ năng viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghệ thuật “mind map” trong kỹ năng 
viết 
Trông những chiếc mạng nhện có vẻ rất yếu ớt nhưng thực tế lại rất bền chắc 
và là cả một kiệt tác nghệ thuật đấy bạn ạ. Nếu kiệt tác ấy được đem vào áp 
dụng trong việc dạy ngoại ngữ và nhất là kỹ năng viết một cách hiệu quả thì 
ắt hẳn bạn sẽ trở thành một nghệ sĩ trong sử dụng ngôn ngữ rồi. 
Những điểm cộng của phương pháp mind map 
Sử dụng phương pháp mind map hiệu quả nhất là trong các hoạt động pre-
writing. Topic của bài viết giống như những chú nhện và xung quanh là các 
luận điểm, luận cứ chính là các đầu mối giữ vững một mạng nhện và có mối 
liên kết chặt chẽ với nhau. Phương pháp này giúp người học thiết kế được 
một dàn ý chi tiết cho bài viết, xây dựng những luận điểm nhờ đó thấy rõ 
mối quan hệ giữa chúng. Cũng bởi đặc tính hấp dẫn, bắt mắt và dễ hiểu, 
người học sẽ thấy hưng phấn hơn khi nhìn vào mind maps - tác phẩm của 
riêng họ. Điều này cũng thôi thúc người học phải làm cách nào cho tác phẩm 
đó trông không chỉ đẹp mà còn phải lôgic cũng giống như lập một dàn ý 
mạch lạc, chặt chẽ. 
Làm thế nào để tạo được một mind map? 
Bước 1 - Chọn topic 
Thông thường, bạn sẽ đưa ra một topic và học viên cứ theo thế mà viết. Tuy 
nhiên, tại sao bạn không thử để học viên thử tự chọn cho mình một chủ đề 
mà họ yêu thích hoặc quan tâm. Chính điều đó sẽ tạo hứng thú cho học viên 
viết về theo sở thích và thể hiện những kiến thức họ có về đề tài đó. Nhưng 
từ một topic khai triển ra các ý đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của giáo viên. Bạn 
có thể hướng dẫn học viên cách viết các cụm danh từ sao cho ngắn gọn, dễ 
hiểu. Ví dụ với một chủ đề như "Why do people start smoking?" (Tại sao 
mọi người lại hút thuốc?), bạn nên thực hành một vài cấu trúc liên quan đến 
việc giải thích nguyên nhân cho những loại câu hỏi chỉ mục đích. 
Bước 2- Ghi chép 
Đối với mỗi chủ đề, bạn cũng nên yêu cầu học viên dành khoảng 1-2 phút để 
suy ngẫm về nó và ghi lai các ý tưởng. Nếu chưa biết diễn tả bằng tiếng 
Anh, học viên có thể sử dụng tiếng Việt hay từ điển. Sau đó, học viên thảo 
luận theo các nhóm để so sánh, đối chiếu các luận điểm và bổ sung thêm 
vào mind map. Bước này giúp học viên chữa lỗi cho nhau rất hiệu quả và có 
thể trao đổi những ý tưởng mà ở trên học viên không thể diễn tả bằng tiếng 
Anh được. 
Bước 3- Nhận xét 
Ở bước này, bạn tập hợp các sơ đồ tư duy lên bảng, càng nhiều càng tốt. Bạn 
có thể bổ sung các ý kiến, chữa lỗi và loại bỏ những luận điểm thừa. Nhờ 
thế, học viên lĩnh hội rất nhanh các cách diễn đạt, cách dùng từ trong tiếng 
Anh. Sơ đồ có thể thay đổi, bổ sung thêm hay bỏ đi các nhánh khi có những 
luận điểm mới hay có những luận điểm không phù hợp. Hạt nhân chính là 
topic, sau đó là các nhánh gồm các luận điểm chính, từ các luận điểm chính 
chia ra các nhánh nhỏ hơn là các luận cứ, các ví dụ hay thống kê nào đó 
nhằm hỗ trợ cho các luận điểm. 
Bước 4- Triển khai sơ đồ tư duy 
Bước tiếp theo, từ sơ đồ tư duy bạn phải khéo léo chuyển chúng sang dạng 
dòng kẻ ngang. Trước tiên bạn nên hướng dẫn người học quan sát cấu trúc 
tổng thể của một bài viết sau đó triển khai ý. Đừng quên nhắc người học 
rằng điều quan trọng nhất trước khi làm một bài viết là phải luôn quan tâm 
đến đối tượng đọc bài viết của mình. Ví dụ: bạn viết một bài báo cho tạp chí, 
đối tượng bạn quan tâm là độc giả của báo. Nắm bắt được điều đó, người 
học sẽ biết cách sắp xếp các ý theo trật tự và văn phong mà họ cho là hợp lý 
đối với người đọc. 
Bước 5- Viết 
Học viên nên được khuyến khích thảo luận và viết theo cặp. Cứ sau 2 đoạn 
văn, học viên lại trao đổi bài viết cho nhau. Khi hoàn thành, 2 học viên lại 
đổi bài và chữa bài cho nhau. Không những học hỏi từ những ý tưởng của 
nhau, phương pháp này giúp người học luôn cảm thấy chính họ như những 
nhà văn thực sự khi tác phẩm của mình có độc giả đọc nó, chứ không phải là 
“tự biên tự diễn”. 
Bước 6 – Kế thừa và phát huy 
Khi học viên đã quen dần với phương pháp học này, họ sẽ tích cực sử dụng 
chúng. Đây thực sự là phương pháp hữu hiệu trong việc học và giảng dạy kỹ 
năng viết. 

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_5649.pdf
Tài liệu liên quan