Lựa chọn giáo trình giảng dạy

1. Lựa chọn giáo trình

Lựa chọn giáo trình là một trong những khâu quan trọng nhất mà bạn phải

làm. Bạn không thể lựa chọn số giờ lên lớp, không thể lựa chọn ngày nghỉ,

lớp dạy, học viên hay phòng học, nhưng hoàn toàn có thể lựa chọn giáo trình

cho mình và cho học viên. Khi đó, bạn cần đánh giá nhu cầu của học viên

cũng như của chính mình.

pdf4 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1007 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn giáo trình giảng dạy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lựa chọn giáo trình giảng dạy 
1. Lựa chọn giáo trình 
Lựa chọn giáo trình là một trong những khâu quan trọng nhất mà bạn phải 
làm. Bạn không thể lựa chọn số giờ lên lớp, không thể lựa chọn ngày nghỉ, 
lớp dạy, học viên hay phòng học, nhưng hoàn toàn có thể lựa chọn giáo trình 
cho mình và cho học viên. Khi đó, bạn cần đánh giá nhu cầu của học viên 
cũng như của chính mình. 
2. Bạn cần gì ở một cuốn giáo trình? 
Mỗi người có những nhu cầu khác nhau khi sử dụng giáo trình và do đó, sử 
dụng chúng theo những cách khác nhau. Có những bạn muốn cuốn giáo trình 
của mình có thể cung cấp mọi thứ, từ việc phải làm những gì, thứ tự những 
hoạt động bổ trợ giảng dạy cho đến tiêu chí đánh giá tiến bộ của học viên 
v.v. Tuy nhiên, ngược lại, nhiều bạn chỉ muốn sử dụng giáo trình như một 
nguồn cung cấp tài liệu để có thể lựa chọn sử dụng theo giáo án hay thậm 
chí khung chương trình của riêng mình. 
3. Một cuốn giáo trình tốt có thể đem lại cho bạn những gì? 
Một cuốn giáo trình tốt có thể cung cấp: 
 Một tư duy rõ ràng về chương trình được sắp xếp phù hợp với các bài 
ôn tập tổng kết. 
 Một lượng tài liệu dồi dào hơn những gì mà một bạn có thể sưu tầm 
được. 
 Sự bảo đảm chắc chắn về nguồn tài liệu cũng như phạm vi giảng dạy. 
 Một nguồn ý tưởng thực tiễn. 
 Bài tập dành cho học viên tự xử lí, tránh tình trạng bạn làm trung tâm 
trong suốt buổi học. 
 Nền tảng cho bài tập sau giờ lên lớp (nếu được yêu cầu). 
 Nền tảng cho các cuộc thảo luận theo chủ đề. 
 Tiêu chí cho các bài kiểm tra trình độ học viên. 
4. Học viên cần những gì từ một cuốn giáo trình? 
Học viên muốn có một cuốn giáo trình thú vị và đầy màu sắc. Họ hi vọng 
giáo trình sẽ chứa đựng những trò chơi và hoạt động bổ trợ sôi động. Họ hi 
vọng băng nghe sẽ chứa đựng những câu chuyện thú vị, những bài hội thoại 
gây cho họ những điều bất ngờ cũng như những bài hát và những câu thơ có 
vần xuôi tai, dễ chịu. 
Đó là những gì học viên muốn, nhưng còn những 
điều mà họ cần? Ví dụ nếu học viên là những em 
nhỏ đang theo học tiếng Anh từ những ngày đầu: 
Ai cũng biết trẻ em có trí nhớ ngắn hạn, chính vì 
thể chúng cảm thấy rất khó khăn khi phải hồi lại 
- 101 kinh nghiệm học tiếng 
Anh 
- 500 bài thi TOEFL-iBT 
- Miễn phí giao thẻ tại nhà 
những ngôn ngữ và ý tưởng từ bài trước. Do vậy, 
các học viên “nhí” cần một cuốn giáo trình có thể 
trở thanh một cuốn sổ ghi chép dễ đọc để giúp ghi 
lại những bài tập của mình. 
- Lớp ngữ pháp siêu tốc 
Tiêu chí của một cuốn giáo trình hay: 
 Thúc đẩy quá trình tiến bộ của học viên 
 Đảm bảo về nội dung 
 Phạm vi tự chủ và chủ động đối với học viên 
 Có nguồn tham khảo trích dẫn để kiểm tra và đối chiếu 
5. Áp dụng giáo trình 
Bạn luôn phải đảm bảo một sự thỏa hiệp đối với chính cuốn giáo trình mà 
mình đã lựa chọn. Không phải cuốn giáo trình nào cũng có thể cho bạn mọi 
thứ và nội dung giáo trình sẽ có những phần, đoạn mà bạn cũng như học 
viên không thích, không cần, không muốn sử dụng. Khi đó, bạn cần trả lời 
những câu hỏi như là: Có thể tìm được tài liệu thay thế hay không? Phần này 
có thực sự quan trọng không? Thậm chí có thể tìm được tài liệu bổ trợ cho 
những phần đã bị mất hoặc không có trong sách hay không? Bạn cần luôn 
điều chỉnh để phù hợp với “sắc thái” và “tính cách” riêng của lớp học bạn 
đang phụ trách. 
6. Bạn có thể đóng góp cho giáo trình của mình như thế nào? 
Là giáo viên, bạn là tập hợp của gần như tất cả các kĩ năng. Có những thứ 
mà bạn làm rất tốt, rất thành thạo, không chỉ đơn thuần là những kĩ năng 
giảng dạy thuần túy. Hãy thử ngẫm xem bạn có thể trở thành một họa sĩ để 
vẽ những bức hình họa sinh động cho buổi dạy của mình không? Chắc chắn 
là có. Bạn có thể là một ca sĩ để hát những bài hát cần thiết trong quá trình 
dạy học của mình không? Hoàn toàn được. Bạn có thể sưu tầm được hàng 
trăm trò chơi cho các học viên nhí của mình hào hứng tham gia không? 
Không có gì là không thể cả. Bạn còn sở hữu khả năng tiếng Anh xuất sắc 
cũng như khả năng lựa chọn ngôn ngữ được sử dụng để dạy học viên của 
mình. 
Bạn thấy đấy! Chỉ cần một vài cân nhắc nho nhỏ là bạn đã có thể tìm được 
một cuốn giáo trình ăn ý cũng như biết cách sử dụng nó một cách tối ưu cho 
giờ dạy của mình. Đừng quên rằng giáo trình chỉ là một công cụ bổ trợ cho 
mỗi lần lên lớp chứ đừng phụ thuộc hoàn toàn vào nó để biến giờ dạy của 
mình thành những tiết học nhàm chán khiến học viên cảm thấy mệt mỏi nhé! 

File đính kèm:

  • pdflua_chon_giao_trinh_giang_day_6703.pdf
Tài liệu liên quan