Khảo sát ý kiến phản hồi của sinh viên chuyên ngành Tiếng Trung thương mại về chương trình giảng dạy khối kiến thức tiếng Trung Quốc

Khối kiến thức tiếng Trung Quốc trong Khung chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên

ngành tiếng Trung thương mại tại Khoa tiếng Trung Quốc trường Đại học Ngoại thương gồm 27

môn học, với thời lượng mỗi môn 54 tiết (chia 18 buổi học), được sắp xếp theo mức độ tăng dần

về kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên, nhiều sinh viên cảm thấy số lượng, thời lượng và cách sắp

xếp một số môn học chưa thực sự hợp lý. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã khảo

sát lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về ba nội dung “số lượng môn học”, “thời lượng môn học”

và “cách sắp xếp môn học” trong chương trình giảng dạy khối kiến thức tiếng Trung Quốc. Kết

quả nghiên cứu này sẽ giúp Khoa tiếng Trung Quốc trường Đại học Ngoại thương nắm bắt nhu

cầu học tập của sinh viên và có định hướng điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả học tập

cho sinh viên.

pdf10 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 931 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát ý kiến phản hồi của sinh viên chuyên ngành Tiếng Trung thương mại về chương trình giảng dạy khối kiến thức tiếng Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến hành khảo sát và lấy ý 
kiến phản hồi của sinh viên tốt nghiệp về chương 
trình giảng dạy các khối kiến thức tiếng Trung 
Quốc. Trong quá trình thu thập thông tin phản hồi, 
nhóm nghiên cứu đã tập trung lấy ý kiến của năm 
khóa sinh viên tốt nghiệp gần nhất, bao gồm các 
khóa 48, 49, 50, 51, 52. Kết quả thu về 52 phiếu 
trên tổng số 85 sinh viên tốt nghiệp (K48-17SV; 
K49-16SV; K50-16SV; K51-19SV; K52-17SV). 
Số lượng phiếu phản hồi của từng khóa lần lượt 
là K48 (14 phiếu), K49 (13 phiếu), K50 (6 phiếu), 
K51 (13 phiếu), K52 (6 phiếu). Dưới đây là kết 
quả đánh giá của sinh viên tốt nghiệp về số lượng, 
thời lượng và cách sắp xếp môn học ở các học kỳ 
trong năm học: (xem bảng 6).
Bảng 6. Phản hồi của sinh viên tốt nghiệp (Khóa 48-52) về chương trình giảng dạy các khối kiến 
thức tiếng Trung Quốc
Nội dung đánh giá Phản hồi của SV
Đồng ý Không đồng ý
Số lượng môn học 18 (34,6%) 34 (65,4%)
Thời lượng môn học 35 (67,3%) 17 (32,7%)
Sắp xếp môn học ở các năm học 46 (88,5%) 6 (11,5%)
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu khảo sát của bài viết
92 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Trong ba nội dung lấy ý kiến phản hồi từ sinh 
viên tốt nghiệp ở bảng trên, “số lượng môn học” là 
nội dung được sinh viên đánh giá thấp nhất, vì có 
đến 65,4% sinh viên cho ý kiến không tán thành 
và phản hồi cần có sự điều chỉnh về số lượng môn 
học. Trong đó nổi bật là các quan điểm: “Bỏ hoàn 
toàn các môn lý thuyết tiếng (Ngữ âm – Văn tự, Từ 
vựng học, Ngữ pháp học), vì thực tế công việc sau 
khi sinh viên ra trường không sử dụng, hoặc nếu 
không thể cắt bỏ cả ba môn học này trong Khung 
chương trình đào tạo thì điều chỉnh giảm bớt môn 
Ngữ âm – Văn tự. Với các môn thực hành tiếng thì 
cần điều chỉnh giảm bớt các môn cơ sở. Bên cạnh 
việc điều chỉnh giảm bớt, sinh viên cũng có yêu 
cầu điều chỉnh tăng thêm đối với một số môn học, 
cụ thể là điều chỉnh tăng thêm đối với môn Dịch, 
môn chuyên ngành và một số môn kỹ năng như 
Nghe, Nói”. 
Về “thời lượng môn học”, số sinh viên có quan 
điểm tán thành đã khá hơn, chiếm 67,3% (tương 
đương với 2/3 số sinh viên đưa ra ý kiến phản 
hồi). Tuy nhiên, 32,7% sinh viên còn lại cho rằng: 
“Đối với sinh viên đã học tiếng Trung nhiều năm, 
nên cắt giảm thời gian học các môn tiếng Trung 
cơ bản. Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành TTTM 
cũng không cần học quá sâu và chi tiết các môn Lý 
thuyết tiếng, do đó nên rút ngắn thời gian học của 
các môn học này. Thay vào đó, cần thiết điều chỉnh 
tăng thời lượng đối với một số môn như tiếng Hán 
thương mại, Dịch (cả dịch nói và dịch viết) vì đây 
là những môn học khó, kiến thức nặng mà thời 
lượng học trên lớp lại ít, sinh viên cảm thấy không 
đủ thời gian để học tốt môn học”.
Về cách sắp xếp môn học, số liệu tại bảng trên 
phản ánh, đa số sinh viên tốt nghiệp (88,5%) hài 
lòng với cách sắp xếp môn học ở các năm học, 
chỉ có 11,5% sinh viên có mong muốn điều chỉnh. 
Theo các em, việc phân bổ các môn học chuyên 
ngành bằng tiếng Trung ở các kỳ học cần chú ý 
sự hài hòa và phù hợp với thời gian học các môn 
chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Việt. 
Vì giữa các môn học này có sự hỗ trợ, bổ sung 
cho nhau và cũng nhờ có những môn học chuyên 
ngành được giảng dạy bằng tiếng Việt mà sinh 
viên tiếp thu kiến thức chuyên ngành bằng tiếng 
Trung dễ dàng và chắc chắn hơn. Ngoài ra, sinh 
viên tốt nghiệp cũng cho ý kiến, một số môn học 
cần có sự điều chỉnh để việc học tập đạt hiệu quả 
hơn, cụ thể: các môn Lý thuyết tiếng nên sắp xếp 
học ở năm thứ nhất và năm thứ hai; các môn Ngôn 
ngữ kinh tế thương mại 1,2,3,4 nên đảm bảo đúng 
trình tự, tránh sắp xếp giảng dạy đồng thời (song 
song) để sinh viên hiểu kỹ các nội dung bài học có 
liên quan”. 
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, ý kiến phản 
hồi của sinh viên tốt nghiệp có khá nhiều điểm 
chung với ý kiến phản hồi của sinh viên chưa tốt 
nghiệp. Đó là nhu cầu giảm bớt số lượng và thời 
lượng các môn học tiếng Trung cơ bản (đối với 
sinh viên đã học nhiều năm tiếng Trung), cắt bỏ 
các môn học mang tính lý thuyết như Ngữ âm – 
Văn tự, Từ vựng học và Ngữ pháp học để tăng 
thêm số lượng và thời lượng các môn học chuyên 
ngành và kỹ năng hỗ trợ chuyên ngành. Điều đó 
phản ánh, nhu cầu điều chỉnh số lượng và thời 
lượng của các môn học nói trên không phải chỉ ở 
một bộ phận sinh viên chưa tốt nghiệp mà nhiều 
sinh viên tốt nghiệp cũng có mong muốn như vậy. 
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp cũng có ý kiến riêng 
về việc sắp xếp các môn học giảng dạy chuyên 
ngành bằng tiếng Trung và tiếng Việt để phát huy 
tối đa sự tương trợ giữa các môn học trong chương 
trình giảng dạy. Đây là vấn đề sinh viên chưa tốt 
nghiệp chưa đánh giá được do các em kết thúc năm 
học nào thì đánh giá năm học đó mà chưa có cái 
nhìn tổng thể và bao quát đối với tất cả các môn 
học trong Khung chương trình đào tạo.
4. KẾT LUẬN
Tổng hợp các quan điểm trên của sinh viên 
chưa tốt nghiệp và sinh viên tốt nghiệp, nhóm 
nghiên cứu thấy rằng, đánh giá của các em sinh 
93KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 12 - 3/2018
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
viên về chương trình giảng dạy khối kiến thức 
tiếng Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các vấn đề 
sau: Một là, sự phù hợp của các môn tiếng Trung 
cơ bản đối với trình độ đầu vào của sinh viên, cụ 
thể là sinh viên có trình độ tiếng Trung đầu vào 
“bằng không” và sinh viên đầu vào đã học tiếng 
Trung từ 4 đến 7 năm; Hai là, sự cần thiết và tính 
ứng dụng của một số môn học mang tính lý luận 
ngôn ngữ đối với công việc sau khi sinh viên ra 
trường; Ba là, nhu cầu tăng thêm một số môn học 
nhằm phát triển kỹ năng thực hành tiếng và nâng 
cao kiến thức chuyên ngành như các môn: Nghe, 
Nói, Viết, Dịch; Bốn là, sự phù hợp trong cách sắp 
xếp các môn học giữa các kỳ học, đặc biệt là các 
môn chuyên ngành bằng tiếng Trung và tiếng Việt 
để tạo nên mối quan hệ tương trợ lẫn nhau. Các vấn 
đề này cho thấy, mong muốn điều chỉnh chương 
trình giảng dạy của sinh viên hoàn toàn gắn liền 
với thực tế học tập và công việc. Nổi bật trong đó 
là mong muốn giảm bớt các môn học mang tính 
lý thuyết và ít tính ứng dụng đối với sinh viên Đại 
học Ngoại thương, thay vào đó là điều chỉnh tăng 
thêm số lượng và thời lượng các môn học cung cấp 
kiến thức chuyên ngành và hỗ trợ chuyên ngành. 
Cũng từ các thông tin phản hồi này mà Khoa tiếng 
Trung Quốc trường Đại học Ngoại thương hiểu 
hơn về nguyện vọng cũng như nhu cầu học tập của 
các em sinh viên chuyên ngành TTTM, để từ đó 
có căn cứ điều chỉnh tăng hay giảm các môn học 
trong chương trình giảng dạy và xây dựng lộ trình 
học tập các môn học cụ thể và logic hơn. 
Trước các vấn đề sinh viên đặt ra, hiện tại Khoa 
tiếng Trung Quốc trường Đại học Ngoại thương 
đã thực hiện được việc phân lớp theo đúng trình 
độ thông qua việc phân loại đầu vào sinh viên thi 
bằng tiếng Anh và tiếng Trung. Đồng thời, Khoa 
tiếng Trung Quốc cũng đã điều chỉnh tăng thêm 
02 môn học (môn Dịch và Tài chính đầu tư) để 
đáp ứng nguyện vọng tăng thêm số lượng các môn 
học chuyên ngành. Ngoài ra, đối với việc sắp xếp 
môn học, Khoa tiếng Trung Quốc cũng đã chú ý 
đến việc sắp xếp các môn học chuyên ngành bằng 
tiếng Trung phù hợp với các môn học chuyên 
ngành bằng tiếng Việt để mang lại hiệu quả học 
tập cho sinh viên. Còn việc điều chỉnh tăng thêm 
đối với các môn kỹ năng như Nghe – Nói – Viết và 
điều chỉnh giảm bớt hoặc cắt bỏ các môn học mang 
tính lý luận ngôn ngữ chưa được thực hiện. Nhưng 
những vấn đề này sẽ được Khoa tiếng Trung Quốc 
đưa ra họp bàn, thảo luận và chốt phương án điều 
chỉnh khi ban hành Khung chương trình mới đáp 
ứng chuẩn đầu ra được xây dựng năm 2017./.
Tài liệu tham khảo:
1. Đại học Ngoại thương (2010), Đổi mới và 
nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Trung Quốc 
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, Kỷ yếu hội nghị 
khoa học, Khoa tiếng Trung Quốc, Đại học Ngoại 
thương, Hà Nội. 
2. Đại học Ngoại thương (2014), Tuyển tập các 
chương trình đào tạo trình độ đại học, Hà Nội.
3. Lê Thanh Thùy Dương (2016), Những vấn 
đề còn tồn tại trong giảng dạy tiếng Hán thương 
mại tại trường Đại học Ngoại thương, Kỷ yếu hội 
thảo liên Khoa ngoại ngữ “Áp dụng chuẩn đầu ra 
theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam nhằm 
nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ thương mại 
tại trường Đại học Ngoại thương”, Đại học Ngoại 
thương, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Thanh Hằng (Chủ nhiệm đề tài, 
2009), Khảo sát nhu cầu học tiếng Trung Quốc tại 
Đại học Ngoại thương, Đề tài cấp trường, Đại học 
Ngoại thương, Hà Nội.
5. Lê Quang Sáng (2015), Xây dựng chương 
trình đào tạo chuyên ngành tiếng Hán thương mại 
đầu vào tiếng Trung Quốc, nâng cao chất lượng 
đầu ra, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giảng dạy 
ngoại ngữ thương mại tại Đại học Ngoại thương 
đến năm 2020”, Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
94 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 3/2018
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
A FEEDBACK SURVEY BY THE STUDENTS OF BUSINESS CHINESE 
ON CHINESE TEACHING PROGRAM
HOANG THANH HUONG
Abstract: Chinese teaching curriculum for the students of business Chinese at Chinese Faculty, 
Foreign Trade University consists of 27 subjects, the duration of each subject is 54 periods 
(divided into 18 sessions), which are arranged by the level of knowledge and skills. However, 
many students feel that the number, duration and arrangement of some subjects are not reasonable 
so they express some desire to adjust them. To better understanding this issue, we made a students’ 
feedback survey on “the number of subjects”, “the duration of subjects” and “the arrangement 
of subjects” in Chinese teaching program’s framework. The results of this research will help the 
Chinese Faculty of Foreign Trade University to understand the student’s learning needs and then 
make appropriate adjustments to improve students’ learning efficiency.
Keywords: Chinese teaching program’s framework, survey, business Chinese
Received: 11/12/2018; Revised: 22/02/2018; Accepted for publication: 28/02/2018

File đính kèm:

  • pdfkhnnqs_12_3_2018_85_94_hoang_thanh_huong_8736_2136227.pdf