Học từ vựng dựa vào mối quan hệ giữa các từ: Phương pháp học cực hay

Khi tiếp cận với các từ mới, bạn hãy tìm xem chúng có mối quan hệ gì với những

từ bạn đã biết không hay giữa chúng có mối quan hệ gì không? Đây là cách giúp

học và ghi nhớ từ mới rất hiệu quả. Có một số quan hệ giữa các từ trong tiếng Anh

như sau:

pdf6 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học từ vựng dựa vào mối quan hệ giữa các từ: Phương pháp học cực hay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học từ vựng dựa vào mối quan hệ giữa các 
từ: Phương pháp học cực hay 
 Khi tiếp cận với các từ mới, bạn hãy tìm xem chúng có mối quan hệ gì với những 
từ bạn đã biết không hay giữa chúng có mối quan hệ gì không? Đây là cách giúp 
học và ghi nhớ từ mới rất hiệu quả. Có một số quan hệ giữa các từ trong tiếng Anh 
như sau: 
Khi tiếp cận với các từ mới, bạn hãy tìm xem chúng có mối quan hệ gì với những 
từ bạn đã biết không hay giữa chúng có mối quan hệ gì không? Đây là cách giúp 
học và ghi nhớ từ mới rất hiệu quả. Có một số quan hệ giữa các từ trong tiếng Anh 
như sau: 
Hyponymy (Bao nghĩa) 
Chair (ghế tựa), bench (ghế băng trong trường học), armchair (ghế bành), bar-stool 
(ghế đẩu ngồi quán bar), pew (ghế băng trong nhà thờ), rocking-chair (ghế xích 
đu), deck-chair (ghế võng) đều là những từ chỉ ghế hay chỗ ngồi (seat). Vì vậy, tất 
cả chúng đều có liên quan đến nhau vì cùng có liên quan đến từ bao nghĩa “seat”. 
Ghế tựa (a chair) hay ghế dài (a bench) thì đều là ghế (a seat) nhưng ghế (seat) thì 
không phải nhất thiết là chair hay bench. 
Tương tự như vậy, car (ô tô con), bus (xe buýt), van (xe tải nhỏ), tram (xe điện), 
lorry (xe tải lớn), motor-cycle (xe máy), taxi (taxi) đều là những từ chỉ phương tiện 
giao thông. 
Bạn cũng sẽ thấy việc ghi chép các từ theo hệ thống mạng lưới như sau rất có ích: 
Antonymy (Trái nghĩa) 
Đây là mối quan hệ có tác động rất mạnh đến việc ghi nhớ từ vựng. Chẳng hạn khi 
bạn được hỏi về một từ liên quan đến ‘hot’, bạn sẽ trả lời ngay là ‘cold’, chứ không 
phải là những từ như ‘desert’, ‘sun’, ‘weather’. 
Vì vậy, bạn sẽ thấy việc ghi chép và học từ theo từng cặp trái nghĩa là rất hiệu quả. 
Chẳng hạn như: 
Clines (Cùng trường nghĩa) 
Nhiều tính từ mặc dù không phải là từ đồng nghĩa nhưng ý nghĩa của chúng lại gần 
nhau vì cùng chỉ tính chất của một sự vật, sự việc, hay hiện tượng. Việc ghi chép 
và học từ theo trường nghĩa cũng chứng tỏ được sự hiệu quả của nó. Những từ mới 
sẽ dần được bổ sung vào danh mục từ trong quá trình học. 
Ví dụ như khi nói về nhiệt độ, chúng ta có hàng loạt tính từ chỉ mức độ từ nhiệt độ 
thấp đến cao. 
Hai từ ‘boiling’ (sôi) và ‘mild’ (âm ấm) có thể được bổ sung vào danh mục từ này. 
Collocation (Cách kết hợp từ) 
Có những từ thường được kết hợp với nhau thành một cụm từ có nghĩa như 
‘perform a task’, ‘make a suggestion’, ‘do one’s homework’, v.v. Bạn cũng nên 
học cách ghi nhớ từ mới theo cách này vì đây là cách học có tính ứng dụng cao và 
bạn có thể nắm được cách sử dụng và kết hợp từ có hệ thống. 
Các từ sẽ được ghi chép theo dạng sơ đồ nhằm mục đích ghi nhớ và gợi nhớ bằng 
hình ảnh như sơ đồ sau: 
Điểm chung của tất cả những phương pháp ghi nhớ trên là sử dụng sơ đồ và biểu 
đồ để ghi chép từ mới một cách có hệ thống và hình ảnh. 
Đó cũng là ưu điểm vượt trội của phương pháp học từ mới này bởi việc ghi nhớ 
bằng hình ảnh dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều so với bằng chữ cái. Bạn cũng có 
thể sử dụng các màu sắc khác nhau trong sơ đồ từ vựng của mình và hãy nhớ là 
luôn ghi chép từ mới một cách có hệ thống. 

File đính kèm:

  • pdfdoc64_3312.pdf
Tài liệu liên quan