Đánh giá giáo trình Life dưới góc nhìn của giáo viên - Trần thị Quỳnh Nga

Đánh giá giáo trình có vai trò quan trọng trong quy trình đào tạo, giúp người sử dụng xác định

được giáo trình có đáp ứng được các mục tiêu đề ra hay không đồng thời việc đánh giá giúp giáo

viên nâng cao năng lực chuyên môn. Bài báo này trình bày kết quả khảo sát 14 giáo viên về giáo

trình Life đang được sử dụng cho hệ không chuyên ngữ tại Trường Đại học Nha Trang. Kết quả

khảo sát cho thấy, ngoài những hạn chế có thể khắc phục được, giáo trình Life nhìn chung đã đáp

ứng được các tiêu chí của một giáo trình tốt.

pdf8 trang | Chia sẻ: chuhaianh234 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá giáo trình Life dưới góc nhìn của giáo viên - Trần thị Quỳnh Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo viên khi 21,4% hoàn toàn không đồng ý với câu hỏi 
khảo sát. Một nhược điểm khác của giáo trình là không có mục gợi ý kỹ năng làm bài kiểm tra hay 
thi (35,7% giáo viên đồng tình). Thực tế, giáo trình có cung cấp các bài thi (tests) tương ứng cho 
mỗi bài học nhưng lại trình bày ở cuối sách giáo viên nên không phải giáo viên nào cũng biết được 
điều đó. 
 41 
Các đầu mục đánh giá 
Hoàn 
toàn 
đồng ý 
Đồng 
ý 
Đồng 
ý phần 
nào 
Không 
đồng ý 
Hoàn 
toàn 
không 
đồng ý 
Hình thức và thiết kế % % % % % 
1. Giáo trình có mục lục giới thiệu tóm tắt ngữ pháp, chức 
năng ngôn ngữ, từ vựng, các kỹ năng của mỗi bài học 
64,3 14,3 21,4 0 0 
2. Cách thiết kế và trình bày giáo trình phù hợp và rõ ràng 50 42,9 7,1 0 0 
3. Giáo trình có danh mục từ vựng thiết yếu và thỏa đáng 
cho mỗi bài học 
14,3 28,6 35,7 21,4 0 
4. Giáo trình có phần Ôn tập và bài tập thích hợp cho mỗi 
bài học 
14,3 64,3 21,4 0 0 
5. Giáo trình có các practice tests hoặc gợi ý kỹ năng làm 
bài kiểm tra, đánh giá 
7,1 21,4 35,7 21,4 14,3 
6. Giáo trình có sách giáo viên, hướng dẫn cụ thể làm cách 
nào để sử dụng giáo trình một cách hiệu quả nhất 
42,9 35,7 21,4 0 0 
7. Người sử dụng giáo trình hiểu rõ ràng các mục tiêu của 
giáo trình 
28,6 50 21,4 0 0 
Bảng 1: Hình thức và thiết kế 
Kết quả khảo sát cho câu hỏi nghiên cứu thứ 2 “Các hoạt động trong giáo trình có hiệu quả ở mức 
độ nào?” được trình bày ở bảng 2. Theo Brown (2001), hoạt động là tất cả những việc sinh viên 
làm trên lớp, bao gồm sắm vai, luyện tập, sửa bài chéo, hoàn thành đoạn văn và nhiều hình thức 
khác. Và các giáo trình ngày càng có xu hướng xây dựng các hoạt động có tính khích lệ người học 
yêu thích ngoại ngữ. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết giáo viên đồng ý phần nào với các nhận 
xét đánh giá về mảng hoạt động của giáo trình Life. 
Các đầu mục đánh giá 
Hoàn 
toàn 
đồng ý 
Đồng 
ý 
Đồng 
ý phần 
nào 
Không 
đồng ý 
Hoàn 
toàn 
không 
đồng ý 
Hoạt động % % % % % 
8. Giáo trình có sự cân bằng giữa các hoạt động (ví dụ giáo 
trình vừa có các hoạt động/ bài tập tự do vừa có các hoạt 
động phải có sự kiểm soát của giáo viên nhằm đảm bảo 
cả sự trôi chảy lẫn tính chính xác trong ngôn ngữ của 
người học) 
7,1 42,9 50 0 0 
9. Các hoạt động/ bài tập trong giáo trình có tình giao tiếp 
và thực hành cao 
0 42,9 57,1 0 0 
10. Giáo trình có hoạt động cá nhân, theo cặp và theo nhóm 21,4 28,6 50 0 0 
11. Ngữ pháp và từ vựng được giới thiệu trong ngữ cảnh 
thực tế và lôi cuốn 
57,1 42,9 0 0 0 
12. Các hoạt động kích thích câu trả lời/ phản hồi sáng tạo 
và độc lập 
 42,9 42,9 14,3 0 
13. Giáo viên có thể điều chỉnh, sửa đổi các hoạt động đã 
được thiết kế trong giáo trình 
21,4 28,6 50 0 0 
Bảng 2: Hoạt động 
Kết quả khảo sát cho câu hỏi nghiên cứu thứ 3 “Các kỹ năng mà giáo trình tập trung phát triển 
có hiệu quả ở mức độ nào?” được thể hiện ở bảng 3. Theo Hinkel (2006, trích dẫn bởi Shameen 
 42 
Ahmed, 2016), dạy bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết có vai trò đặc biệt quan trọng trong dạy 
ngoại ngữ và việc kết hợp dạy cả bốn kỹ năng khi thiết kế giáo trình cũng tương tự như vậy. 
Bảng 3 cho thấy đa số giáo viên đồng ý giáo trình có các hoạt động nhằm phát triển các sub-
skills như listening for gist, note-taking, skimming (64,3%); giáo trình bao gồm và tập trung 
vào các kỹ năng mà người học cần thực hành (57,1%), Giáo trình có các hoạt động, bài tập 
giúp phát âm tự nhiên (64,2%). Tuy nhiên 50% giáo viên chỉ đồng ý phần nào và 7,1% giáo 
viên không đồng ý giáo trình có sự cân bằng giữa bốn kỹ năng. Có thể thấy giáo trình Life có 
sự phân bố hoạt động và nội dung nhiều hơn cho kỹ năng nói, thường gấp đôi các kỹ năng 
khác và khá ít cho kỹ năng viết. Lấy unit 2, Competitions (A2-B1) làm ví dụ. Trong bài học 
này, có 3 hoạt động dành cho kỹ năng nghe, 6 hoạt động dành cho kỹ năng nói, 3 hoạt động 
dành cho kỹ năng đọc và 1 hoạt động dành cho kỹ năng Viết. 
Các đầu mục đánh giá 
Hoàn 
toàn 
đồng ý 
Đồng 
ý 
Đồng 
ý phần 
nào 
Không 
đồng ý 
Hoàn 
toàn 
không 
đồng ý 
Kỹ năng % % % % % 
14. Giáo trình bao gồm và tập trung vào các kỹ năng mà 
người học cần thực hành 
 57,1 35,7 7,1 0 
15. Giáo trình có sự cân bằng giữa bốn kỹ năng 14,3 28,6 50 7,1 0 
16. Giáo trình có các hoạt động nhằm phát triển các sub-
skills như listening for gist, note-taking, skimming... 
14,3 50 35,7 0 0 
17. Giáo trình có các hoạt động, bài tập giúp phát âm tự 
nhiên (như trọng âm và ngữ điệu) 
7,1 57,1 35,7 0 0 
Bảng 3: Kỹ năng 
Kết quả khảo sát cho câu hỏi nghiên cứu thứ 4 “Ngôn ngữ của giáo trình có hiệu quả ở mức độ 
nào” được trình bày ở bảng 4. 71,4% giáo viên cho rằng ngôn ngữ sử dụng trong giáo trình là ngôn 
ngữ từ thực tế, có thật trong cuộc sống. Cathcart (1989) và Lee (1995) (được trích dẫn bởi Lizt, 
2005) cho biết khi sinh viên được tiếp cận với tài liệu thực tế thì họ không những được tiếp thu 
ngôn ngữ chân thực mà còn giúp họ tăng động lực học tập. Một ưu điểm khác của Life đó là các 
đặc điểm ngữ pháp và từ vựng được giới thiệu theo tiến trình phù hợp, ví dụ các thì hiện tại đơn 
sẽ được giới thiệu trước thì quá khứ đơn. Yếu tố này được 71,4% giáo viên đồng tình. Tuy nhiên, 
57,1% giáo viên đồng ý phần nào ngôn ngữ trong giáo trình phù hợp với năng lực ngôn ngữ của 
sinh viên và 7,1% giáo viên không đồng ý các đặc điểm ngữ pháp được giới thiệu với các ví dụ 
cùng giải thích đơn giản, xúc tích 
 43 
Các đầu mục đánh giá 
Hoàn 
toàn 
đồng ý 
Đồng 
ý 
Đồng 
ý phần 
nào 
Không 
đồng ý 
Hoàn 
toàn 
không 
đồng ý 
Ngôn ngữ % % % % % 
18. Ngôn ngữ sử dụng trong giáo trình là ngôn ngữ từ thực 
tế, có thật trong cuộc sống 
7,1 64,3 28,6 0 
19. Ngôn ngữ trong giáo trình phù hợp với năng lực ngôn 
ngữ của sinh viên 
0 42,9 57,1 0 
20. Các đặc điểm ngữ pháp và từ vựng được giới thiệu theo 
tiến trình phù hợp 
7,1 64,3 28,6 
21. Các đặc điểm ngữ pháp được giới thiệu với các ví dụ 
cùng giải thích đơn giản, xúc tích 
14,3 42,9 35,7 7,1 
Bảng 4: Ngôn ngữ 
Kết quả khảo sát cho câu hỏi nghiên cứu thứ 5 “Chủ đề và nội dung của giáo trình hiệu quả ở mức 
độ nào” được trình bày ở bảng 5. Có thể nhận thấy, phần lớn giáo viên chưa hài lòng với các chủ 
đề và nội dung của giáo trình Life. 57,1% giáo viên đồng ý phần nào và 21,4% giáo viên không 
đồng ý chủ đề và nội dung của giáo trình phù hợp với nhu cầu của người học. Tương tự, chỉ có 
28,5% giáo viên cho rằng chủ đề và nội dung của giáo trình có tính thực tế. Bên cạnh đó, các chủ 
đề và nội dung của giáo trình chưa được đánh giá cao về độ phong phú, và đa dạng. (50% đồng ý 
phần nào, 7,1% không đồng ý). Một điểm mạnh của Life ở đầu mục này là giáo trình không có 
định kiến tiêu cực về văn hóa (100% giáo viên đồng ý và đồng ý phần nào). Những yếu tố và đặc 
điểm văn hóa từ các vùng miền và quốc gia trên toàn thế giới được giới thiệu bằng ngôn ngữ tường 
thuật, không bao gồm nhận xét hay bình phẩm mang tính chủ quan của tác giả. 
Các đầu mục đánh giá 
Hoàn 
toàn 
đồng ý 
Đồng 
ý 
Đồng 
ý phần 
nào 
Không 
đồng ý 
Hoàn 
toàn 
không 
đồng ý 
Chủ đề và nội dung % % % % % 
22. Chủ đề và nội dung của giáo trình phù hợp với nhu cầu 
của người học 
7,1 14,3 57,1 21,4 0 
23. Chủ đề và nội dung của giáo trình có tính thực tế 7,1 21,4 57,1 14,3 0 
24. Chủ đề và nội dung của giáo trình hấp dẫn và lôi cuốn 14,3 78,6 0 0 
25. Các chủ đề và nội dung của giáo trình phong phú, đa 
dạng 
14,3 28,6 50 7,1 0 
26. Giáo trình không có định kiến tiêu cực về văn hóa 35,7 57,1 7,1 0 0 
Bảng 5: Chủ đề và nội dung 
Kết quả khảo sát cho câu hỏi nghiên cứu thứ 6 “Đánh giá chung của giáo trình hiệu quả ở mức độ 
nào?” được trình bày ở bảng 6. Theo đó, 46.2% giáo viên cho rằng giáo trình phù hợp với mục 
tiêu đào tạo của nhà trường., 46.2% đồng ý phần nào và 7,7% không đồng ý. Ngoài ra, 23,1% giáo 
viên đồng ý giáo trình kích thích niềm yêu thích học tiếng Anh cho sinh viên. 57,2% giáo viên cho 
rằng giáo trình nên tiếp tục được sử dụng cho chương trình đào tạo tiếng Anh không chuyên của 
nhà trường. 
 44 
Các đầu mục đánh giá 
Hoàn 
toàn 
đồng ý 
Đồng 
ý 
Đồng 
ý phần 
nào 
Không 
đồng ý 
Hoàn 
toàn 
không 
đồng ý 
Đánh giá chung % % % % % 
27. Giáo trình phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường 7,7 38,5 46,2 7,7 0 
28. Giáo trình kích thích niềm yêu thích học tiếng Anh cho 
sinh viên 
0 23,1 69,2 7,7 0 
29. Nhà trường nên tiếp tục sử dụng giáo trình này 14,3 42,9 42,9 0 0 
Bảng 6: Đánh giá chung 
IV. KẾT LUẬN 
Kết quả khảo sát 14 giáo viên đã và đang dạy Giáo trình Life cho thấy giáo trình có nhiều ưu điểm 
hơn nhược điểm. Hầu hết giáo viên được hỏi cho rằng giáo trình đã đảm bảo về mặt hình thức và 
thiết kế, hoạt động, kỹ năng, ngôn ngữ, theo đó giáo trình nên tiếp tục được sử dụng. Tuy nhiên 
giáo trình chưa có danh mục từ vựng thiết yếu cho mỗi bài học cũng như chưa cung cấp cho người 
học các kỹ năng học tập hay làm bài thi. Ngoài ra, giáo trình chưa đảm bảo được sự cân bằng giữa 
bốn kỹ năng, có sự chênh lệch lớn giữa kỹ năng nói và kỹ năng viết. Chủ đề và nội dung của giáo 
trình chưa thực sự phù hợp với người học, do đó tính lôi cuốn chưa cao. Giáo trình sẽ hoàn thiện 
hơn nếu được chỉnh sửa, bổ sung những yếu tố nêu trên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Allwright (1981). What do we want teaching material for?. 
https://academic.oup.com/eltj/article-abstract/36/1/5/430947 
2. Ellis R (1997). The Emperical Evaluation of Language Teaching Material. 
1e19a1f132/The_empirical_evaluation_of_language_teaching_material.pdf 
3. Hidayat T (2010) TEFL textbook evaluation: from teacher’s perspectives. 
4. Litz DRA (2005). Textbook evaluation and ELT management: a South Korean Casestudy 
https://www.asian-efl-journal.com/Litz_thesis.pdf 
5. Richards JC (2001). The role of textbooks in a language program. Cambridge University 
Press 
6. Shameem A (2016). An evaluation of Effective Communcation Skills Coursebook. 
https://files.eric.ed.gov/fulltext/EJ1127210.pdf 

File đính kèm:

  • pdf6_2392_2120876.pdf
Tài liệu liên quan