Đại từ nhân xưng trong dịch thuật anh – việt

- Dịch thuật là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Dịch là một hiện tượng phức tạp và đa dạng, một loại hình hoạt động đặc biệt mà các nhà ngữ học, văn học, tâm lý học và danh từ học đều quan tâm.

- Theo Newmark, Peter (1977) thì: Dịch thuật là việc chuyển một văn bản này sang một văn bản khác theo cách tác giả muốn thể hiện khi viết văn bản đó.

- Tanke: “Dịch thuật là việc chuyển một văn bản từ một ngôn ngữ gốc sang một văn bản khác bằng ngôn ngữ đích với mục tiêu là nghĩa của hai văn bản này phải tương đương hoàn toàn”.

- Theo định nghĩa truyền thống: Dịch là quá trình thay thế một văn bản viết bằng ngôn ngữ gốc bằng một văn bản viết bằng ngôn ngữ đích với mục đích là đạt được sự tương đương tối đa về nghĩa.

 

doc20 trang | Chia sẻ: jinkenedona | Lượt xem: 3295 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đại từ nhân xưng trong dịch thuật anh – việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười ta phải dựa vào nghĩa của cả câu hay cả đoạn văn.
Theo tác giả Lê Biên (1998) thì đại từ nhân xưng tiếng Việt có thể chia làm hai lớp có phạm vi sử dụng khác nhau, đó là những từ dùng trong gia tộc và những từ dùng trong xã hội. Những từ dùng trong quan hệ gia đình (các từ dùng chỉ quan hệ thân tộc) được phân biệt theo nét nghĩa giới tính, tôn ti, quan hệ đối lập nội – ngoai…. Các từ này theo một tôn ti chặt chẽ, tương đối ổn định. Ví dụ: Ông/ bà – cháu/ con, cha/ mẹ – con, anh/ chị – em…. Còn những từ dùng cho các mối quan hệ xã hội (đại từ xưng hô gốc và các danh từ lâm thời làm đại từ xưng hô) được sử dụng theo nguyên tắc “xưng khiêm, hô tôn”. Người nói thường ý thức khiêm nhường trước người đối thoại với mình và đề cao người được gọi. Tồn tại dưới hình thức tương ứng chính xác như: ông/ bác/ cô – cháu, anh – em… và không tương ứng chính xác như: ông/ bác/ cô – con/ em, ông/ bác/ cô/ anh/ em – tôi….
5.1. Bản tiếng Anh có đại từ nhân xưng nhưng bản tiếng Việt không có
- Trong tiếng Việt, khi có một đại từ đi trước thì có thể bỏ bớt đại từ phía sau. 
Ví dụ: Rob said nothing, but he looked very worried.
	(Rob không nói gì nhưng có vẻ lo lắng)
- Trong tiếng Việt, có nhiều trường hợp câu vắng mặt chủ ngữ. Các câu thường được chấp nhận và được gọi là “câu đặc biệt” (ngữ trực thuộc – Trần Ngọc Thêm). Trong tiếng Anh cũng có ngữ trực thuộc nhưng do chú trọng tính ngữ pháp của câu, đòi hỏi câu phải có chủ ngữ. Nhiều trường hợp tiếng Anh có chủ ngữ lặp lại, câu tiếng Việt có thể bỏ bớt mà không thay đổi nghĩa.
- Việc vắng mặt đại từ trong bản dịch so với nguyên bản do ý nghĩa động từ trong câu dịch. 
Một số có cách dùng ngoại chỉ (exophoric use), không có cách dịch tương ứng trong tiếng Việt. Ví dụ: It was as if he had it from heaven (Cứ như cậu ấy biết được điều đó từ trên trời)
Khi “ it” được dùng để thay toàn bộ ý hoặc câu đi trước thì cách thông thường nhất là bỏ qua không dịch hoặc thay bằng danh ngữ. Ví dụ: I know it, son, I know it (Mình biết, mình biết mà).
5.2. Đại từ nhân xưng được thay thế bằng các danh ngữ
- Trong bản tiếng Việt (nguyên bản và bản dịch) có hiện tượng thay thế đại từ nhân xưng bằng các danh ngữ đã xuất hiện trong đoạn trước hoặc có khi được nhắc tới ở đoạn sau.
Ví dụ: As his mother read it ( the letter), her face hardened (Khi đọc lá thư đó, mặt bà đanh lại)
- Đại từ “ it” có thể được dùng để thay thế toàn bộ ý đã nhắc hay một câu đi trước. Trong tiếng Việt, đại từ nhân xưng “ nó” không có chức năng thay thế này mà dùng một danh ngữ gồm một danh từ khái quát đại từ này, nọ, thế, ấy….
Ví dụ: She managed it very easily (Cô ấy xoay sở chuyện đó rất dễ dàng)
5.3. Nhiều cách chuyển dịch cho cùng một đại từ nhân xưng
Tương ứng với một đại từ nhân xưng tiếng Anh, tiếng Việt dùng nhiều từ khác nhau. Việc quyết định chọn đại từ nào tùy thuộc vào yếu tố ngữ nghĩa và ngữ dụng như thái độ trọng – khinh, quan hệ thân – sơ, tuổi tác, hoàn cảnh cụ thể. Đây là điểm khác biệt nổi bật giữa hai hệ thống từ xưng gọi của hai ngôn ngữ, dù trong tiếng Anh người ta vẫn sử dụng một số danh từ thân tộc để hô gọi, nhưng tần số xuất hiện rất thấp và không phổ biến so với tiếng Việt.
- Nguyên nhân: Đại từ nhân xưng có tính linh hoạt cao, một người có thể xưng gọi mình bằng nhiều cách khác nhau tùy theo quan hệ với người tham gia đối thoại, vì vậy có nhiều lựa chọn khi dịch một đại từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
Ví dụ: Họ có thấy mình như mình thấy mình đâu ( They can’t see us as we see ourselves).
Ta xét từng cặp tương ứng trong tiếng Anh:
I và YOU (số đơn và số phức)
- Trong tiếng Anh: I và You ở cương vị người nói và người nghe.
- Trong tiếng Việt: Nhiều đại từ xưng hô khác nhau: tôi, tớ, tao, ta, mình, bên ấy, đằng ấy… và các danh từ thân tộc đảm nhận chức năng đại từ: chú, bác, lão, cô, em…
	Đại từ I chuyển dịch cụ thể: “Tôi”: nguồn gốc từ danh từ có nghĩa “tôi tớ” nhưng từ này đã mất đi nghĩa gốc và hiện nay được người nói dùng để tự xưng. “Tôi” trung hòa về sắc thái biểu cảm.
	“Tao”, “tớ”: người nói tự xưng, biểu hiện thái độ thân mật, có ở dạng số nhiều: chúng tao, chúng tớ.
	Tôi có sự khác biệt với tao, tớ ở một số điểm: “Tao” tương ứng với “mày” (you số đơn), “tớ” tương ứng với “cậu”, “tôi” tương ứng với hàng loạt các danh từ, gần như hầu hết các danh từ chỉ quan hệ thân tộc họ hàng, những từ chỉ quan hệ đẳng cấp hoặc những từ chỉ nghề nghiệp thuộc loại tương tự.
Đại từ You chuyển dịch cụ thể: “Mày”: người nói gọi người nghe với sắc thái thân mật hoặc khinh miệt.
“Bay” , “chúng bay”: ngôi 2, sắc thái như “chúng mày”, thể hiện thái độ khinh miệt rõ hơn.
Đại từ “mình”: dùng để quy chiếu người nói (ngôi 1) số đơn và số phức và cho cả người nghe (ngôi 2) với thái độ thân mật. “Mình” còn là đại từ phản thân dùng cho cả ba ngôi.
Đại từ “ta”: dùng để thể hiện mình đồng thời dùng để chỉ cả người nói và người nghe cũng được dùng ở dạng số phức như dạng tương ứng với đại từ “chúng ta”. Đại từ “ta’ tương ứng với “You” 
Số phức trong tiếng Việt thường thêm lượng từ số phức “các” trước danh từ hoặc bằng các đại từ: chúng mày, tụi bay. Trong từ xưng hô giao tiếp tiếng Việt, ngôi 1 và ngôi 2 còn được thay thế bằng tên riêng.
Ví dụ: - But I bet you I’ll lam Sid for that. I’ll learn him. (Nhưng ta thề là ta sẽ dần cho thằng Sid một trận về việc này. Ta sẽ cho nó một bài học)
	- Tom, don’t lie to me. I can’t bear it. ( Tom đừng dối dì. Dì không chịu được nói dối)
	- Now, I know you’ll tell me, said the lady (Tôi biết bây giờ cháu sẽ nói với tôi, vị phu nhân bảo vậy)
HE
Dùng để nói tới một người thứ ba ( ngoài người nói và người nghe), là nam. Trong tiếng Việt dùng: anh ấy, ông ấy, hắn, y, nó, chàng… tên riêng hoặc bằng các danh từ thân tộc. Trong từng ngữ cảnh cụ thể ta có những cách chuyển dịch khác nhau:
Chàng – nàng: dùng trong văn học
Nó: chỉ trẻ con hoặc người nói – người nghe có quan hệ thân mật (bạn bè); chỉ sự kiện, sự vật, động vật…
Ví dụ: - He was regarded as a wonderful reader (Ong được xem là người có cách đọc tuyệt diệu)
	- The master’s pulse stood still and he stared helplessly. (Tim thầy giáo ngừng đập. Thầy nhìn chòng chọc không chút thương xót)
	- He didn’t have any othername ( Hắn chẳng có tên cúng cơm)
SHE
Trong tiếng Anh, “she” dùng để chỉ người thứ 3 (nữ), một thực thể (giống ít) và dùng để quy chiếu đối tượng tàu thuyền.. Trong tiếng Việt được chuyển dịch thành: cô ấy, bà ấy, bà ta, nàng, nó… và các danh từ thân tộc.
Ví dụ: - He hoped that Mary would forget his shoes, but the hope was blighted, she coated them thoroughly with tallow, as was the custorm and brought them out. (Cậu hi vọng Mary quên mang giày của cậu đi, nhưng hi vọng đó liền tan vỡ, như thường lê, cô chị bôi một lớp mỡ lên khắp đôi giày rối mang nó ra).
	- But what could she be crying about? Curious that she should cry ( Nhưng bà ta khóc vì chuyện gì? Bà ta khóc, lạ nhỉ!)
IT
Đại từ thuộc giống trung, thay thế cho những thực thể không phải là người. Trong tiếng Việt dịch là “nó” hoặc bằng một danh ngữ, sử dụng vô nhân xưng chỉ thời gian, không gian, thời tiết hoặc những dấu hiệu hình thức của chủ ngữ ngữ pháp trong câu. Đây là đặc điểm đặc biệt của tiếng Anh so với tiếng Việt. Khi được dùng như chủ ngữ ngữ pháp, “it” thường được bỏ qua không dịch hoặc dịch dưới hình thức: đại từ chỉ định như đó, đây, đấy, ấy...kết hợp với hệ từ “là”, hoặc bằng dạng kết hợp với một danh từ khái quát: điều đó, cái đó. Ngoài ra, đại từ vô nhân xưng “it” cũng được sử dụng trong liên kết hồi chỉ, khi đó nó tương ứng với đại từ thế, vậy.
Khi “it” được sử dụng trong câu thành ngữ tiếng Anh, thì tiếng Việt dịch theo nghĩa cả câu.
“It” đi với một số động từ: seem (dường như), appear (có vẻ)…. Tiếng Việt tỉnh lược chủ ngữ.
Ví dụ: - It seemed to him that life was but a truoble, at best and he more than half envied Jimmy Hodges, so lately released. (Đối với chú, hình như là một sự rối rắm và chú đã ước ao được như Jimmy Hodges, mới được giải thoát gần đây)
	- It was the cool gray dawn (Cảnh bình minh mờ xám và mát rượi)
	- Why, it’ll be night, sure (Sao? Trời sẽ tối mò. Đó là điều chắc chắn)
WE
Trong tiếng Anh, “we” bao gồm người nói và người nghe hoặc không bao gồm người nghe. Trong khi đó, tiếng Việt có những nghĩa cơ bản như: chúng tôi, chúng ta, chúng mình, ta, chúng tớ…. Trường hợp sử dụng đặc biệt; bản thân “we” về ngữ nghĩa là số đơn để chỉ một cá nhân nhưng về ngữ pháp là số phức.
Ví dụ: - Lord, Tom, they’re coming! They’re coming, sure. What’ll we do? ( Trời, Tom, họ đến! Họ đến thực. Ta làm gì đây?)
	- But Huck, we can’t let into the gang if you ain’t respectable you know. ( Nhưng Huck này, chúng tớ không thể cho cậu nhập bọn được nếu cậu không chỉnh tề, cậu biết không).
THEY
Thường được dịch: chúng nó, họ, chúng… hoặc bằng một danh ngữ.
Ví dụ: - Pap says when they keep looking at you right stiddy, they’re a – witching you (bố mình bảo là khi họ nhìn mình chằm chằm, ấy là họ đang làm phép mình).
Nếu đại từ nhân xưng ở vị trí sau của dạng câu hỏi đuôi thì khi dịch sang tiếng Việt ta thường dùng “phải không”, “chứ”…
Ví dụ: Tom, it was middling warm in school, warn’t it? (Tom, ở trường khá nóng, phải không?)
	We’ll stay, won’t we? (Hai chúng mình sẽ gặp nhau ở đây, đấy nhỉ?)
KẾT LUẬN
- Đại từ nhân xưng tiếng Việt có sắc thái biểu cảm khác nhau trong những tình huống giao tiếp khác nhau. Khi chuyển dịch chúng sang một ngôn ngữ khác (châu Au) thiên về logic – không chỉ bó hẹp trong phạm trù ngữ pháp mà còn phải liên hệ đến các lĩnh vực khác như ngữ dụng học, phong cách học, văn hóa ngôn ngữ…
- Tần suất đại từ trong bản tiếng Việt thấp bản tiếng Anh, nguyên nhân do tiếng Anh thiên về cấu trúc C – V, mỗi câu vai trò chủ ngữ là quan trọng. Trong câu tiếng Anh, sai ngữ pháp nếu thiếu chủ ngữ, nhiều câu có đến 2 chủ ngữ: chủ ngữ ngữ pháp và chủ ngữ ngữ nghĩa. Còn trong tiếng Việt, vắng chủ ngữ là hiện tượng phổ biến.
- Đại từ nhân xưng tiếng Anh không hoàn toàn ứng với đại từ nhân xưng tiếng Việt. Tiếng Việt thường có một danh từ hay danh ngữ hơn là một đại từ nhân xưng tương đương và có thể lược bỏ.

File đính kèm:

  • docmon_ly_thuyet_dich_6876.doc
Tài liệu liên quan