Chiến lược làm bài thi IELTS Speaking

Lỗi lớn nhất mà sinh viên mắc phải đó là không ghi chép. Người chấm sẽ cho bạn

một mẩu giấy và một chiếc bút chì để ghi chép bởi việc nói liền trong khoảng 2

phút là không dễ dàng. Bạn KHÔNG được làm mất quá nhiều thời gian. Hai câu

cho mỗi phần trả lời là khá đủ rồi. Nếu bạn có phần giới thiệu dài dòng, người

chấm sẽ nghĩ là bạn không biết làm thế nào để trả lời câu hỏi.

pdf6 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến lược làm bài thi IELTS Speaking, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến lược làm bài thi IELTS 
Speaking 
 Lỗi lớn nhất mà sinh viên mắc phải đó là không ghi chép. Người chấm sẽ cho bạn 
một mẩu giấy và một chiếc bút chì để ghi chép bởi việc nói liền trong khoảng 2 
phút là không dễ dàng. Bạn KHÔNG được làm mất quá nhiều thời gian. Hai câu 
cho mỗi phần trả lời là khá đủ rồi. Nếu bạn có phần giới thiệu dài dòng, người 
chấm sẽ nghĩ là bạn không biết làm thế nào để trả lời câu hỏi. 
Phần 1: Khởi động 
Câu hỏi phần này khá dễ, người chấm không thể xác định được trình độ của bạn 
trong riêng phần 1. Bạn có thể đưa ra những câu trả lời dễ, nhưng đây cũng là cơ 
hội để bạn tạo ấn tượng tốt. Nếu bạn đưa ra những câu trả lời dễ, người chấm sẽ 
không biết là bạn ở điểm 4 hay 5. Nếu bạn thể hiện tốt, có những câu trả lời kèm 
theo giải thích, người chấm sẽ nghĩ bạn có thể đạt điểm 6 hoặc 7! 
Bạn có thể sử dụng khoảng thời gian này để luyện tập cách đặt câu thật tốt. Nếu 
bạn đợi đến phần 2 hoặc 3 mới đưa ra câu trả lời dài hơn, bạn có thế sẽ không làm 
tốt. Các vận động viên hay các nhạc công luôn có một khoảng thời gian để khởi 
động. Bạn cũng nên làm như vậy! 
Phần 2: " Long Turn " 
Lỗi lớn nhất mà sinh viên mắc phải đó là không ghi chép. Người chấm sẽ cho bạn 
một mẩu giấy và một chiếc bút chì để ghi chép bởi việc nói liền trong khoảng 2 
phút là không dễ dàng. Ngay cả người bản ngữ cũng gặp khó khăn khi nói liền 
trong 2 phút như thế! Những sinh viên không ghi chép thường nói “Uh, I think 
maybe, um. Um, well It seems to me”. “Uh” và “Um” là hai từ đáng 
nhận điểm KHÔNG! Bạn hãy sử dụng ghi chép của mình để nhớ lại những gì cần 
nói. Nếu không bạn sẽ dễ dàng nhận điểm kém. 
Hãy sử dụng phương pháp P.R.E.P. Bắt đầu với chữ “P” – câu bao hàm đại ý của 
bài nói (main Point). Sau đó đưa ra 2 hoặc 3 câu về lí do “R”- Reason. Chữ tiếp 
theo “E”, Example – ví dụ. Mo tả ví dụ bằng 2 đến 3 câu. Hoàn thành bài nói với 
“P” – main Point, nhưng dùng một câu khác câu đầu tiên. Nếu còn thời gian bạn có 
thể đưa thêm một ví dụ nữa. 
Bạn cần luyện tập! Sử dụng đồng hồ và tự cho mình 1 phút để ghi chép cho một 
chủ đề, sau đó là 2 phút đặt 4 đến 5 câu sử dụng phương pháp PREP. Bạn nên 
luyện tập 1 đến 2 chủ để mỗi ngày trước khi làm bài thi thật. 
Đừng để ý thời gian. Đó là việc của người chấm điểm. Người đó sẽ nhắc bạn dừng 
lại khi hết thời gian. 
Phần 3: " Câu hỏi chung " 
Phần 3 là phần khó nhất trong phần Speaking và diễn ra khá nhanh. Hầu hết các 
sinh viên đều không chuẩn bị được. Khi bạn nghe thấy người chấm thi nói “And 
now I’d like to ask you some more GENERAL questions RELATED to your Part 2 
topic”, bạn biết rằng phần 3 đã bắt đầu. Bạn hãy sẵn sàng! 
Bạn KHÔNG được làm mất quá nhiều thời gian. Hai câu cho mỗi phần trả lời là 
khá đủ rồi. Nếu bạn có phần giới thiệu dài dòng, người chấm sẽ nghĩ là bạn không 
biết làm thế nào để trả lời câu hỏi. 
Sử dụng kĩ thuật General-Specific. Ngay khi bạn nghe câu hỏi, hãy đưa ra ý tưởng 
chung về chủ đề. Sau đó, bạn đưa ra lí do cụ thể hoặc ví dụ trong những câu tiếp 
theo. 

File đính kèm:

  • pdfdoc89_5803.pdf
Tài liệu liên quan